10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Sử dụng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 10 cây thuốc đang được tin dùng.

10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Viêm loét dạ dày là bệnh lý chỉ hiện tượng viêm nhiễm hình thành nên các vết trợt loét ở lớp niêm mạc trong lòng dạ dày. 

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau tức ở khu vực thượng vị. Kèm theo đó là nhiều dấu hiệu bất thường khác ở đường tiêu hóa như chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng. Thay vì sử dụng thuốc tây, nhiều bệnh nhân tìm đến các cây thuốc nam để giải quyết bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây chè dây

Cây chè dây còn được gọi là bạch liễm – một loại cây dây leo được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chiết xuất từ dây leo có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm nhanh lành vết loét.

Đồng thời thảo dược này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp – thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày.

Ngày nay, cây thuốc nam này được bán khá phổ biến dưới dạng phơi khô hoặc trà túi lọc. Cách sử dụng cây chè dây chữa viêm loét dạ dày như sau:

  • Chuẩn bị: 10 – 15g lá chè dây tươi
  • Cách sử dụng: Dùng lá chè dây phơi khô, sao vàng. Khi sử dụng cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi. Để khoảng 15 phút cho nước trong lá tiết hết ra nước có thể rót ra uống dần. Áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Trường hợp sử dụng chè dây ở dạng túi lọc người bệnh có thể pha uống 2 túi mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị bệnh do vi khuẩn Hp thì có thể tăng liều lên khoảng 4 túi.

Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ cây chè dây
Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ cây chè dây

2. Chữa viêm loét dạ dày bằng gừng 

Gừng với khả năng kiềm hóa axit và kích thích tiêu hóa tự nhiên có thể giúp giải quyết được các triệu chứng bất thường trên.

Đặc biệt, các hoạt chất gingerol và shogaol được tìm thấy trong gừng còn hoạt động như một chất kháng viêm tự nhiên. Khi được hấp thu, chúng giúp ức chế phản ứng viêm trong dạ dày, chữa lành các vết loét. Các thành phần kẽm, kali và vitamin A, D, E có trong củ gừng cũng giúp nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Cách 1: Dùng gừng dưới dạng trà

  • Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi
  • Cách sử dụng: Gừng rửa sạch, băm nhỏ, đem nấu với 300ml nước. Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên. Chia uống làm 3 lần trong ngày.

Cách 2: Kết hợp gừng với mía

  • Chuẩn bị: 30ml nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng tươi
  • Cách sử dụng: Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau và uống hết 1 lần vào buổi sáng. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng liên tục để bệnh viêm loét dạ dày có sự thuyên giảm rõ rệt.

3. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi cũng là một trong những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 

Nghiên cứu về thành phần của cây cỏ nhọ nồi, các nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như tanin, carotene hay flavonozit. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm bề mặt vết loét trong dạ dày nhanh khô se và có tốc độ hồi phục nhanh hơn.

Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi là cây thuốc nam có tác dụng cầm máu, kháng viêm nên được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày

Cách 1: Uống nước cây nhọ nồi

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá cỏ nhọ nồi
  • Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để đảm bảo khử sạch vi khuẩn và ký sinh trùng. Thái nhỏ lá nhọ nồi rồi đem xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội. Cuối cùng lọc lấy nước cốt chia uống làm 2 lần trong ngày.

Cách 2: Chữa viêm loét dạ dày chảy máu

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (50g), 4 quả táo tàu khô, bạch cập ( 25g) và quốc lão ( 15g)
  • Cách sử dụng: tất cả đem sắc với nửa lít nước đến khi cạn còn 300ml. Gạn thuốc sắc chia đều làm 2 phần uống hết trong ngày. Dùng sau các bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút là tốt nhất.

XEM NGAY: [Đã kiểm chứng] Top 5 vị thuốc giúp ĐẨY LÙI đau dạ dày TẠI NHÀ hiệu quả nhất

4. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm sử dụng lá, ngọn non hoặc rễ làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây có chứa các thành phần hóa học như Saponin, Tanin, Alcaloid hay Anthraglycosid. Những chất này thể hiện rõ khả năng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.

  • Chuẩn bị: Ngọn và lá dạ cẩm số lượng lớn
  • Cách sử dụng: Đem dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, đóng vào túi ni lông dùng dần. Để trị viêm loét dạ dày, mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Gạn thuốc ra, để nguội, chia uống trước các bữa ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút. 

5. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây khôi tía

Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là tanin và glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Nhờ những tác dụng trên mà cây thuốc nam này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam
Sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ lá khôi tía có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, làm nhanh lành vết loét

Trường hợp bị viêm loét dạ dày sử dụng nước sắc lá cây khôi tía sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng ợ chua, nóng rát thượng vị, mang lại cảm giác nhẹ bụng, ăn ngủ tốt hơn. Y học cổ truyền thường kết hợp lá khôi tía với một số thảo dược khác để làm tăng công dụng trị bệnh của cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày này.

  • Chuẩn bị: 60g lá khôi, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh), 12g lá khổ sâm và 20g tương tư đằng ( cam thảo dây)
  • Cách sử dụng: Tất cả cho vào ấm, đổ thêm vào 1,5 lít nước đun sôi kỹ trong 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.

Lưu ý: Sử dụng lá khôi tía quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, da xanh, sắc mặt tái nhợt… Người bệnh không nên vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh nhanh mà lạm dụng quá mức.

6. Điều trị viêm loét dạ dày bằng cây nha đam 

Theo y học cổ truyền, nha đam có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, kích thích tiêu hóa nên được sử dụng trong điều trị táo bón, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và vi khuẩn Hp.

Cách 1: Dùng nha đam nguyên chất 

  • Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi
  • Cách sử dụng: Nha đam gọt vỏ rồi lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn. Uống một cốc trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Cách 2: Kết hợp nha đam với mật ong

Mật ong kết hợp với nha đam sẽ giúp trung hòa axit, làm dịu kích ứng trong dạ dày, đồng thời cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

  • Chuẩn bị: 5 lá nha đam to, 1/2 lít mật ong
  • Cách sử dụng: Gọt vỏ nha đam, lấy ruột bên trong cắt nhỏ rồi xay nhuyễn chung với mật ong. Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh, đậy nắp kín lại và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Để trị bệnh viêm loét dạ dày, mỗi lần uống 10ml x 3 lần trong ngày. Bạn nên sử dụng hỗn hợp trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

7. Nghệ vàng chữa viêm loét dạ dày

Nghệ vàng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ lĩnh vực ẩm thực, chăm sóc sắc đẹp đến chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày. 

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong củ nghệ chứa hàm lượng curcumin nhiều hơn hẳn so với các nguyên liệu tự nhiên khác. Chất này có thể giúp chống lại tình trạng viêm loét dạ dày bằng cách ức chế quá trình viêm, làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, đồng thời kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương. 

thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ nghệ
Nghệ có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, chữa lành vết loét, ngăn ngừa ung thư cho người bị viêm loét dạ dày lâu năm

Cách 1: Dùng nghệ với mật ong

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi ( hoặc 1 thìa cà phê bột nghệ ), 2 thìa mật ong
  •  Cách thực hiện: Nghệ tươi giã nát, hòa thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều lên vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào nước cốt nghệ rồi uống. Trường hợp sử dụng bột nghệ thì trộn trực tiếp với mật ong ăn là được. Mỗi ngày áp dụng 2 lần.

Cách 2: Sử dụng tinh bột nghệ

  • Chuẩn bị: 1 thìa tinh bột nghệ, 100ml nước ấm 40 độ
  • Cách sử dụng: Pha tinh bột nghệ với nước uống. Có thể thêm vào một chút mật ong để tăng công dụng điều trị.

Lưu ý: Không sử dụng nghệ điều trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai. Người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc chuẩn bị được làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ.

8. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây trầu không

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện trong lá trầu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm chủ yếu các thành phần là tanin và betel phenol. Đây là hai hợp chất quý có tác dụng tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá trầu rồi vò nhẹ cho lá hơi nát. Bỏ vào ấm hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục để nâng cao chức năng tiêu hóa, giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt.

Xem thêm:Tạm Biệt Bệnh Viêm Đau Dạ Dày Bằng Bài Thuốc Đông Y Hiệu Nghiệm [Nên Biết]

9. Điều trị viêm loét dạ dày bằng lá mơ lông 

Nhắc đến các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất chúng ta không thể bỏ qua cây lá mơ lông, hay còn gọi là lá mơ tam thể. Cây chứa nhiều sulfur dimethyl disulphit – một hoạt chất có công dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong dạ dày. 

thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ lá mơ
Lá mơ được biết đến với khả năng cầm máu, giảm viêm, kích thích tiêu hóa và cải thiện triệu chứng của viêm loét dạ dày

Ngoài ra, lá mơ lông còn có tác dụng giảm đau, giải độc, tiêu thực, kích thích lưu thông máu, giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc dạ dày. Sử dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện được tình trạng ăn không tiêu, đau rát ở thượng vị, tiêu chảy, ợ nóng do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.

  • Chuẩn bị: 20 – 30g lá mơ
  • Cách sử dụng: Lá mơ sau khi rửa sạch bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt uống trước khi ăn. Bệnh nhẹ thì uống ngày 1 lần, nặng thì uống ngày 2 lần.

10. Trị bệnh viêm loét dạ dày bằng cây lược vàng

Phân tích thành phần của cây lược vàng, các nhà nghiên cứu thu được nhiều hoạt chất sinh học như steroid hay flavonoid. Chúng hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng viêm giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng bệnh có liên quan đến viêm loét dạ dày.

Với những tác dụng này, cây lược vàng được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

Cách 1: Dùng lá lược vàng hãm nước sôi

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lược vàng
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá với nước muối rồi thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh. Đổ ngập nước sôi vào, vặn nắp lại cho chặt và ủ trong 12 giờ. Chia uống nhiều lần trong ngày cho hết.

Cách 2: Nhai lá tươi

  • Chuẩn bị: 4 – 5 lá lược vàng tươi
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá và cho vào miệng nhai chung với vài hạt muối ăn. Nuốt nước từ từ, có thể nuốt cả bã nếu được.

GỢI Ý: Bài thuốc tổng hợp hơn 30 loại thuốc nam quý hiếm, đặc trị viêm loét dạ dày

Sử dụng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất cao, an toàn, lành tính nếu người bệnh biết kết hợp các dược tính của nhiều loại thảo mộc với nhau.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho biết rằng:

Đông y khắc phục viêm dạ dày tập trung vào bình can kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ tỳ vị. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tập trung vào căn nguyên gốc rễ, đồng thời biết chăm sóc, bồi bổ sức khỏe.

Dựa trên nguyên tắc điều trị bệnh viêm dạ dày theo y học cổ truyền kết hợp cùng các nghiên cứu khoa học về thảo dược đặc trị, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc Sơ can Bình vị tán.

Bài thuốc được kết hợp hài hòa từ hơn 30 dược liệu đặc trị vừa có tính kháng khuẩn, giảm đau, làm lành các ổ viêm loét. Vừa có tính thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể. Quá trình gia giảm đạt tới tỷ lệ vàng, bài thuốc Sơ can Bình vị tán đem đến hiệu quả cao gấp nhiều lần khi chỉ sử dụng 1 đến 2 cây thuốc nam thông thường.

Thành phần thảo dược có trong Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán với 100% thành phần tự nhiên

Không chỉ vậy, toàn bộ dược liệu đều nguồn gốc rõ ràng, lành tính, được hái trực tiếp từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO do chính Trung tâm Thuốc dân tộc quy hoạch và quản lý. Chính vì vậy, người bệnh hoàn toàn an tâm sử dụng bài thuốc, không gây ra tác dụng, không nhờn thuốc.

Mặt khác, Sơ can Bình vị tán loại bỏ TẬN GỐC viêm loét theo cơ chế 3 MŨI NHỌN kết hợp với 3 chế phẩm Sơ can Bình vị tán – Trào ngược, Sơ can Bình vị tán – Viêm loét Hp và Cao Bình vị giúp:

  • Cải thiện nhanh chóng chứng đau rát dạ dày, viêm, trào ngược dạ dày…
  • Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp, làm lành các ổ viêm loét…
  • Phục hồi niêm mạc dạ dày, bồi bổ cơ thể, ngăn nguy cơ tái phát…

Nhờ hiệu quả điều trị TOÀN DIỆN, Sơ can Bình vị tán đã giúp hơn 4000 người viêm loét khỏi bệnh với tỷ lệ thành công trên 86% trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. 100% người bệnh đều phản hồi tích cực ngày từ tháng đầu tiên, thuốc dễ uống, không có tác dụng phụ.

Bài thuốc còn được giới nghệ sĩ ưu tiên sử dụng vì hiệu quả điều trị bền vững, dạng viên hoàn/ cao mềm thuận tiện sử dụng, không tốn thời gian. Có thể kể đến như: Nghệ sĩ Trần Nhượng, nghệ sĩ Thu Hà, nghệ sĩ Chiến Thắng…

Đánh giá của NS Chiến Thắng, Thu Hà về bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Đánh giá của NS Chiến Thắng, Thu Hà phương pháp điều trị tại Trung tâm

Tiếng lành đồn xa, Sơ can Bình vị tán còn được truyền thông đánh giá rất cao và hết lời khen ngợi. Một số báo lớn như Báo đời sống pháp luật, Y tế sức khỏe, VTV News, Dân trí. Hơn hết, VTV2 Vì sức khỏe người Việt còn đánh giá bài thuốc bài thuốc giải pháp chữa bệnh dạ dày TOÀN DIỆN, AN TOÀN.

Nhận xét của chuyên gia về bài thuốc Sơ can Bình vị tán trên báo Người đưa tin
Nhận xét của chuyên gia về bài thuốc Sơ can Bình vị tán trên báo Người đưa tin

Hiện nay, Sơ can Bình vị tán còn được đánh giá rất cao khi ứng dụng phiên bản nâng cấp Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 vào điều trị. Bài thuốc thế hệ 2 vẫn giữ nguyên thành phần thuốc nam chữa viêm loét dạ dày của đời đầu nhưng sử dụng các chủ dược chính là Củ gà ấp, Lá khôi tía, Dạ cẩm đỏ… đem đến hiệu quả VƯỢT TRỘI, đặc trị được nhiều thể bệnh khó.

XEM THÊM: 3 Thảo Dược THƯỢNG HẠNG Trong Sơ Can Bình Vị Tán Thế Hệ 2

Khi kết hợp song song Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 cùng 3 chế phẩm đặc trị của thế hệ 1, thời gian điều trị viêm loét dạ dày giảm xuống chỉ còn 30 đến 45 ngày. Thậm chí, người có cơ địa tốt chỉ sau 7 đến 10 ngày triệu chứng bệnh đã được cải thiện. Đặc biệt, bài thuốc đáp ứng đủ các tiêu chí của bài thuốc thế hệ mới được nêu rõ tại Hội nghị quốc tế về thuốc thảo dược, 2013.

Tiêu chí bài thuốc Đông y thế hệ 2 theo Hội nghị Quốc tế về Thuốc thảo dược
Tiêu chí bài thuốc Đông y thế hệ 2

Người bệnh có thể tìm hiểu và đặt mua Sơ can Bình vị tán qua hotline: 0962448569 (tại HN) và 0961825886 (tại HCM). Hoặc: 

liên hệ

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên nên khá lành tính và an toàn nếu được dùng đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ như khi điều trị bệnh bằng thuốc tân dược.

Thuốc nam điều trị bệnh dựa trên nguyên lý bảo toàn thông qua việc bổ sung các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, giảm đau tự nhiên sẵn có trong cây thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét.

Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên thuốc nam cho tác dụng chậm, giúp đẩy lùi bệnh một cách từ từ và đòi hỏi phải áp dụng trong thời gian dài chứ không cho hiệu quả tức thì như thuốc tây. Người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong vài tháng hoặc có khi lên đến vài năm. Thời gian điều trị dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm loét của dạ dày.

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam có hiệu quả không
Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày chỉ cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ và có cơ địa phù hợp

Để đẩy nhanh hiệu quả của các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý:

  • Kết hợp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác như châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên một số cây thuốc nam có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tân dược nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi phối hợp trị liệu.
  • Điều chỉnh lối sống cho khoa học, lành mạnh. Tránh hút thuốc lá hoặc uống bia rượu. Ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ. Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý ăn chín, uống sôi. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng cường chất xơ và các thực phẩm chứa nhiều omega 3 trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, sữa, gia vị cay nếu không muốn các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Như vậy, mặc dù được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Tốt nhất, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo phương pháp này thực sự phù hợp và cho hiệu quả tốt đối với tình trạng bệnh của bản thân. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Có thể bạn quan tâm

The post 10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả Nhất appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét