Bác sĩ gợi ý biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt giúp con khỏe, mẹ vui

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, thậm chí cả người có thể là tình trạng rôm sảy thường gặp ở trẻ vào những ngày nắng nóng. Nhưng để đảm bảo bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt
  • Mẹ phải làm gì khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình ThạnhTP.HCM.

Câu hỏi: Làm gì khi thấy con bị nổi mẩn đỏ trên mặt? Có nên dùng kem bôi da hay các loại lá để đắp cho bé hay không? Khi nào cần đi bác sĩ?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:

Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do nhiều nguyên nhân như chàm sữa, rôm sẩy, hăm, nhiễm trùng da, dị ứng da,… Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm cho con bằng sữa tắm dành cho em bé, mặc quần áo mềm, thoáng mát, không nên để trẻ ở không gian quá nóng bức, ngột ngạt hoặc quá ẩm ướt,… Đồng thời, mẹ cần quan sát để trẻ không cào, gãi lên vùng da bị mẩn đỏ. Việc làm da trầy xước sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào da.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn hải sản (tôm, cua, cá, tảo), các thức ăn giàu chất béo như thịt mỡ, các món chiên rán nhiều dầu. Ngoài ra, mẹ không được tự ý mua thuốc bôi cho trẻ hoặc làm theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh của bé nặng thêm. Dù là nguyên nhân nào kể trên, mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc này giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế các biến chứng không mong muốn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt

ThS. Bs. Nguyễn Thị Anh Tiên – Khoa Sơ sinh – Bệnh viên Nhi đồng 1 chia sẻ “Không phải trẻ sơ sinh nào cũng có làn da lán mịn như quảng cáo. Thực tế, da trẻ sơ sinh mỏng và vô cùng nhạy cảm, vì thế chúng dễ bị vi khuẩn tấn công và dẫn đến xuất hiện những đốm đỏ, cụ thể là trên mặt. Hơn 30 % trẻ sơ sinh có mụn trên mặt với các nốt đỏ, nhỏ, chúng xuất hiện khi trẻ được 3-4 tuần tuổi và kéo dài cho đến 4-6 tháng. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng với loại mụn này bởi chúng chỉ xuất hiện tạm thời và không cần điều trị. Chính vì thế, mẹ không nên bôi các loại dầu hoặc thuốc bôi da có dầu tránh làm tình trạng của trẻ thêm xấu đi”.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ  ở  mặt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những lý do phổ biến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt:

Bé bị chàm sữa

Chàm sữa là dạng bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là ở bé bị mẩn đỏ ở mặt. Đây là tình trạng viêm da mãn tính và không có tính lây nhiễm. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng chàm sữa vẫn chưa được xác định chắc chắn. Bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dị ứng. Nếu bé có bố mẹ mắc hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay, dị ứng da… thì trẻ sinh ra cũng dễ bị chàm sữa hơn các bé khác. Bên cạnh cơ địa dị ứng, các chất gây dị ứng tác động cũng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ, đó là lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, thực phẩm. Bé bị rối loạn tiêu hóa, bị nhiễm khuẩn, mẹ cho bú chưa đúng cách.

Các triệu chứng đầu tiên của chàm sữa là con sẽ bị các mụn đỏ và sau đó chuyển thành các mụn nước. Cuối cùng, các nốt này có thể đóng thành từng vẩy và khô ráp.

tre-so-sinh-noi-man-do-o-mat

Chàm sữa rất thường gặp ở trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ có thể quan tâm:

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có đáng lo ngại không?

Nhiễm nấm Candida khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ con cũng rất dễ bị nhiễm nấm như người lớn! Khi thấy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, con bạn có thể bị nhiễm nấm Candida. Ở trẻ sơ sinh, nấm Candida không chỉ nổi xuất hiện trên da mặt của con, chúng còn có thể lan ra rất nhiều vị trí khác như trong miệng, các vùng da khắp người,…

Nếu bé bị nấm Candida trong miệng, bạn sẽ thấy khoang miệng của con có nhiều đốm trắng ngà nổi ửng đỏ lên. Ở má, nấm sẽ phát triển rất nhanh. Ở các vùng da khác, nấm sẽ mọc ở những vị trí khó thấy như bẹn, xung quanh mông, vùng đùi,…

Nấm sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh trong điều kiện môi trường ẩm thấp và ấm.

Bé cũng có thể bị rôm sảy 

Trẻ nổi mẩn đỏ trên mặt và cả người và rôm sảy cũng thường xuất hiện ở những trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Đây là tình trạng khá phổ biến vào các ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Các nốt mẩn đỏ sẽ mọc xung quanh các vùng có nhiều tuyến mồ hôi hoạt động bền bỉ như cổ, nách, bẹn. Một số bé còn bị rôm sảy ở khuỷu tay và sau đầu gối. Ngoài ra mặt trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ từng mảng tương tự như những vị trí khác trên cơ thể.

Nguyên nhân cũng có thể do bé bị mụn nhọt

Bạn thường thấy cơ địa của người lớn bị nổi mụn nhọt nhưng chưa bao giờ nghe đến trẻ nhỏ cũng bị? Nhưng ở con trẻ vẫn có thể xuất hiện những nốt mụn riêng lẻ và sau đó sưng to dần. Một số mụn có kèm theo dịch vàng (mưng mủ).

Bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lí lau xung quanh vùng da đang bị mụn nhọt. Đừng lễ hay vô tình làm vỡ các nốt mụn này ra vì không chỉ gây nhiễm trùng, sẹo xấu sẽ để lại “tàn tích” trên da của con.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt vì bị dị ứng

Mặt bé sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt hoàn toàn cũng có thể bị dị ứng và một trong các loại dị ứng phổ biến nhất, chính là dị ứng thời tiết. Tình trạng này xảy ra vào những thời điểm khí hậu đang có sự thay đổi (còn gọi là thời tiết chuyển mùa).

Ngoài dị ứng thời tiết, con bạn cũng có thể bị dị ứng từ các yếu tố khác như phấn hoa, lông chó mèo, thuốc kháng sinh, khói thuốc lá, thực phẩm,…làm cho bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Bé sẽ bị nổi trong khoang miệng trước và sau đó sẽ lan rộng ra toàn da mặt, bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng.

tre-so-sinh-noi-man-do-o-mat

Da bé sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương (Nguồn ảnh: iStock)

Tay chân miệng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Nhiều bậc phụ huynh hay nhầm lẫn bé bị tay chân miệng với một số bệnh ngoài da như viêm da hay muỗi đốt. Lý do là vì biểu hiện trong 1 – 2 ngày đầu khi mắc tay chân miệng là trên da trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm. Sau đó chúng sẽ trở thành bóng nước. Các mụn nước đỏ này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay, có nhiều mẹ tưởng con bị muỗi đốt nên chủ quan không chú ý. Đến khi con có các biểu hiện sốt, mệt mỏi, kém ăn khi đó mới vội vàng cho bé đi khám bệnh.

Mẹ nhớ không nên nặn, chích các mụn nước này, cũng không được bôi các loại thuốc, kem bôi da, các bài thuốc dân gian khi chưa được kiểm định hay có chỉ định từ bác sĩ. Nếu không bé sẽ dễ bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết.

 Mẹ có thể quan tâm:

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm

Mẹ phải làm gì khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt?

Vệ sinh da cho con

Không chỉ vào những ngày con khỏe mạnh, ngay cả những ngày con bị ốm hay bị viêm da, bạn cũng cần chú ý vệ sinh da cho con thật kĩ như: thay quần áo mỗi ngày cho con, tắm rửa cho con (dùng xà phòng không chứa sút ăn da), bôi phấn chống rôm sẩy sau mỗi lần thay bỉm cho bé…

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu

Dù bạn có đoán bé bị chàm sữa hoặc dị ứng khi thấy da trẻ sơ sinh nổi mẩn ở mặt đi chăng nữa, bạn cũng nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để bác sĩ có thể kê toa thuốc.

Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc (dạng uống hoặc bôi) khi chưa biết rõ nguyên nhân con bị gì. Liều lượng dùng bao nhiêu cũng là một vấn đề bạn cần để cho bác sĩ kê đơn thuốc.

Cắt các nguồn có nguy cơ làm da của con thêm tổn thương

Khi bé nổi mẩn đỏ ở mặt, trẻ sẽ có xu hướng gãi. Đây là một trong các nguồn tuyệt vời để vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp lên da của con, đặc biệt là khi bé đang bị viêm da.

Hãy thường xuyên cắt móng tay và đeo bao tay cho con để tránh tình trạng trên. Đối với quần áo, bạn cũng nên chọn những bộ có vải mềm và thoáng mát để mồ hôi không đọng lại trên da của con. Vì điều này cũng gây ra tình trạng viêm da.

tre-so-sinh-noi-man-do-o-mat

Nhớ cắt móng tay thường xuyên cho con mẹ nhé (Nguồn ảnh: iStock)

Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ hoặc toàn thân, bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân ba mẹ cũng cần chú ý loại bỏ các tác nhân gây kích ứng lên da trẻ bằng cách:

  • Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm thường xuyên với nước ấm khoảng 40 độ. Không nên dùng các loại nước lá khi chưa có tư vấn của bác sĩ để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng
  • Vệ sinh cơ thể và vùng miệng của bé sạch sẽ sau khi cho bé bú
  • Hạn chế đặt bé nằm ở nơi ngột ngạt, ẩm ướt, không thoáng khí hoặc quá nóng
  • Cho trẻ mặc quần áo chất liệu thoáng mát, mềm mại, thấm hút tốt, thường xuyên kiểm tra và thay quần áo cho trẻ
  • Mẹ đang cho con bú không nên ăn thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu nành, hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá nhiều muối…

Nếu mẹ thấy biểu hiện bé khó chịu bứt rứt hoặc khóc hay sốt đi kèm…thường là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên cho bé khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn tham khảo: Các loại ban và vết chàm thường gặp ở trẻ sơ sinh – Bệnh viện Nhi đồng 1.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh không đi ngoài – Mẹ nên xử trí như thế nào đây?
  • Bé sơ sinh bị táo bón.  Mẹ nên làm gì để con hết táo bón và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh?
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ phải làm sao đây?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

The post Bác sĩ gợi ý biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt giúp con khỏe, mẹ vui appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét