Bệnh viêm VA – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh viêm VA là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này khá phổ biến và thường diễn biến khá phức tạp nếu không điều trị sớm. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần tìm hiểu thông tin để có cách điều trị cũng như phòng chống hiệu quả căn bệnh này.

bệnh viêm VA
Bệnh viêm VA là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm VA là gì?

VA là các tế bào bạch cầu nằm ở trong cổ họng, ngay phía sau mũi. Tức là khi không khí được mũi hít vào thì phải qua được VA thì mới đi vào trong phổi. Chính vì vậy mà VA như một lớp màng bảo vệ, giúp cho các loại vi khuẩn không thể tấn công vào trong phổi. Thông thường VA được hình thành khi mới sinh và từ 6 tuổi thì phát triển dần để thực hiện nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể của trẻ. Đến khi trẻ khoảng 9 đến 10  tuổi thì VA sẽ teo dần và chỉ còn lại dấu vết khi đến tuổi dậy thì. 

bệnh viêm VA
Bệnh viêm VA có thể chuyển qua mạn tính nếu không được điều trị sớm

Viêm VA là tình trạng viêm nhiễm ở VA gây ra những biểu hiện bất thường ở bộ phận này. Nếu không được điều trị sớm thì VA sẽ tăng lên về kích thước làm bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa. Chính vì vậy có thể gây ra nhiều bệnh khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản… Ngoài ra nếu không được điều trị sớm thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển qua giai đoạn mạn tính làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Người bệnh tuyệt đối phải được điều trị sớm khi mắc bệnh, không nên chủ quan với căn bệnh này. Bệnh VA thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng khi bệnh chuyển sang mạn tính thì các biểu hiện bệnh vẫn có thể tái phát ngay cả khi trưởng thành. 

Triệu chứng viêm VA

Các triệu chứng của bệnh viêm VA rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm amidan. Chính vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn trọng và phân biệt để việc điều trị gặp nhiều thuận lợi hơn. Thông thường khi mắc bệnh viêm VA sẽ có các biểu hiện sau: 

triệu chứng bệnh viêm VA
Trẻ hay bị sốt khi mắc bệnh viêm VA

# Biểu hiện ở giai đoạn cấp tính 

  • Có biểu hiện sốt cao có thể lên đến 39 hoặc 40 độ. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây hại tấn công cơ thể. 
  • Có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, ngủ ngáy khó thở, có thể xuất hiện triệu chứng co giật. 
  • Thường xuyên mệt mỏi, đầu đầu, đau rát cổ họng. 

# Biểu hiện ở giai đoạn mạn tính 

  • Thường xuyên bị ho, hay bị sốt vặt 
  • Hay bị sổ mũi, nghẹt mũi 
  • Chậm lớn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. Đây là hậu quả của việc thường xuyên phải chịu những tác động của triệu chứng bệnh, làm trẻ mệt mỏi, ăn uống kém. 

Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện khác như: tiêu chảy, quấy khóc, ngủ không sâu giấc… Nhiều trẻ có biểu hiện biến chứng bộ mặt sùi vòm có thể dẫn đến tình trạng răng mọc không đều, răng hô, trán dô… 

Biểu hiện bệnh viêm VA có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân. Chính vì vậy để xác định được mức độ bệnh cần có sự chẩn đoán của những người có chuyên môn. Khi nghi ngờ có các dấu hiệu bệnh, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm VA thường gặp phải 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh viêm VA xuất hiện, đó là: 

  • Hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. 
  • Một số loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể, diển hình như vi khuẩn Streptococcus. Ngoài ra có thể do một số loại virus như: Epstein – Barr, adenovirus, rhovovirus… 
  • Nguy cơ mắc bệnh sẽ gia tăng khi bị viêm họng, viêm amidan, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh. 

Trẻ có thể bị mắc bệnh viêm VA vào bất cứ thời điểm nào, vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống là vô cùng cần thiết. 

Biến chứng viêm VA

Khi mắc bệnh này, nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng tai thường xuyên, gây ra tình trạng rối loạn tai giữa và mất thính giác. 

Trạng thái ngưng thở khi ngủ cũng là biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải. Điều này làm cho trẻ hay bị ngáy gây cản trở hơi thở và rối loạn giấc ngủ. Dần dần ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý và việc học tập của trẻ. 

Biện pháp chẩn đoán viêm VA 

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi và tiến hành hàng loạt các kiểm tra lâm sàng để xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bao gồm các kiểm tra sau: 

chẩn đoán viêm VA
Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh viêm VA
  • Xét nghiệm đờm: để kiểm tra có vi khuẩn, virus trong đờm hay không. Có thể xác định qua màu sắc khác nhau của đờm. 
  • Xét nghiệm máu cũng có thể xác định được tình trạng viêm nhiễm, hoạt động của các tế bào máu khi bị tác nhân gây hại tấn công 
  • Chụp X-quang vùng đầu và cổ để xác định kích thước của VA cũng như tình trạng nhiễm trùng 

Dựa theo kết quả của các kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và đề xuất phương án chữa trị. 

Hướng điều trị viêm VA thường được áp dụng 

Tùy theo từng bệnh nhân cũng như tình trạng bệnh mà có các hướng điều trị khác nhau. Hiện nay bệnh viêm VA có các hướng điều trị như sau: 

Điều trị nội khoa

 Có nhiều loại thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định cho việc điều trị bệnh viêm VA, chẳng hạn như: 

điều trị viêm VA
Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý
  • Thuốc hạ sốt: thường là các loại thuốc có chứa paracetamol 
  • Thuốc làm loãng đờm giúp giảm ho như: rhinathiol, mucomyst
  • Thuốc kháng sinh được dùng với những trẻ có biểu hiện bệnh ở mức độ nặng
  • Nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng. 

Tùy theo từng trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau. Cha mẹ cần nhớ kỹ và tuyệt đối tuân thủ điều này. 

Điều trị ngoại khoa 

Khi nào cần nạo viêm VA?

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nạo VA trong các trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả. VA phát triển quá nhanh về mặt kích thước làm cho người bệnh khó thở, viêm mũi và hàng loạt các biến chứng khác. 

điều trị viêm VA
Nạo VA là cách điều trị viêm VA hữu hiệu

Nạo VA có nguy hiểm không?

Hiện nay với việc phát triển của khoa học kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ thì nạo VA là phẫu thuật đơn giản, có thể xuất viện chỉ sau vài giờ. Việc chỉ định nạo VA có thể áp dụng cho trẻ từ 8 tháng trở lên. 

Cha mẹ cũng cần chú ý thực hiện theo đúng những chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị về cách dùng thuốc cũng như các biện pháp bảo vệ. Cũng cần phải quan sát các biểu hiện của trẻ trong suốt quá trình điều trị. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. 

Cách phòng chống bệnh viêm VA nên áp dụng 

Bệnh viêm VA là căn bệnh khá nguy hiểm nên các bậc cha mẹ cần phải tiến hành sớm các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể nên: 

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng của trẻ bằng nước muối sinh lý để hạn chế sự tấn công của các loại tác nhân gây tại từ môi trường. 
  • Giữ ấm vào mùa đông, nhất là phần cổ, bàn chân để tránh không bị nhiễm lạnh. 
  • Tập cho trẻ những thói quen tốt như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không cắn móng tay, không ngậm đồ vật… 
  • Tạo môi trường sạch sẽ, trong lành thoáng đãng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để hạn chế bệnh ở trẻ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống thật sự khoa học, tăng cường nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp vitamin cùng các loại khoáng chất cần thiết. Nhờ đó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Khi trẻ mắc các bệnh viêm mũi họng cấp, viêm VA thì tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải tiến hành điều trị bệnh sớm. 

Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi con mình có biểu hiện của bệnh viêm VA vì bệnh có thể kiểm soát nếu phát hiện sớm. Cách tốt nhất là khi có cách biểu hiện bệnh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xin những lời khuyên thật sự hữu ích. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 

 

 

 

The post Bệnh viêm VA – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét