Thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của Tảo xoắn Spirulina

Thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của Tảo xoắn Spirulina


Thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của Tảo xoắn Spirulina

Posted: 03 Jul 2014 11:09 PM PDT

Spirulina được coi là một loại “siêu thực phẩm” nhờ những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó vượt qua tất cả các loại thực phẩm, ngũ cốc hay kể cả các loại thảo dược khác, chính nhờ sự kỳ diệu đó mà tảo xoắn Spirulina được sử dụng là một loại thực phẩm hỗ trợ điều trị cho rất nhiều loại bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, suy nhược cơ thể, thiếu máu, kém hấp thu và cả những bệnh liên quan đến sự thoái hóa của hệ thống thần kinh v.v…

Viên tảo khô Spirulina

Viên tảo khô Spirulina

Giàu giá trị dinh dưỡng

Tảo Spirulina chứa lượng protein tự nhiên lên tới 60-70% sinh khối của nó, cao hơn rất nhiều so với tất cả các loại thực phẩm hiện tại như Cá (15-25%), đậu nành (35%), sữa bột (35%), các loại cây họ đậu (25%), trứng (12%), ngũ cốc (8-14%) và sữa tươi (3%). Điểm khác biệt của lượng protein trong tảo Spirulina là ở chỗ đó là những loại protein ở dạng dễ hấp thụ nhất, trong khi lượng chất béo chỉ có 5% và không có Cholesterol, điều này giúp cho Spirulina rất tuyệt vời cho những người cần ăn kiêng.

Cấu trúc tế bào của Spirulina còn tạo ra được các thành phần đường đơn mềm, rất tuyệt vời cho khả năng hấp thụ của cơ thể và kích thích hệ thống tiêu hóa, điều này vô cùng quan trọng đối với những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như kém ăn, hấp thụ kém hay gặp các vấn đề về đường ruột.

Bảng giá trị dinh dưỡng của tảo Spirulina

Axít Amin thiết yếu /10g Spirulina  tỷ lệ %  Axít Amin thường  /10g Spirulina  tỷ lệ %
Isoleucine  350mg 5,6%  Alanine 470mg 7,6%
Leucine  540mg  8,7%  Arginine  430mg  6,9%
Lysine  290mg  4,7%  Aspartic acid  610mg  9,8%
Methionine  140mg  2,3%  Cystine  60mg  1,0%
Phenylalanine  280mg  4,5%  Glutamic acid  910mg  14,6%
Threonine  320mg  5,2%  Glycine  320mg  5,2%
Tryptophan  90mg  1,5%  Histidine  100mg  1,6%
Valine  400mg  6,5%  Proline  270mg  4,3%
 Serine  320mg  5,2%
 Tyrosine  300mg  4,8%

Nguồn Vitamin dồi dào

Spirulina là loại thực phẩm sạch rất giàu vitamin và so với đa số loại rau củ quả nó đều có tỷ lệ vượt trội. Chính đây là giá trị tuyệt vời của tảo Spirulina bởi chỉ với một lượng nhỏ bạn sử dụng hàng ngày nhưng lượng vitamin đã đủ và vượt so với lượng nhu cầu của cơ thể và qua đó không phải sử dụng các loại vitamin bổ sung để đưa cưỡng bức vào cơ thể.

Spirulina giàu Beta-carotene, là tiền chất để cơ thể tổng hợp Vitamin A, nhưng lại không gây ngộ độc vitamin mà nó nằm dưới dạng dự trữ trong cơ thể: 10gram spirulina viên có thể cung cấp gấp 3 lần lượng beta-Carotene của 1-2 củ cà rốt, gấp 7 lần lượng cung từ súp lơ. Nhưng không chỉ beta-carotene mà Spirulina còn cung cấp sắt với lượng sắt gấp rưỡi so với thịt cua, gấp đôi lượng sắt có từ đậu nành.hay gấp 5 lần sắt đem đến từ súp lơ. Điều quan trọng so với các thực phẩm khác là Spirulina sạch tuyệt đối.

Bảng so sánh lượng beta-carotene và sắt trong tảo Spirulina

Bảng so sánh beta-carotene Bảng so sánh sắt
Thực phẩm Lượng sử dụng Lượng cung cấp (đv) Thực phẩm Lượng sử dụng Lượng cung cấp (đv)
Tảo Spirulina 10g 23.000 Tảo Spirulina 10g 10,0
Đu đủ nửa quả 8.867 Tảo Chlorella 10g 10,0
Khoai lang nửa bát 8.500 Gan gà 85g 7,2
Rau cải xanh nửa đĩa 7.917 Thịt cua hấp (luộc) nửa bát nhỏ 6,0
Cà rốt nửa bát 7.250 Gan bò nửa bát nhỏ 5,3
Rau cải trắng nửa đĩa 6.042 Đậu nành nửa bát 4,4
Tảo Chlorella 10g 5.000 Thịt bò nạc 85g 2,9
Súp lơ nửa bát 3.229 Khoai tây luộc 1 củ 2,8
Dưa hấu một bát 1.173 Súp lơ 1 cây 2,1

Một giá trị quan trọng khác của beta-carotene chính là khả năng tác động tới các tế bào ung thư, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào nguy hiểm này và tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp tăng các nhân tố tích cực trong cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh, là những yếu tố quan trọng mà người bệnh hoặc người phải kiêng khem rất cần. Các cấu trúc chống ôxy hóa của carotene kết hợp với xanthophylls (tiền chất vàng) giúp tăng khả năng kích hoạt các vitamin và khoáng chất trong Spirulina làm tăng khả năng bảo vệ và hấp thụ cho cơ thể, như một tấm lá chắn để giữ gìn sức khỏe bạn.

Lượng vitamin trong 10 gram tảo Spirulina

Vitamin Lượng cung cấp Vitamin Lượng cung cấp
Vitamin A 23.000 đơn vị  Inocitol 6,4 mg
Beta-Carotene  14 mg  B1 Thiamine  0,35 mg
Vitamin C  0 mg  B2 Riboflavin 0,4 mg
Vitamin D  1.200 đơn vị  B3 Niacin  1,4 mg
Vitamin E  1 mg  B6 Pyridoxine 80 mcg
Vitamin K  200 mcg  Folate (Folic Acid)  1 mcg
Biotine  0,5 mcg  B12 Cobalamine  20 mcg
Patothenic Acid  10 mcg

Các hợp chất B-12 và vitamin B khác cũng là nguồn vitamin quan trọng có trong Spirulina để tăng khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh, xương khớp và các tế bào hồng cầu. Không có nhiều lượng vitamin B-12 có sẵn trong các nguồn thực phẩm thông dụng, nhưng Spirulina thì lại chứa tới 330% lượng cần thiết chỉ với 10g sử dụng và điều này giúp bảo đảm cho sự phát triển của thể chất và trí tuệ của trẻ em, người bệnh, người kém hấp thu… nếu sử dụng đều đặn. Các lượng vitamin khác trong Spirulina cũng hết sức dồi dào và đều rất tốt cho người sử dụng như vitamin D, vitamin E, Axit Folic hay Choline…

Các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Nguồn khoáng chất tự nhiên

Tảo Spirulina với cấu trúc là một sinh vật nguyên sinh, nên nó có thể hấp thu các khoáng chất trong môi trường nước để tự nó phát triển sinh sôi, và nếu như con người sử dụng nó thì đó trở thành những khoáng chất tự nhiên nhất mà chúng ta may mắn có thể hấp thụ trực tiếp.

Ngoài lượng sắt dồi dào như đã nêu trên, Spirulina có thể hấp thụ canxi, magie, kẽm và các khoáng chất cần thiết khác. Spirulina chứa lượng canxi tự nhiên nhiều hơn sữa rất nhiều, chỉ với 10g Spirulina cung cấp 7% canxi cần thiết hàng ngày cho cơ thể và nếu sử dụng nhiều hơn sẽ trở thành nguồn canxi chính giúp cơ thể chống lại các bệnh về xương và hệ thần kinh, đặc biệt là bệnh loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi. 10g Spirulina cũng cung cấp 10% lượng magie, 25% lượng mangan, 21% lượng crom, 14% selen, 2% kẽm… và là một trong những nguồn cung khoáng chất rất cần thiết. Với công nghệ nuôi tảo sạch hiện nay thì các khoáng chất chúng ta luôn phải bổ sung thông qua nước uống mỗi ngày sẽ được tảo cô đặc lại và chúng ta chỉ cần 1 lượng nhỏ tảo cũng sẽ bảo đảm hàng chục khoáng chất được hấp thụ theo cách tự nhiên nhất.

Nguồn khoáng chất tự nhiên trong 10g tảo Spirulina

Khoáng chất
Lượng cung cấp Khoáng chất Lượng cung cấp
Canxi 70 mg Đồng 120 mcg
Sắt 15 mg Mangan 0,5 mg
Phốt pho 80 mg Crôm 25 mcg
Magiê 40 mg Natri 90 mg
Kẽm 0,3 mg Kali 140 mg
Selen 10 mcg Germanium 60 mcg

Các axit béo thiết yếu và tiền chất tự nhiên

Cơ thể con người luôn cần các axit béo thiết yếu và rất may mắn là Spirulina chứa 4-7% lượng lipid rất giàu các axit này. 10 gram tảo xoắn Spirulina chứa 225mg lượng linoleic và axit gamma-linolenic (GLA), tương đương với 8-14% nhu cầu tối thiểu hàng ngày của cơ thể. GLA tối quan trọng trong việc kiểm soát các hooc-môn trong cơ thể, là chất xúc tác giúp các hooc-môn hoạt động hiệu quả từ đó giảm các nguy cơ nhiễm bệnh và các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên GLA rất nhạy cảm với các chất béo bão hòa và chất cồn, cho nên chế độ ăn uống hiện tại của chúng ta ít nhiều đã phá hủy GLA và gián tiếp kéo theo các loại bệnh tật phát triển. Đối với trẻ bú mẹ thì GLA chính là hợp chất quan trọng nằm trong sữa mẹ giúp bảo vệ bé ngay từ khi chào đời.

Cùng với axit béo thiết yếu, không thể nhắc tới các tiền chất tự nhiên quý giá có trong Spirulina bao gồm:

Phycocyanin (tiền chất lam): chiếm 14% trong spirulina và một trong những tiền chất đầu tiên của sự sống. Đây là tiền chất nằm cơ thể người, trong cả hệ thống thần kinh khắp cơ thể và là yếu tố đảm bảo duy trì sức đề kháng của cơ thể con người.

Chlorophyll (diệp lục tố): được coi là tiền chất kỳ diệu đối với việc làm sạch và giải độc cơ thể, diệp lục tố giống như một “máy lọc” trong cơ thể người giúp cân bằng các tác nhân bên trong và giảm lượng axit xấu trong máu, gián tiếp ngăn ngừa các tác nhân ung thư và đưa độ pH trong cơ thể luôn ở mức cân bằng.

Xanthophylls (tiền chất vàng): là các cấu trúc chống ôxy hóa quan trọng trong cơ thể giúp tạo các cơ chế tương tác ngăn ngừa bệnh tật vô cùng quan trọng. “Điểm vàng” trong mắt người chính được cấu tạo từ tiền chất vàng và đó cũng là tác nhân bảo vệ mắt quan trọng. Xanthophylls có nhiều trong cây xanh, nhưng Tảo Spirulina chính là dạng tự nhiên nhất giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất tiền chất này.

Polysaccharides (Đường đa): là cấu trúc carbon hydrate và đường, đây là những hợp chất đường dễ dàng hấp thu vào máu tạo năng lượng, nhưng lại tiêu tốn lượng insulin vô cùng nhỏ, từ đó nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng cơ thể một cách tối ưu.

Glycolipid và Sulfolipid: đây là dạng lipid hoạt chất được nghiên cứu có những tác dụng kỳ diệu và ngăn ngừa sự phát triển của virus HIV. Những yếu tố này đang được các nhà khoa học tích cực nghiên cứu để phát triển thêm các loại thuốc phòng nhiều loại bệnh gìn giữ sức khỏe con người.

Và các giá trị khác

Có lẽ không nhiều người biết rằng Tảo Spirulina được chiết xuất rất nhiều thành phần quan trọng để sử dụng làm mỹ phẩm, đặc biệt là các loại mỹ phẩm tự nhiên. Vậy bạn hãy chú ý các loại mỹ phẩm của bạn, nếu trong thành phần có ghi Algae Extract thì có thể có những hàm lượng chất quan trọng được chiết xuất từ Tảo Spirulina trong đó.

Bí quyết giúp mẹ bầu tự tin hơn với việc đẻ thường

Posted: 03 Jul 2014 06:00 PM PDT

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi "vượt cạn"? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo và áp dụng bí quyết dưới đây nhé!

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi "vượt cạn"?

Chuẩn bị một nền tảng kiến thức tốt

Để chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức sinh sản tốt và một tâm lý ổn định khi bạn quyết định sinh tự nhiên, bạn nên tham gia  vào một lớp học dạy các kỹ năng cơ bản khi đau đẻ và sinh tự nhiên như lớp dạy kỹ năng kiểm soát hơi thở, cách thư giãn và các phương pháp bổ trợ khác.

Tìm người có kinh nghiệm sinh thường để chăm sóc cho mình

Trong mọi lĩnh vực, kinh nghiệm thực tế luôn là một điều vô cùng quý giá. Chính vì vậy, để có thể tự tin hơn khi lâm bồn, bạn nên cố gắng chọn cho mình người chăm sóc là người đã có nhiều kinh nghiệm sinh con tự nhiên. Từ những kinh nghiệm được tích lũy, họ sẽ có những lời khuyên rất bổ ích và giúp bạn giải toả tâm lý, hoặc là khi gặp những tình huống bất ngờ họ sẽ linh động giúp bạn xử lý.

Hạn chế tăng cân

Đối với bà bầu không thừa cân thì việc đau đẻ sẽ có xu hướng suôn sẻ hơn rất nhiều. Bởi vì, trong quá trình lâm bồn họ sẽ ít gặp phải biến chứng hơn và giảm bớt được tối đa sự can thiệp của y tế.

Nên hạn chế sự can thiệp y tế

Trong quá trình mang thai, nếu bạn không có nhiều vấn đề về sức khoẻ đặc biệt thì tốt nhất bạn nên hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của y tế như xét nghiệm, điều trị… Bời vì, có nhiều xét nghiệm rất cần thiết đối với bà bầu, tuy nhiên cũng có rất nhiều xét nghiệm thuộc dạng tự chọn. Để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trước khi ký thực hiện bất cứ xét nghiệm mang tính tự chọn nào, hãy nhớ là nên hỏi bác sĩ hoặc y tá lý do phải thực hiện các xét nghiệm đó. Nếu các xét nghiệm đó thực sự cần thiết cho bạn hoặc là các bác sĩ đưa ra những lý do hợp lý thì bạn hãy ký xác nhận.

Nên bắt đầu ca sinh từ lúc ở nhà

Giai đoạn đầu chuyển dạ tốt nhất là bạn nên ở nhà để di chuyển xung quanh, hít thở không khí trong lành, thư giãn bằng cách nghe nhạc, ăn uống và đi dạo một chút. Bạn nên đến bệnh viện ngay, nếu cảm nhận được các cơn co thắt xảy ra 5 phút /lần hoặc là những cơn đau dữ dội đến ít nhất khoảng 2 giờ/lần. Trong trường hợp, nếu bạn đến bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán là chưa đến thời gian lâm bồn thì bạn nên trở về nhà để nghỉ dưỡng cho thoải mái.

Thường xuyên tiếp xúc với nước

Các mẹ bầu thường nghĩ rằng, lúc chuẩn bị lâm bồn sẽ không tốt cho sức khỏe va quá trình lâm bồn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì việc tắm vòi sen, bồn tắm hoặc là bơi sẽ có tác dụng giúp giảm cơn đau đẻ của bạn một cách rất hiệu quả.

Chúc các mẹ bầu sinh tự nhiên tự tin!

Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay-chân-miệng

Posted: 03 Jul 2014 08:00 AM PDT

Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 21.000 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng tại 62 tỉnh / thành. Trong đó, có đến gần 81% là thuộc khu vực miền Nam và tại 1 tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 2 trường hợp tử vong.

Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay-chân-miệng nên việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay-chân-miệng nên việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Định nghĩa bệnh tay–chân–miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng (tiếng Anh: Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Vừa qua, tại Long An và Bà Rịa–Vũng Tàu 2 trường hợp tử vong được các bác sĩ xác định là do EV71 gây nên.

Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Các triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên có thể dễ dàng phát hiện thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ sẽ bắt đầu bị đau miệng. Khi khám họng của trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến đỏ loét. Các bậc phụ huynh có thể thấy các tổn thương này ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Dấu hiệu ở chân tay: trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, vùng kín… của trẻ sẽ phát ban dạng mụn nước.

Đặc biệt là bệnh có thể gây biến chứng rất nhanh về thần kinh và hệ hô hấp như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những con đường lây lan bệnh

- Bệnh có thể được lây theo đường tiêu hóa, mụn nước bị vỡ, nước bọt, phân, vết phỏng nước, dịch tiết mũi họng…

- Khi tiếp xúc thường xuyên với đồ dùng, bề mặt bàn ghế, nghịch dưới sàn nhà… hay tiếp xúc với những trẻ khác bị nhiễm virus cũng là con đường lây bệnh.

- Bệnh có thể lây qua đường không khí do dịch tiết ra  ỡ mũi họng khi bệnh ho, hắt hơi…

- Trong tuần đầu tiên, bệnh sẽ lây lan rất nhanh, tuy nhiên sau khi đã hết bệnh, trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, bệnh nhân vẫn có thể là nguồn lây lan bệnh.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể mang virus trong người, tuy nhiên lại không bị phát bệnh thì họ vẫn là nguồn lây lan bệnh.

Phòng bệnh

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác nhưng biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.

Trách nhiệm của phụ huynh trong việc phòng bệnh:

- Trước khi phụ huynh chuẩn bị chế biến thức ăn, trước khi cho con ăn, đặc biệt là sau khi lau dọn nhà cửa, đi vệ sinh hay sau khi thay tã cho bé phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Hàng ngày, phải thường xuyên lau rửa, khử trùng đồ chơi của trẻ, hoặc các bề mặt trẻ hay tiếp xúc như sàn nhà, bàn…

- Trong thời gian dịch bệnh, nên hạn chế hôn trẻ.

Các biện pháp bảo vệ cho trẻ:

- Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.

- Trong thời gian dịch bệnh, phải theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

- Đồ ăn, thức uống cho trẻ cần phải được đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, phụ huynh không nhai rồi mớm đồ ăn cho trẻ, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…

- Tăng cường sức để kháng cho trẻ bằng cách đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý… Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, vitamin. Chú ý bổ sung thêm vitamin C cho trẻ, bởi vì vitamin C đóng vai trò quan trọng nhất với sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng, trong quá trình bảo quản và chế biến, vitamin C rất dễ bị mất đi.

Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ

Posted: 03 Jul 2014 07:00 AM PDT

Mang trẻ đi khám sức khỏe định kỳ giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt nhất các nguy cơ gây bệnh, từ đó sẽ có những biện pháp kết hợp với bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh bệnh kịp thời cho bé.

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bố mẹ kiểm soát nguy cơ gây bệnh cho bé.

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bố mẹ kiểm soát nguy cơ gây bệnh cho bé.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi

Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé sơ sinh?

Đầu tiên cần thực hiện các kiểm tra về trọng lượng, chiều dài, chu vi vòng đầu và các phép đo trên biểu đồ tăng trưởng.

+ Khám đầu: Để đảm bảo cho xương sọ của bé luôn an toàn, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra phần thóp trên đầu của bé. Đồng thời, để đảm bảo hơn bé sẽ được kiểm tra hình dạng đầu xem nó có cân đối hoặc có bất thường gì hay không.

+ Khám miệng: Bố mẹ có thể phát hiện sớm bé có bị nấm miệng ( đặc biệt là nhiễm nấm men) thông qua những dấu hiệu ban đầu bằng việc quan sát vòm miệng của bé. Nấm miệng cũng chính là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

+Khám da: Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết các vết bớt hoặc dấu hiệu phát ban, nhiễm trùng trên da của trẻ, bởi vì làn da của mỗi trẻ khác nhau do cơ địa.

Sau đó thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc, 2 xét nghiệm bố mẹ cần lưu ý là các xét nghiệm để kiểm tra cơ thể trẻ và kiểm tra thị giác và thính giác của trẻ.

+ Khám tai: Bác sĩ dùng các thiết bị chuyên dụng để xem tai bé có chảy dịch hoặc bị nhiễm trùng tai hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn quan sát những phản ứng của bé trước nhiều âm thanh khác nhau, trong đó có cả giọng nói của bố mẹ.

+ Khám mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé liệu có bị tắc tuyến lệ hoặc chảy nhiều nước mắt hay không bằng dụng cụ kính soi đáy mắt.

Ngoài ra, đi tiêm phòng theo định kỳ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.

Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

- Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, để theo dõi tình hình phát triển của bé thì cần phải thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bé cần được tiêm phòng đầy đủ những mũi còn thiếu, tuyệt đối không được bỏ qua và theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

- Đầu tiên cần thực hiện kiểm tra sức khỏe của về trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu …

- Sau đó là thực hiện các thử nghiệm vật lý, bao gồm:

+ Khám mắt: Bác sĩ sẽ theo dõi chuyển động mắt của bé bằng cách dùng đèn pin hoặc vật phát sáng.

+ Nghe xung tim và cảm giác của bé: Để kiểm tra xem bé có các dấu hiệu bất thường ở tim hoặc có bị khó thở hay không, bác sĩ sẽ tiến hành nghe nhịp tim và phổi của bé.

+ Khám bụng: Để kiểm tra xem bé có dấu hiệu gặp các vấn đề thoát vị rốn, ruột hoặc tổn thương các mô mỡ gần rốn xuyên qua thành cơ bụng hay không, bác sĩ nhẹ nhàng ấn bụng của bé xuống.

+ Hông và chân: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị các vấn đề về trật khớp nói chung hoặc khớp hông nói riêng hay không, thông qua các cử động đôi chân của bé.

Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, thì ngoài việc kiểm tra trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu… để chủng ngừa tiếp xúc với chì hoặc thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh làm thêm các xét nghiệm máu cho trẻ.

+ Kiểm tra răng miệng: Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra kỹ càng răng miệng của bé. Để phát hiện các dấu hiệu đầu tiên khi bé mọc răng, bác sĩ có thể hỏi bố mẹ xem có thấy bé chảy nước dãi nhiều hơn hoặc nhai nhiều hơn bình thường hay không.

+ Cơ quan sinh dục : Đây là cơ quan nhạy cảm và quan trọng nhất của trẻ. Bởi vậy, để kiểm tra chính xác, ở bé gái bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ xem bé có bị tiết dịch âm đạo hay không. Còn đối với bé trai, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cả hai tinh hoàn đã rơi vào bìu hay chưa?

Một vài kinh nghiệm cho việc đưa trẻ đi khám:

Phụ huynh nên đặt lịch khám trước khi đưa trẻ đến, hoặc là khi đưa bé đi khám cần có 2 người, một người bế trẻ. một người thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết.

Trong trường hợp bé phải tiêm, mẹ hoặc người thân có thể thầm trấn an trẻ bằng cách ôm sát trẻ vào lòng, hoặc hát một giai điệu quen thuộc.

Khi đưa trẻ đi khám, mẹ hãy nhớ chuẩn bị một chăn quấn mềm mại cho bé, để phòng trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ phải cởi bỏ quần áo của bé.

Để tránh thêm bận tâm, suy nghĩ, phụ huynh không nên quá nặng nề trong việc so sánh chỉ số của con nhà mình và con người khác. Các mẹ hãy luôn lạc quan rằng, con yêu mình đang rất khỏe mạnh.

Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về  các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hàng ngày cho bé.

Một lưu ý cuối cùng cho mẹ là, đối với trẻ 1 tháng tuổi thì thời gian khám sức khỏe định kỳ thường là từ 2-4 tháng/lần trong năm đầu tiên. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, nên chủ động trong việc đặt lịch và theo dõi để cho trẻ đi khám đúng lịch, đề phòng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm.

0 Nhận xét