Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


8 nguyên nhân khiến trẻ đái dầm

Posted: 06 Jul 2014 06:00 PM PDT

Khi con đái dầm thường xuyên thì cha mẹ sẽ có xu hướng nổi nóng, thậm chí còn trừng phạt con. Nếu hiểu được thấu đáo nguyên nhân gây bệnh đái dầm, cha mẹ có biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho con. 

Có rất nhiều yếu tố khiến con đái dầm thường xuyên, bệnh tật không phải nguyên nhân chính trong phần lớn trường hợp. BS. Thu Thủy, BV Nhi Trung ương cho biết, có 8 nhóm nguyên nhân thường khiến trẻ em đái dầm:

Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ.

Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ.

1. Do yếu tố di truyền

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ đái dầm là do di truyền. Nếu hồi nhỏ cha và mẹ từng đái dầm thì nguy cơ con cái sẽ đái dầm là gần 80%. Nếu chỉ cha hoặc mẹ từng đái dầm thì tỷ lệ này giảm còn gần 45%, và nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm thì tỷ lệ còn 15%. Với hiện tượng đái dầm tiên phát này, hầu như kiểu gì cũng sẽ tìm được một người họ hàng từng mắc chứng đái dầm.

2. Giảm dung tích chức năng

So với bạn bè cùng tuổi, dung tích bàng quang ở trẻ đái dầm thường thấp hơn nhiều. Ban ngày, trẻ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi còn phải vội vã chạy vào nhà vệ sinh để tránh sự cố vì có dung tích bàng quang quá nhỏ. Vào ban đêm, khả năng giữ nước tiểu lúc ngủ của những trẻ này cũng thấp hơn so với các bạn.

Tuy nhiên, khi các bác sĩ thực hiện gây mê để kiểm tra, thì một điều rất ngạc nhiên là bàng quang của các bé hay đái dầm có kích thước hoàn toàn bình thường. Giải thích điều này bác sĩ cho biết, về mặt giải phẫu, bàng quang của trẻ không hề nhỏ, nhưng trẻ có cảm giác bàng quang đầy trước khi túi này đầy là thực sự. Trong trường hợp này, y học dùng thuật ngữ là giảm dung tích chức năng.

3. Tăng lượng nước tiểu được sản xuất ở thận

Vào ban đêm, để giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, não sẽ sản xuất ra một loại hoóc môn có tên gọi là vasopressin, có tác dụng trong việc tăng tái hấp thu nước vào dòng máu. Lượng nước tiểu được sản xuất về đêm giảm cho phép trẻ ngủ tới tận sáng mà không phải thức dậy để đi tiểu. Tuy các chuyên gia trong lĩnh vực này vẫn chưa có quan điểm thống nhất, đa số họ cho rằng một số trẻ đái dầm vì không thể sản xuất đủ lượng hoóc môn vasopressin.

4. Trẻ không thể thức dậy để đi tiểu

Theo các nghiên cứu mới nhất đây cho thấy, trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ trẻ đều có thể đái dầm. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra 1 điểm rằng, khi ngủ một số trẻ không thể đáp ứng với các tín hiệu bên trong cơ thể, có nghĩa là khi bàng quang đạt dung tích tối đa, trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc.

5. Bệnh táo bón

Khi con đã học được cách ngồi bô thì đa số cha mẹ ít quan tâm tới việc đi ngoài của con. Đây cũng chính là điều giải thích vì sao táo bón lại là nguyên nhân đái dầm hay bị các bậc cha bỏ sót nhất.

Bàng quang sẽ dễ bị ‘hiểu nhầm’ và gửi tín hiệu thần kinh tới não như khi bàng quang bị đầy, nếu trực tràng bị đầy. Bởi vì, khi trực tràng bị đầy phân sẽ làm giảm dung tích bàng quang hoặc là tình trạng này sẽ khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này. Chính vì vậy, nếu cha mẹ tìm cách điều trị táo bón thì có thể làm giảm hoặc chữa lành chứng đái dầm cho trẻ.

6. Vấn đề về tâm lý

Nếu gặp phải những căng thẳng như chuyển nhà, chuyển trường học, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng tình dục… thì trẻ có thể bị đái dầm thứ phát. Bởi vậy, khi rắc rối tâm lý được xử lý, đái dầm thường sẽ mất đi. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng đây không phải là một trong những nguyên nhân gây đái dầm tiên phát.

7. Bị lạm dụng tình dục?

Các bậc cha mẹ cần nghĩ ngay tới lạm dụng tình dục nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện: trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu mạn tĩnh, hoặc là bị ra nhiều chất tiết vì bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, ngứa hoặc đau rát ở bộ phận sinh dục.

8. Do một số tình trạng bệnh lý

Theo nguyên cứu thì chưa tới 4% các trường hợp đái dầm có nguyên nhân là tình trạng bệnh lý. Để phát hiện ra vấn đề có nằm ở đây hay không, cần thực hiện việc thăm khám tỉ mỉ và làm một số xét nghiệm nước tiểu. Một số dấu hiệu nhận biết khác là đái dầm đi kèm ngừng thở khi ngủ, bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường và một số bệnh lý thần kinh…

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

Posted: 06 Jul 2014 08:30 AM PDT

Trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau và đương nhiên ở mỗi giai đoạn mẹ bầu cũng cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết khác nhau. Vậy làm thế nào để giúp các mẹ bầu bổ sung những dưỡng chất cần thiết đúng thời điểm?

Để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi cũng phát triển được hoàn hảo nhất, chúng tôi xin được mách các mẹ những thực phẩm giàu dinh dưỡng nên ăn ở mỗi giai đoạn mang thai.

Bổ sung axit folic, canxi, sắt đúng thời điểm mới phát huy được hết công dụng và có lợi cho mẹ bầu.

Bổ sung axit folic, canxi, sắt đúng thời điểm mới phát huy được hết công dụng và có lợi cho mẹ bầu.

Tháng thứ nhất đến tháng thứ 3

Ở giai đoạn này các mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu axit folic.

Giai đoạn đầu của thai kỳ là thời điểm cơ thể phát sinh những hormone mới cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi, nên sức khỏe thường bị ảnh hưởng(ốm nghén kinh hoàng, ngực mẹ bầu cũng thường mềm và phát triển hơn, mệt mỏi, ăn uống kém… ). Do vậy, việc ăn uống cần được chú trọng hơn, bởi đây cũng chính là thời điểm thai bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng nên việc nạp đủ dinh dưỡng là rất cần thiết.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi, các mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2200 calo mỗi ngày. Để thực hiện tốt việc này, mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu chất xơ, vitamin và tuyệt đối tránh các loại thức ăn ôi thiu, quá hạn, và các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… Mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế những cơn ốm nghén. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, đậu lăng, thịt nạc…

Đặc biệt ở giai đoạn này, mẹ bầu rất cần bổ sung axit folic, bởi vì bổ sung axit folic không chỉ có tác dụng ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh ở thai nhi mà còn giúp cải thiện hành vi của trẻ trong giai đoạn tập đi, nên nếu không thể nạp đủ qua chế độ ăn uống, mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được uống thêm thuốc bổ.

Một số thực phẩm giàu axit folic là rau xanh, các loại đỗ, gan, trái cây tươi, ngũ cốc…

Tháng thứ 4 đến tháng thứ 6

Ở giai đoạn này các mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu sắt.

Đây được coi là giai đoạn dễ chịu nhất đối với hầu hết mẹ bầu, vì vậy các mẹ cũng dễ dàng ăn uống và tăng cân nhanh hơn. Đây cùng là thời điểm mẹ dễ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi nhất và cũng có thể biết được giới tính của bé yêu.

Giai đoạn 2, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng cần nhiều hơn, mẹ cần bổ sung khoảng 2500 calo mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại thịt bò, thịt lợn, cá, rau xanh, hoa quả, vitamin… và tuyệt đối tránh các loại chất kích thích như rượu, thuốc lá…

Thời kì mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu nên bổ sung sắt cho cơ thể qua việc ăn uống và viên sắt/folic theo chỉ định của bác sĩ: thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh … cần bổ sung vào mỗi bữa ăn để đề phòng việc thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu thiếu máu trong thời kì này dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho cả thai nhi và thai phụ, như có thể bị đẻ non, thai chết lưu, hay mẹ bầu có thể bị chảy máu nhiều sau sinh…

Tháng thứ 7 đến cuối thai kỳ

Ở giai đoạn này các mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu canxi.

Trong thời gian này, về chế độ ăn uống mẹ vẫn cần bổ sung thêm khoảng 2500calo mỗi ngày. Tránh để cơ thể quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, hàng ngày mẹ cũng cần phải bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ sẽ phải thiếu hụt một số lượng lớn canxi để giúp cho sự phát triển khung xương của trẻ và nuôi dưỡng trẻ, ngay cả trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng vẫn cần thiết cung cấp canxi cho các mẹ bầu và thai nhi.

Chính vì thế, phải luôn luôn bổ sung đủ canxi thông qua các thực phẩm tự nhiên, nếu không đủ, các mẹ có thể uống thêm canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Những thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa chua ít béo, sữa đậu nành, nước cam, rau lá xanh, đậu phụ …

0 Nhận xét