Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertusis gây ra. Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh ho gà có lây không? Nếu lây thì lây qua con đường nào? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

ho gà có lây không
Bệnh ho gà khiến người bệnh bị ho kéo dài thường xuyên.

Bệnh ho gà có lây không?

Theo PGS.TS.BS. Bùi Thị Ngọc Dung (Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP.HCM) cho biết, ho gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây lan rất nhanh. Chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, con người sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh ho gà ngày càng cao, nhất là trẻ em. Đây là đối tượng có sức đề kháng rất yếu, đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh ho gà có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt là các vùng có ẩm thấp. Những cơn ho dai dẳng do bệnh ho gà gây ra khiến người bệnh rất dễ bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân rất dễ bị thiếu ô xy lên não và đối diện với rất nhiều biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra như suy hô hấp, thiếu oxy não, viêm phổi, xuất huyết kết mạc, viêm não,… Thậm chí, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Thông thường, bệnh ho gà sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn ho kéo dài, hắt xì hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, da mặt tím tái,… Sau khoảng 1 – 2 tuần, triệu chứng bệnh có sự chuyển biến nặng hơn nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Tốc độ lây lan của bệnh ho gà rất nhanh. Nếu không sớm phát hiện, bệnh ho gà có thể biến thành đại dịch, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Tốc độ lây lan của bệnh ho gà nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, sức đề kháng, môi trường sống,… Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh rất thấp. Tuổi càng nhỏ thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Một số trường hợp trẻ em đã tiêm phòng ho gà vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, mức độ biến chứng có thể ít hơn.

Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh của bệnh ho gà là từ 7 – 21 ngày. Hầu hết mọi đối tượng đều đứng trước nguy cơ mắc bệnh. Với những thành viên trong gia đình, nếu một người mắc bệnh thì khả năng những người còn lại sẽ mắc bệnh khá cao. Căn bệnh ho gà nên sớm được kiểm soát nhất là nơi công cộng vì khả năng lây lan của bệnh rất nhanh. Bệnh ho gà thường lây lan thông qua một số con đường sau đây.

ho gà có lây không
Bệnh nhân dễ mắc bệnh nếu tiếp xúc với vi khuẩn gây ho gà.

# Tiếp xúc với tuyến nước bọt người bệnh

Bệnh ho gà dễ dàng lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp của những người mắc bệnh. Chỉ cần bệnh nhân hắt hơi, ho, nói chuyện thì vi khuẩn ho gà ở tuyến nước bọt sẽ nhanh chóng phát tán ra ngoài không khí và truyền đến những người xung quanh. Vi khuẩn phát triển rất mạnh, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng hình thành ổ bệnh.

# Sử dụng chung vật dụng cá nhân

Nếu dùng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh như khăn, chén, đũa, chăn, màn, bàn chải đánh răng,… thì khả năng mắc bệnh ho gà khá cao. Những đồ vật này có thể tiềm ẩn vi khuẩn gây bệnh và dễ dàng truyền đến những người tiếp xúc. Do đó, những thành viên trong gia đình đứng trước nguy cơ mắc bệnh nhất.

Bệnh ho gà – Biện pháp phòng ngừa lây lan hiệu quả

Với tình trạng lây lan nhanh chóng của bệnh ho gà, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Không chỉ người lớn mà phụ huynh cần chú ý đến sức khỏe của trẻ em để có thể kiểm soát căn bệnh này. Với nơi sống và nơi làm việc, mọi người cũng đều phải nêu cao tinh thần phòng chống bệnh. Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân cần phải tránh để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

ho gà có lây không
Đeo khẩu trang ngăn ngừa tiếp xúc với vi khuẩn ho gà.
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh ho gà phòng ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh. 
  • Nếu gia đình có người thân mắc phải căn bệnh này, các thành viên trong gia đình cần chú ý vệ sinh phòng sạch sẽ, không được sử dụng chung các vật dụng với người mắc bệnh.
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài và tiếp xúc với người nhiễm bệnh
  • Khi hắt hơi thì dùng tay che miệng hoặc dùng khăn giấy lau tuyến nước bọt bỏ vào sọt rác, tránh gây bệnh cho người khác.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở, tránh bị ngạt, khó thở
  • Giữ nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc
  • Với đồ chơi trẻ em, cha mẹ nên làm sạch. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu ho, phụ huynh nên đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm.
  • Tiến hành tiêm phòng vắc xin cho trẻ theo đúng quy định, lịch trình
  • Tăng cường uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để phòng ngừa tình trạng mất nước do bệnh ho gà gây ra
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp sức khỏe dẻo dai, phòng ngừa mắc bệnh
  • Không được làm việc quá sức, lo lắng sẽ không tốt cho sức khỏe
  • Việc thức khuya, dậy sớm không được khuyến khích trong việc phòng tránh bệnh ho gà lây lan.
  • Giữ nhiệt độ phòng ở mức phù hợp, không được để quá lạnh

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề: Ho gà có lây không? Với căn bệnh này, người bệnh cần phải chú ý đến sức khỏe. Việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết để đảm bảo cho cơ thể một sức khỏe tốt. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh ho gà, bệnh nhân nên sớm thăm khám. Điều trị bệnh dứt điểm sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ lây lan cho những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm:

The post Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp] appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét