Mùa hè, mẹ bầu nên làm gì?

Mùa hè, mẹ bầu nên làm gì?


Mùa hè, mẹ bầu nên làm gì?

Posted: 08 Jul 2014 08:00 PM PDT

Thời tiết mùa hè nóng nực và thất thường khiến cơ thể mẹ bầu đôi khi không kịp thích nghi và rất dễ lâm vào tình trạng dễ nổi nóng, ngủ không đẫy giấc, ăn không ngon… Điều này làm thai nhi bị náo động, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, vào mùa hè phụ nữ mang thai cần chú ý mấy vấn đề dưới đây:

Bà bầu nên ngồi hóng mát ở những nơi an toàn.

Bà bầu nên ngồi hóng mát ở những nơi an toàn.

Ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc

Thời tiết nắng nóng, khiến mọi người thấy mệt mỏi, cảm giác không muốn ăn, ăn không ngon miệng… Trong khi đó, các mẹ bầu do hormone thay đổi, ốm nghén và nhu cầu của thai nhi nên cần phải hết sức chú ý đến việc ăn uống và dinh dưỡng.

Cần ăn uống khoa học, ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng cần thiết, đủ calo không được ăn uống quá đơn giản… để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Do thời tiết mùa hè nóng bức, nên mẹ bầu thường ăn ngủ thất thường, thời gian nghỉ ngơi không theo qui luật, điều này không có lợi chút nào cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bởi vậy, trong thời kỳ này các mẹ bầu cần thực hiện theo chế độ đêm ngủ, sáng thức dậy sớm, ban ngày thì tham gia một số hoạt động thể thao cho lợi như bơi, đi bộ…

Thời gian của buổi trưa cần thì nên bù đắp giấc ngủ không ngon trong đêm. Tuy nhiên, để tránh tinh thần uể oải, nằm nhiều tổn thương nguyên khí không có lợi cho cả mẹ và thai nhi, các mẹ bầu không nên ham ngủ quá dài.

Giữ trạng thái tâm lý tích cực

Khi mang thai, do những hormone trong cơ thể thay đổi, các mẹ bầu thường có những hành vi cáu giận, bồng bột hoặc hung hăng. Thời tiết mùa hè lại nóng nực và thất thường khiến cơ thể mẹ bầu đôi khi không kịp thích nghi, khiến các mẹ càng thêm khó chịu dẫn đến nóng giận, bực bội. Điều này làm thai nhi bị náo động, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chính vì vậy, trong những tháng mùa hè, các mẹ bầu cần để cho lòng thanh thản, lòng dạ phải để nguội bớt, vui vẻ, thoải mái, không để đã nóng lại làm nóng thêm, hơi một tý là nổi cáu.

Hóng mát ở những nơi an toàn

Trong mùa hè, do nhiệt độ tăng cao, mẹ bầu thường tìm những nơi có nhiều gió để hóng mát, dùng quạt máy quạt thẳng vào người suốt đêm. Theo các nghiên cứu y học cho rằng, đối với phụ nữ mang thai, phần lớn khí huyết bị suy nhược, dẫn đến rất dễ bị nhiễm gió độc, từ đó sinh ra nhiều bệnh tật.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai thi, khi hóng mát cần chú ý: nên hóng mát ở những nơi an toàn, nên bật quạt vừa phải, và chú ý nên cho quạt quay xung quanh, không nên nằm ngồi ngoài trời lâu quá, đêm hè dù nóng bức, nhưng khi ngủ vẫn nên để sẵn một chăn mỏng để đắp nếu thấy lạnh.

Tránh nắng

Do điều kiện lao động ngoài trời nên một số chị em phải ở dưới nắng thời gian dài, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi, các chị em cần hết sức chú ý và có biện pháp để phòng tránh cảm nắng, say nắng nóng. Khi ra ngoài trời mẹ bầu phải đội nón mũ hoặc che ô, mặc áo chống nắng, đừng quên mang theo nước uống…

Hãy nhớ không được để nắng gắt chiếu trực tiếp vào người trong một khoảng thời gian dài. Hằng ngày, có thể thanh nhiệt cho cơ thể bằng cách thường xuyên uống một số đồ uống có tính thanh nhiệt, giải khát như chè đỗ đen, chè thanh nhiệt…

Đảm bảo vệ sinh

Vào các buổi chiều, mọi người thường thích ngâm mình trong nước, thích bơi lội ở những bể bơi để làm mát cơ thể, đặc biệt là người dân sống ở vùng sông nước, vùng nông thôn thường có thói quen tắm ở sông, ao hồ… Nếu nguồn nước bẩn nhiều, nhiều rác thải sẽ rất dễ lây truyền các bệnh, đặc biệt là các bệnh lây qua âm đạo, và đường hô hấp… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên tắm bằng nguồn nước sạch, không nên tắm ngâm mình mà nên dùng gáo để dội hoặc là tắm bằng vòi sen.

7 việc làm giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa hè

Posted: 08 Jul 2014 07:30 PM PDT

Năm nay, thời tiết mùa hè thực sự nắng nóng, có hôm lên tới 39-40 0C…Tình trạng thời tiết khắc nhiệt thế này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em, đây cũng chính là thời điểm các loại bệnh như rôm sảy, sốt virus, bệnh đường hô hấp đặc biệt các loại bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp đua nhau bùng phát.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bé có nguy cơ mắc các bệnh mùa nóng? Xin mời các bậc cha mẹ tham khảo và áp dụng một số các biện pháp chăm sóc bé sau đây nhé!

Thời tiết nắng nóng nên cho trẻ uống nhiều nước.

Thời tiết nắng nóng nên cho trẻ uống nhiều nước.

1. Chú ý đến chế dinh dưỡng của trẻ

Trong mùa nóng, các bậc cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm, tuyệt đối không được cho trẻ ăn thức ăn đã bị ôi thiu, rau sống, các loại hoa quả xanh.

2. Chăm sóc trẻ cẩn thận

Hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu cho trẻ trang mỗi khi ra đường, nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt.

3. Không để trẻ chơi dưới trời nắng

Mỗi khi cần đi ra nắng hoặc đi học phải cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, hoặc cho trẻ mặc thêm áo chống nắng, lưu ý lúc trẻ ở nhà hay ở trường cũng phải cho trẻ uống đủ nước. Nếu thời tiết quá nóng thì tốt nhất nên cho trẻ chơi ở trong nhà.

4. Khi dùng điều hòa

Nếu nhà bạn có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-280C. Các bậc phụ huynh cần chú ý, để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh.

Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt.

Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).

5. Nhà ở phải khô ráo, sạch sẽ và đủ ánh sáng

Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển ruồi, muỗi , côn trùng…mầm mống của bệnh tật.

Nhớ cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để khỏi bị khô họng.

Nên để một chậu nước ở trong phòng hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.

6. Mặc quần dài, áo dài tay cho trẻ

Khi ngủ nên mặc quần áo dài tay cho trẻ, nhớ phải có màn, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, khơi thông cống rãnh, loại bỏ nơi muỗi đẻ hoặc là thả một vài con cá đuôi cờ vào chum vại bể chứa nước ăn để diệt loăng quăng.

7. Theo dõi sát sao khi trẻ bị sốt

Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần phải hạ sốt ngay cho bé bằng cách nới rộng quần áo, cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol), rồi cho bé đi khám bác sĩ nhi ngay.

Thời tiết nóng nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị các bệnh sốt virus và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý dành thêm thời gian để chăm sóc con trong những ngày nóng này.

0 Nhận xét