Mụn cóc ở lòng bàn chân tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến việc đi đứng và khiến bạn khó chịu. Dùng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị mụn cóc bàn chân tại nhà đúng cách có thể giúp bạn loại bỏ loại mụn cứng đầu này.
Nguyên nhân bị mụn cóc ở lòng bàn chân
Mụn cóc lòng bàn chân là một dạng nhiễm trùng ở lớp ngoài của da do virus HPV gây ra. Mụn phát triển khi virus xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết thương hở ở bàn chân. Có hơn 100 loại virus HPV tồn tại nhưng chỉ một vài trong số chúng gây ra mụn cóc ở bàn chân. Các loại HPV khác có nhiều khả năng gây ra mụn cóc trên màng nhầy hoặc mụn cóc ở lòng bàn tay, trên mặt…
Hệ thống miễn dịch của mỗi người có sự phản ứng khác nhau với HPV. Không phải ai tiếp xúc với chúng cũng phát triển mụn cóc. Điều này đúng ngay cả đối với những người trong cùng một gia đình. Các chủng vi rút gây ra mụn cóc ở người không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, virus không dễ dàng lây truyền khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với người khác. Nhưng nó khả năng sinh sôi và phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Vì vậy, rất có thể bạn bị nhiễm virus khi đi chân đất ở một số nơi như bể bơi hoặc ao, hồ. Từ vị trí nhiễm trùng đầu tiên, virus HPV có thể lây lan và gây ra nhiều mụn cóc khác ở bàn chân.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn cóc
Bất cứ ai cũng có thể bị mụn cóc ở lòng bàn chân. Tuy nhiên dạng mụn này chủ yếu ảnh hưởng đến những đối tượng sau:
- Trẻ em và thanh thiếu niên
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, nhiễm HIV, người đang được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch
- Người từng bị mụn cóc ở bàn chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể trước đây
- Đối tượng có thói quen đi chân trần
Triệu chứng nhận biết mụn cóc ở bàn chân
Bạn có thể đã bị mụn cóc ở bàn chân nếu có các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện một cục thịt nhỏ, sần sùi ở dưới lòng bàn chân, các ngón chân, gót chân hoặc trên mu bàn chân
- Mụn dày, cứng như vết chai và có ranh giới rõ ràng
- Bên trong mụn cóc có nhiều sợi nhỏ, đầu bên ngoài xuất hiện đốm đen. Đây thực chất là các mạch máu nhỏ dưới da bị vón cục dưới tác động của virus.
- Sự xuất hiện của mụn làm gián đoạn các đường vân trên da chân
- Ấn vào mụn hoặc khi đi, đứng có cảm giác đau nhẹ
Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?
Hầu hết các trường hợp bị mụn cóc thường không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu sau bạn nên đi khám bác sĩ:
- Chảy máu hoặc đau nhức nhiều ở nốt mụn
- Mụn cóc thay đổi về màu sắc
- Bạn đã thử một số biện pháp điều trị tại nhà nhưng mụn cóc vẫn tồn tại, có khuynh hướng nhân lên về số lượng hoặc tái phát mụn
- Mụn xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến việc đi đứng và hoạt động của bạn
- Bạn có tiền sử bị tiểu đường hoặc cảm giác ở bàn chân kém đi
- Bạn không chắc chắn liệu mình có phải bị mụn cóc hay không.
Phương pháp chẩn đoán mụn cóc bàn chân
Để xác định mụn cóc dưới lòng bàn chân, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật sau:
- Kiểm tra khu vực tổn thương để tìm kiếm dấu hiệu của mụn cóc
- Kiểm tra các chấm màu đen cũng như mạch máu bị vón cục
- Lấy mẫu tổn thương làm sinh thiết giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP
Khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tư vấn cách chữa trị mụn cóc phù hợp.
Cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân
Một số mẹo tự nhiên có thể giúp tiêu diệt mụn cóc bàn chân. Tuy nhiên có những trường hợp phải dùng đến thuốc hay thủ thuật, tiểu phẫu để điều trị.
1. Trị mụn cóc lòng bàn chân tại nhà bằng mẹo tự nhiên
Trường hợp mụn cóc ở bàn chân không quá lớn, bạn có thể thử loại bỏ nó bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây
– Tỏi:
Tỏi có khả năng chống virus, ngăn chặn sự lây lan của mụn cóc nhờ chứa nhiều hoạt chất allicin. Một số trường hợp đã điều trị mụn cóc thành công với tỏi mà không cần dùng đến thuốc tây.
Bạn lấy 1 tép tỏi xắt mỏng, sau đó chà nhẹ vào mụn cóc. Dùng băng gạc y tế quấn cố định tỏi chỗ nốt mụn trên bàn chân rồi để qua đêm. Thực hiện tương tự mỗi ngày 1 lần.
– Dầu cây trà:
Dầu cây trà được sử dụng chữa mụn cóc dưới lòng bàn chân nhờ có tính kháng khuẩn tự nhiên. Bạn chỉ cần lấy một lượng dầu vừa đủ bôi trực tiếp vào nốt mụn cóc. Áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý tránh rửa chân ngay sau khi bôi dầu sẽ không đạt được hiệu quả như ý.
– Chuối xanh:
Chuối xanh gọt vỏ, lấy mặt bên trong chà xát vào nốt mụn. Để khoảng 2 ngáy sau tiếp tục lấy nhựa chuối bôi thêm lần nữa. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần mụn sẽ dần teo lại và tự bong ra.
– Quả sung:
Nước ép quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus gây bệnh.
Cách dùng sung làm thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân khá đơn giản. Bạn chỉ cần hái vài tráo sung xanh ép lấy nước cốt. Sau đó dùng bông gòn thấm vào ngay nốt mụn. Làm như vậy đều đặn 3 lần/ngày trong vài tuần liên tiếp để tiêu diệt tận gốc mụn cóc.
– Chữa mụn cóc bàn chân bằng giấm táo
Giấm táo chứa axit lactic được hình thành trong quá trình lên men tự nhiên. Khi tiếp xúc với mụn cóc, chất này sẽ giúp làm mềm và ăn mòn chân mụn. Để đạt hiệu quả cao, bạn nên lấy giấm thoa ngay chỗ da lòng bàn chân bị mụn 3 – 4 lần trong ngày.
Bên cạnh những cách trên, bạn có thể áp dụng liệu pháp nhiệt bằng cách ngâm chân vào nước ấm mỗi ngày. Nó sẽ giúp làm mềm mụn cóc và ngăn chặn không cho viris gây mụn tiếp tục phát triển. Khi pha nước ngâm chân nên pha thêm một chút giấm trắng hoặc muối để đẩy nhanh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
>>Tham khảo thêm: 7 cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả nhanh nhất
2. Chữa mụn cóc ở lòng bàn chân bằng thuốc Tây
– Thuốc chứa axit salicylic:
Để điều trị mụn cóc, bác sĩ thường kê đơn các thuốc chứa axit salicylic. Đây là một chất tiêu sừng có tác dụng làm ẩm da và loại bỏ các chất khiến cho tế bào da dính lại với nhau. Điều này sẽ giúp loại bỏ mụn cóc từ từ từng lớp một.
Cách sử dụng thuốc như sau:
- Trước tiên cần ngâm bàn chân có mụn vào trong nước ấm 5 – 10 phút để mụn mềm hơn
- Cọ nhẹ bàn chải để loại bỏ những lớp da bong ra bên trên
- Thấm khô mụn rồi lấy một ít thuốc bôi lên. Lưu ý chỉ thoa thuốc trong phạm vi bị mụn, không bôi lan ra bên ngoài vùng da lành xung quanh.
- Đợi cho thuốc khô rồi tiếp tục bôi thêm một lớp nữa
– Một số loại thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân khác:
- Thuốc bôi ngoài da Cantharidin, tretinoin, hay Podophyllin
- Thuốc dạng tiêm: Candida antigen hoặc Bleomycin
- Thuốc mỡ Efudex (5- fluorouracil )
3. Điều trị mụn cóc bằng laser
Nếu không đáp ứng được với thuốc điều trị bác sĩ có thể đề nghị đốt mụn cóc bằng tia laser. Thủ thuật này được thực hiện ngay tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ nhưng chi phí khá cao so với thuốc.
Dưới tác động từ tia laser, chân mụn cóc sẽ bị đốt cháy. Sau một thời gian sẽ khô lại rồi tự bong ra. Tuy nhiên, nó có thể để lại một vết sẹo ở lòng bàn chân và cũng không có gì đảm bảo liệu mụn cóc có tái phát trở lại hay không.
3. Cách trị mụn cóc dưới lòng bàn chân bằng liệu pháp đông lạnh
Liệu pháp này sử dụng khí ni tơ lỏng để đông lạnh mụn cóc. Nó khiến mụn cóc chuyển sang màu đen và rụng đi sau đó vài ngày. Tương tự như đốt laser, liệu pháp đông lạnh có thể để lại sẹo xấu nếu không được chăm sóc tốt sau điều trị.
4. Loại bỏ mụn cóc bàn chân bằng đốt điện
Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê cục bộ ở bàn chân, sau đó sử dụng thiết bị điện để tiêu diệt mụn cóc. Phần còn lại của mụn, bác sĩ sẽ dùng kẹp gắp ra.
5. Tiểu phẫu chữa mụn cóc ở bàn chân
Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định tiểu phẫu, nhất là khi bị mụn dưới 2cm và nốt mụn nằm trên bề mặt da phẳng, chẳng hạn như lòng ban chân, hai bên cạnh của bàn chân hoặc dưới gót chân.
Sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ, bác sĩ dùng dao rạch xung quanh mụn cóc và lấy chân mụn ra ngoài. So với đốt điện thì phương pháp này cho thời gian bình phục nhanh hơn nhưng lại có nguy cơ để lại sẹo sâu. Nốt mụn mới cũng có thể mọc lại ngay vị trí cũ sau một thời gian nếu như còn sót nhân mụn.
6. Điều trị mụn cóc bằng liệu pháp miễn dịch
Nhiều trường hợp có mụn cóc kháng trị đòi hỏi phải tìm đến bác sĩ da liễu để điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, giúp hệ miễn dịch có khả năng phản ứng tốt hơn trước sự xâm nhập của các chất lạ.
Bác sĩ có thể bôi dinitrochlorobenzene (DNCB) hoặc tiêm kháng nguyên candida nếu kết quả xét nghiệm da cho kết quả dương tính với vật liệu này.
Cách ngăn ngừa mụn cóc ở chân
Để phòng ngừa mụn cóc ở lòng bàn chân có nhiều cách như:
- Luôn luôn mang dép khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi đến các phòng tắm công cộng
- Giặt vớ hàng ngày
- Rửa chân thường xuyên và giữ cho sạch sẽ, khô ráo
- Tránh lấy tay sờ hoặc để da tiếp xúc với mụn cóc của người khác
- Bôi thuốc sát trùng thường xuyên nếu bàn chân có vết thương hở
- Không gãi hoặc tự phá mụn cóc bằng kim nhằm ngăn chặn mụn lan rộng
- Không dùng chung vớ, giày hay khăn tắm của người khác
Có thể bạn quan tâm
- Mẹo trị mụn cóc bằng vôi đơn giản tại nhà
- Dùng lá tía tô trị mụn cóc như thế nào, có hết không?
- Thuốc trị mụn cóc Duofilm: Giá bán và cách sử dụng
The post Bị mụn cóc ở lòng bàn chân và cách điều trị [tại nhà + thuốc] appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét