Tình trạng đau mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau kích hoạt, thường là các bệnh về xoang mũi. Ngoài ra, nó còn có thể do chấn thương, có dị vật trong mũi… Việc nắm rõ nguyên nhân cũng chính là cách tốt nhất để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
Đau mũi là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?
Một người có thể bị làm phiền bởi con đau mũi do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp, nó còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần sớm thăm khám và điều trị.
Thông thường, triệu chứng đau mũi sẽ liên quan trực tiếp đến những vấn đề sau đây:
1. Viêm xoang
Đau mũi là một trong những triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh viêm xoang. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng các hốc xoang ở sau mũi, quanh mắt hay dưới má bị viêm và nhiễm trùng.
Bệnh nhiễm trùng này sẽ gây tăng tiết nhầy ngay tại niêm mạc các xoang, từ đó gây tắc nghẽn xoang. Người bệnh thường bị đau khắp vùng mặt, đau đớn cả ở trong ngạc mũi và dọc sống mũi.
Rất nhiều triệu chứng đặc trưng khác cũng có thể đi kèm. Phải kể đến như:
- Một cơn sốt
- Đau đầu
- Sổ mũi, tắc nghẹt mũi
- Mệt mỏi
- Giảm khứu giác
- Ho
- Nặng mặt
Một người đôi khi có thể bị viêm xoang mãn tính, lúc này tình trạng nhiễm trùng đã kéo dài trên 8 tuần.
2. Viêm mũi
Đây là một bệnh nhiễm trùng xuất hiện tại khi vực mọc lông mũi. Tình trạng viêm có thể sẽ phát sinh sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay do ngoáy mũi quá nhiều.
Nhiễm trùng có thể gây ra nhọt đau đớn hay khiến khu vực trong mũi bị sưng. Có thể dẫn đến hiện tượng đau cả ở khu vực sống mũi.
Các triệu chứng khác có thể là:
- Mũi đỏ sưng
- Nước mũi có mùi
- Sưng 1 bên khuôn mặt
Nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng đắn thì viêm mũi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
3. Polyp mũi
Đây là một dạng u lành tính thường gặp, có thể mọc ở cả hốc mũi hay trong các xoang mặt. Bản chất của polyp mũi không phải là khối u mà chính là sự thoái hóa cục bộ của niêm mạc mũi xoang.
Polyp mũi có cấu trúc phần bên ngoài là lớp biểu mô với tế bào trụ, vuông hay thành tế bào lát bẹt. Còn bên trong là tổ chức liên kết với các tế bào xơ để tạo thành một lớp lỏng lẻo chứa dịch nhầy.
Polyp mũi nhỏ thường ít gây triệu chứng, tuy nhiên khi phát triển lớn sẽ gây đau mũi. Đồng thời có thể cản trở đường hô hấp gây khó thở và giảm khứu giác. Chúng còn có thể gây đau nhức đầu âm ỉ và ngáy khi ngủ. Một số trường hợp hi hữu, khối polyp quá lớn còn có thể khiến cho hình dạng khuôn mặt bị thay đổi.
4. Thủng vách ngăn mũi
Đây là tình trạng xuất hiện một lỗ thủng ở vách ngăn mũi, khu vực sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi. Một lỗ thủng không phải lúc nào cũng sẽ tạo ra các triệu chứng, nhưng nó thường gây đau ở khu vực sống mũi.
Các triệu chứng khác của thủng mũi có thể bao gồm:
- Chảy máu mũi
- Đỏ mũi
- Áp lực mũi
- Khó thở
- Phát âm thanh khi thở
Thủng vách ngăn mũi có thể là một tác dụng phụ hiếm gặp của việc nâng mũi. Ngoài ra, một dị vật bị mắc kẹt trong mũi, ung thư mũi hay tiền sử sử dụng cocaine cũng có thể gây ra thủng mũi.
Loại điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở mỗi đối tượng. Một số người có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu sửa chữa phẫu thuật.
5. Chấn thương mũi
Chấn thương là một trong những nguyên nhân được cho là phổ biến nhất của đau mũi. Các ví dụ thường gặp nhất của chấn thương đó là chấn thương kéo dài khi chơi thể thao hay do đánh nhanh, ngã, tai nạn xe…
Ở hầu hết trường hợp, chấn thương mũi sẽ gây sưng. Điều này khiến người bệnh khó nhận biết được mũi của họ có bị gãy không hay chỉ bị bầm tím. Các bác sĩ thường khuyên nên đợi mũi giảm sưng trước khi đánh giá hiện trạng này.
Các triệu chứng chỉ ra một người bị gãy mũi thường bao gồm:
- Mũi cong
- Khó thở
- Chảy máu mũi
Nên tìm đến điều trị y tế ngay lập tức khi có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, sưng đỏ, chảy dịch mủ. Ngoài ra, cần chăm sóc y tế khẩn cấp nếu dịch tiết ra mỏng và có màu vàng cùng những triệu chứng dẫn lưu CSF đi kèm. Điển hình như đau đầu, buồn nôn, đau cổ, cứng khớp hay thay đổi thính giác.
6. Có dị vật mắc trong mũi
Đây là một trong những cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ từ khoảng 1 – 6 tuổi. Phần lớn các dị vật được đưa vào mũi theo một cách tình cờ. Có thể do trẻ tự nhét vào mũi hay do ngã, chấn thương làm dị vật mắc lại trong mũi.
Đau mũi là triệu chứng không thể tránh khỏi khi có dị vật mắc lại trong cơ quan này. Ngoài ra các triệu chứng khác như khó thở, nghẹt mũi cũng sẽ xuất hiện đồng thời.
Phần đa các trường hợp mắc dị vật trong mũi thường không quá nghiêm trọng. Đôi khi có thể trì hoãn việc lấy ra. Tuy nhiên, một số dị vật có thể di chuyển xuống miệng làm tăng nguy cơ nuốt phải. Ngoài ra, dị vật nằm lâu trong mũi còn hây viêm loét mũi hay viêm mũi xoang.
7. Viêm tiền đình mũi
Tiền đình mũi là khu vực bên trong lỗ mũi, đánh dấu sự khởi đầu của đường mũi. Viêm tiền đình mũi chính là tình trạng nhiễm trùng ở khu vực này. Đau mũi được cho là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tiền đình mũi.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn Staphylococcus. Nhiễm trùng thường phát triển khi có một chấn thương nhỏ ngay tại tiền đình mũi. Có thể là do nhổ lông mũi, xì mũi hay ngoáy mũi quá nhiều.
Triệu chứng của bệnh thường thay đổi dựa theo nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng. Tuy nhiên người bệnh thường sẽ gặp một số triệu chứng sau đây:
- Sưng đỏ cả trong và ngoài lỗ mũi
- Vết sưng nhỏ quanh nang lông ở trong lỗ mũi
- Xuất hiện nhọt trong mũi
- Sưng đau mũi
Bệnh lý này thường dễ điều trị nhưng trong một số trường hợp nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
8. Viêm mô tế bào
Bệnh lý này thường phát sinh khi nhiễm trùng lây lan bên dưới da đến các khu vực khác. Dấu hiệu của viêm mô tế bào mũi bao gồm đỏ, đau và sưng ở khu vực chóp mũi. Và cuối cùng triệu chứng có thể lan sang khu vực má.
Các triệu chứng khác của viêm mô tế bào có thể là:
- Cảm thấy da ấm khi sờ vào
- Xuất hiện các đốm đ
- Một cơn sốt
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đang bị viêm mô tế bào, hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức. Mục đích là để ngăn chặn bệnh lây lan đến các khu vực nguy hiểm hơn. Nhất là các hạch bạch huyết hoặc máu.
9. Huyết khối xoang hang
Xoang hang chính là khoảng trống ở đáy não, ngay đằng sau mắt. Nếu bị đau từ sâu bên trong mũi thì người bệnh cần chú ý đến vấn đề về xoang hang.
Vi khuẩn từ nhiễm trùng trên khuôn mặt có thể lây lan và khiến cục máu đông hình thành ở trong xoang hang. Đây chính là đặc trưng của bệnh huyết khối xoang hang.
Hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức khi bạn bị nhiễm trùng mũi kèm theo:
- Đau đầu dữ dỗi
- Đau mặt, nhất là đau xung quanh mắt
- Đau đớn dữ dội từ sâu trong hốc mũi
- Một cơn sốt
- Sưng mí mắt
- Mắt nhìn mờ, ảo giác
Để điều trị huyết khối xoang hang đầu tiên bác sĩ có thể sẽ tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Trong một số trường hợp sẽ phải cần đến phẫu thuật để rút dịch mũi.
Trên đây là thông tin chi tiết về một số vấn đề sức khỏe có liên quan trực tiếp đến tình trạng đau mũi. Tốt nhất, khi triệu chứng đau mũi đi kèm với các vấn đề như chảy máu, dịch mủ, sốt, đau đầu… thì bạn nên sớm thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra y tế để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị tương thích.
Có thể bạn muốn biết: 10 Bác sĩ Tai Mũi Họng giỏi nhất nước ta hiện nay
The post Đau mũi – Dấu hiệu viêm xoang hay bệnh lý nào khác? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét