Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


Bí quyết giúp mẹ bầu tự tin hơn với việc đẻ thường

Posted: 03 Jul 2014 06:00 PM PDT

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi "vượt cạn"? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo và áp dụng bí quyết dưới đây nhé!

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi "vượt cạn"?

Chuẩn bị một nền tảng kiến thức tốt

Để chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức sinh sản tốt và một tâm lý ổn định khi bạn quyết định sinh tự nhiên, bạn nên tham gia  vào một lớp học dạy các kỹ năng cơ bản khi đau đẻ và sinh tự nhiên như lớp dạy kỹ năng kiểm soát hơi thở, cách thư giãn và các phương pháp bổ trợ khác.

Tìm người có kinh nghiệm sinh thường để chăm sóc cho mình

Trong mọi lĩnh vực, kinh nghiệm thực tế luôn là một điều vô cùng quý giá. Chính vì vậy, để có thể tự tin hơn khi lâm bồn, bạn nên cố gắng chọn cho mình người chăm sóc là người đã có nhiều kinh nghiệm sinh con tự nhiên. Từ những kinh nghiệm được tích lũy, họ sẽ có những lời khuyên rất bổ ích và giúp bạn giải toả tâm lý, hoặc là khi gặp những tình huống bất ngờ họ sẽ linh động giúp bạn xử lý.

Hạn chế tăng cân

Đối với bà bầu không thừa cân thì việc đau đẻ sẽ có xu hướng suôn sẻ hơn rất nhiều. Bởi vì, trong quá trình lâm bồn họ sẽ ít gặp phải biến chứng hơn và giảm bớt được tối đa sự can thiệp của y tế.

Nên hạn chế sự can thiệp y tế

Trong quá trình mang thai, nếu bạn không có nhiều vấn đề về sức khoẻ đặc biệt thì tốt nhất bạn nên hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của y tế như xét nghiệm, điều trị… Bời vì, có nhiều xét nghiệm rất cần thiết đối với bà bầu, tuy nhiên cũng có rất nhiều xét nghiệm thuộc dạng tự chọn. Để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trước khi ký thực hiện bất cứ xét nghiệm mang tính tự chọn nào, hãy nhớ là nên hỏi bác sĩ hoặc y tá lý do phải thực hiện các xét nghiệm đó. Nếu các xét nghiệm đó thực sự cần thiết cho bạn hoặc là các bác sĩ đưa ra những lý do hợp lý thì bạn hãy ký xác nhận.

Nên bắt đầu ca sinh từ lúc ở nhà

Giai đoạn đầu chuyển dạ tốt nhất là bạn nên ở nhà để di chuyển xung quanh, hít thở không khí trong lành, thư giãn bằng cách nghe nhạc, ăn uống và đi dạo một chút. Bạn nên đến bệnh viện ngay, nếu cảm nhận được các cơn co thắt xảy ra 5 phút /lần hoặc là những cơn đau dữ dội đến ít nhất khoảng 2 giờ/lần. Trong trường hợp, nếu bạn đến bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán là chưa đến thời gian lâm bồn thì bạn nên trở về nhà để nghỉ dưỡng cho thoải mái.

Thường xuyên tiếp xúc với nước

Các mẹ bầu thường nghĩ rằng, lúc chuẩn bị lâm bồn sẽ không tốt cho sức khỏe va quá trình lâm bồn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì việc tắm vòi sen, bồn tắm hoặc là bơi sẽ có tác dụng giúp giảm cơn đau đẻ của bạn một cách rất hiệu quả.

Chúc các mẹ bầu sinh tự nhiên tự tin!

Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay-chân-miệng

Posted: 03 Jul 2014 08:00 AM PDT

Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 21.000 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng tại 62 tỉnh / thành. Trong đó, có đến gần 81% là thuộc khu vực miền Nam và tại 1 tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 2 trường hợp tử vong.

Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay-chân-miệng nên việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay-chân-miệng nên việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Định nghĩa bệnh tay–chân–miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng (tiếng Anh: Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Vừa qua, tại Long An và Bà Rịa–Vũng Tàu 2 trường hợp tử vong được các bác sĩ xác định là do EV71 gây nên.

Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Các triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên có thể dễ dàng phát hiện thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ sẽ bắt đầu bị đau miệng. Khi khám họng của trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến đỏ loét. Các bậc phụ huynh có thể thấy các tổn thương này ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Dấu hiệu ở chân tay: trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, vùng kín… của trẻ sẽ phát ban dạng mụn nước.

Đặc biệt là bệnh có thể gây biến chứng rất nhanh về thần kinh và hệ hô hấp như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những con đường lây lan bệnh

- Bệnh có thể được lây theo đường tiêu hóa, mụn nước bị vỡ, nước bọt, phân, vết phỏng nước, dịch tiết mũi họng…

- Khi tiếp xúc thường xuyên với đồ dùng, bề mặt bàn ghế, nghịch dưới sàn nhà… hay tiếp xúc với những trẻ khác bị nhiễm virus cũng là con đường lây bệnh.

- Bệnh có thể lây qua đường không khí do dịch tiết ra  ỡ mũi họng khi bệnh ho, hắt hơi…

- Trong tuần đầu tiên, bệnh sẽ lây lan rất nhanh, tuy nhiên sau khi đã hết bệnh, trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, bệnh nhân vẫn có thể là nguồn lây lan bệnh.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể mang virus trong người, tuy nhiên lại không bị phát bệnh thì họ vẫn là nguồn lây lan bệnh.

Phòng bệnh

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác nhưng biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.

Trách nhiệm của phụ huynh trong việc phòng bệnh:

- Trước khi phụ huynh chuẩn bị chế biến thức ăn, trước khi cho con ăn, đặc biệt là sau khi lau dọn nhà cửa, đi vệ sinh hay sau khi thay tã cho bé phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Hàng ngày, phải thường xuyên lau rửa, khử trùng đồ chơi của trẻ, hoặc các bề mặt trẻ hay tiếp xúc như sàn nhà, bàn…

- Trong thời gian dịch bệnh, nên hạn chế hôn trẻ.

Các biện pháp bảo vệ cho trẻ:

- Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.

- Trong thời gian dịch bệnh, phải theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

- Đồ ăn, thức uống cho trẻ cần phải được đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, phụ huynh không nhai rồi mớm đồ ăn cho trẻ, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…

- Tăng cường sức để kháng cho trẻ bằng cách đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý… Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, vitamin. Chú ý bổ sung thêm vitamin C cho trẻ, bởi vì vitamin C đóng vai trò quan trọng nhất với sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng, trong quá trình bảo quản và chế biến, vitamin C rất dễ bị mất đi.

Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ

Posted: 03 Jul 2014 07:00 AM PDT

Mang trẻ đi khám sức khỏe định kỳ giúp cha mẹ có thể kiểm soát tốt nhất các nguy cơ gây bệnh, từ đó sẽ có những biện pháp kết hợp với bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh bệnh kịp thời cho bé.

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bố mẹ kiểm soát nguy cơ gây bệnh cho bé.

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bố mẹ kiểm soát nguy cơ gây bệnh cho bé.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi

Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé sơ sinh?

Đầu tiên cần thực hiện các kiểm tra về trọng lượng, chiều dài, chu vi vòng đầu và các phép đo trên biểu đồ tăng trưởng.

+ Khám đầu: Để đảm bảo cho xương sọ của bé luôn an toàn, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra phần thóp trên đầu của bé. Đồng thời, để đảm bảo hơn bé sẽ được kiểm tra hình dạng đầu xem nó có cân đối hoặc có bất thường gì hay không.

+ Khám miệng: Bố mẹ có thể phát hiện sớm bé có bị nấm miệng ( đặc biệt là nhiễm nấm men) thông qua những dấu hiệu ban đầu bằng việc quan sát vòm miệng của bé. Nấm miệng cũng chính là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

+Khám da: Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết các vết bớt hoặc dấu hiệu phát ban, nhiễm trùng trên da của trẻ, bởi vì làn da của mỗi trẻ khác nhau do cơ địa.

Sau đó thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc, 2 xét nghiệm bố mẹ cần lưu ý là các xét nghiệm để kiểm tra cơ thể trẻ và kiểm tra thị giác và thính giác của trẻ.

+ Khám tai: Bác sĩ dùng các thiết bị chuyên dụng để xem tai bé có chảy dịch hoặc bị nhiễm trùng tai hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn quan sát những phản ứng của bé trước nhiều âm thanh khác nhau, trong đó có cả giọng nói của bố mẹ.

+ Khám mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé liệu có bị tắc tuyến lệ hoặc chảy nhiều nước mắt hay không bằng dụng cụ kính soi đáy mắt.

Ngoài ra, đi tiêm phòng theo định kỳ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.

Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

- Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, để theo dõi tình hình phát triển của bé thì cần phải thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bé cần được tiêm phòng đầy đủ những mũi còn thiếu, tuyệt đối không được bỏ qua và theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

- Đầu tiên cần thực hiện kiểm tra sức khỏe của về trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu …

- Sau đó là thực hiện các thử nghiệm vật lý, bao gồm:

+ Khám mắt: Bác sĩ sẽ theo dõi chuyển động mắt của bé bằng cách dùng đèn pin hoặc vật phát sáng.

+ Nghe xung tim và cảm giác của bé: Để kiểm tra xem bé có các dấu hiệu bất thường ở tim hoặc có bị khó thở hay không, bác sĩ sẽ tiến hành nghe nhịp tim và phổi của bé.

+ Khám bụng: Để kiểm tra xem bé có dấu hiệu gặp các vấn đề thoát vị rốn, ruột hoặc tổn thương các mô mỡ gần rốn xuyên qua thành cơ bụng hay không, bác sĩ nhẹ nhàng ấn bụng của bé xuống.

+ Hông và chân: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị các vấn đề về trật khớp nói chung hoặc khớp hông nói riêng hay không, thông qua các cử động đôi chân của bé.

Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, thì ngoài việc kiểm tra trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu… để chủng ngừa tiếp xúc với chì hoặc thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh làm thêm các xét nghiệm máu cho trẻ.

+ Kiểm tra răng miệng: Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra kỹ càng răng miệng của bé. Để phát hiện các dấu hiệu đầu tiên khi bé mọc răng, bác sĩ có thể hỏi bố mẹ xem có thấy bé chảy nước dãi nhiều hơn hoặc nhai nhiều hơn bình thường hay không.

+ Cơ quan sinh dục : Đây là cơ quan nhạy cảm và quan trọng nhất của trẻ. Bởi vậy, để kiểm tra chính xác, ở bé gái bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ xem bé có bị tiết dịch âm đạo hay không. Còn đối với bé trai, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cả hai tinh hoàn đã rơi vào bìu hay chưa?

Một vài kinh nghiệm cho việc đưa trẻ đi khám:

Phụ huynh nên đặt lịch khám trước khi đưa trẻ đến, hoặc là khi đưa bé đi khám cần có 2 người, một người bế trẻ. một người thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết.

Trong trường hợp bé phải tiêm, mẹ hoặc người thân có thể thầm trấn an trẻ bằng cách ôm sát trẻ vào lòng, hoặc hát một giai điệu quen thuộc.

Khi đưa trẻ đi khám, mẹ hãy nhớ chuẩn bị một chăn quấn mềm mại cho bé, để phòng trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ phải cởi bỏ quần áo của bé.

Để tránh thêm bận tâm, suy nghĩ, phụ huynh không nên quá nặng nề trong việc so sánh chỉ số của con nhà mình và con người khác. Các mẹ hãy luôn lạc quan rằng, con yêu mình đang rất khỏe mạnh.

Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về  các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hàng ngày cho bé.

Một lưu ý cuối cùng cho mẹ là, đối với trẻ 1 tháng tuổi thì thời gian khám sức khỏe định kỳ thường là từ 2-4 tháng/lần trong năm đầu tiên. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, nên chủ động trong việc đặt lịch và theo dõi để cho trẻ đi khám đúng lịch, đề phòng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm.

0 Nhận xét