Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


Cha mẹ đã thực sự hiểu về kỹ năng sống của trẻ?

Posted: 01 Jul 2014 08:00 AM PDT

Thời gian gần đây cụm từ "Kỹ năng sống" được mọi người thường xuyên nhắc đến như một "hiện tượng", đi kèm với nó là một loạt các trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ ra đời với nhiều quy mô khác nhau. "Kỹ năng sống" được dạy cho trẻ từ mẫu giáo đến lứa tuổi 15, 16 với nhiều mức học phí khác nhau, học phí cho mỗi khóa học kỹ năng sống có thể là vài trăm nghìn nhưng cũng có thể lên đến vài nghìn đô…

Các lớp Kỹ năng sống phát triển mạnh và nhiều như nấm mọc sau mưa với nhiều hình thức dạy: bằng những buổi dã ngoại cho các bé mẫu giáo, những ngày cắm trại, sinh hoạt hè hoặc mùa hè quân ngũ,… thậm chí là những ngày hè trải nghiệm ở nước ngoài một mình cho lứa tuổi teen. "Kỹ năng sống" thực sự là một cụm từ "trừu tượng và cao siêu" vì không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu đúng về nó.

Mùa hè quân ngũ là một trong những khóa học kỹ năng sống cho trẻ

Mùa hè quân ngũ là một trong những khóa học kỹ năng sống cho trẻ

Nhiều cha mẹ chỉ biết bỏ tiền cho con học vì nghe nói Kỹ năng sống rất cần thiết, rất hay đối với trẻ mà không biết nó cần thiết, nó hay như thế nào. Vậy kỹ năng sống là gì? Phải hiểu thế nào cho đúng? Có cần thiết phải cho con học kỹ năng sống ở các trung tâm đắt tiền? Bố mẹ có thể tự dạy con kỹ năng sống ở nhà được không?

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO thì kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày… kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức…".

Kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa

Kỹ năng sống là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa

Tôi đã chứng kiến một bà mẹ háo hức nán lại trung tâm học thêm của con để nghe thầy giáo dạy tiếng Anh giảng kỹ năng sống và rồi thốt lên "tưởng thế nào…". Thầy giáo dạy "khi gặp người lớn các em phải chào, phải nói cảm ơn khi được tặng quà, nói xin lỗi khi mắc lỗi…", bà mẹ ấy bảo dạy kỹ năng sống thế tôi cũng dạy được. Tôi được tận mục sở thị một lớp học kỹ năng sống dành cho các cô bé, cậu bé trong mùa hè, các anh chị phụ trách dạy các em cách "xoay sở" trong sinh hoạt hằng ngày khi không có bố mẹ bên cạnh, từ cách gấp chăn màn khi mới ngủ dậy, cách tự làm vệ sinh cá nhân, cách lau dọn nhà cửa, sơ cứu vết thương, người bị tai nạn, cách thoát thân trong trường hợp khẩn cấp…

Các em hầu như đã làm rất tốt sau một thời gian được hướng dẫn nhưng liệu tất cả các kỹ năng ấy có được phát huy khi các em quay về nhà? Với nhịp sống hối hả hiện nay, vị phụ huynh nào cũng dành rất nhiều thời gian cho công cuộc mưu sinh với mục tiêu là mang thật nhiều tiền về nhà để bù đắp cho con, chính vì vậy những gì các em học được, tích lũy được chỉ còn là "kỷ niệm". Hàng năm các em vẫn được bố mẹ đầu tư cho đi học nhưng hầu như chẳng áp dụng được mấy khi khóa học kết thúc, vào lớp học của hè sau mọi thứ lại… như mới.

Gia đình là nơi đào tạo kỹ năng sống hiệu quả nhất đối với trẻ

Gia đình là nơi đào tạo kỹ năng sống hiệu quả nhất đối với trẻ

Vẫn biết có những kỹ năng phải đến trường, lớp mới có thể học được nhưng những kỹ năng cơ bản nhất trong sinh hoạt hằng ngày để có thể tự phục vụ bản thân và giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi thì các em có thể học được ở trong chính ngôi nhà của mình. Gia đình chính là cái nôi đào tạo, nuôi dưỡng, tạo điều kiện thực hành tốt nhất cho kỹ năng sống của các em thuần thục và bố mẹ cũng chính là những giáo viên tốt nhất của các em.

Giải pháp nào cho tình trạng cháy vắc xin 6 trong 1?

Posted: 01 Jul 2014 07:30 AM PDT

Một số loại vắc xin như thủy đậu và 6 trong 1… hiện đang cháy hàng. Tuy nhiên, nhiều loại vắc xin 3 trong 1, sởi đơn, viêm não Nhật Bản, viêm gan A… thì lại vẫn còn thuốc. Liệu có thể thay thế vắc xin được không?

Chưa khi nào tình trạng thiếu vắc xin lại lâu như hiện nay.

Chưa khi nào tình trạng thiếu vắc xin lại lâu như hiện nay.

Phụ huynh lo lắng vì phải “tay không phòng bệnh”

Thời gian gần đây, cứ tuần 1 lần, chị Lê Thu Phương (Hà Nội) đều đưa con(22 tháng tuổi) đi đến các điểm tiêm chủng để tiêm mũi 6 trong 1. Chị nói: Đến tháng 4 vừa qua, theo lịch ghi trên sổ khám bệnh của bác sĩ thì bé phải tiêm lại một mũi 6 trong 1 nữa. Tuy nhiên, 2 tháng nay, chị Phương rất lo lắng vì vẫn chưa tìm được địa điểm nào còn vắc xin 6 trong 1 để tiêm cho bé.

Vì qua lo lắng cho sức khỏe của bé nên chị đã gọi đến một số các trung tâm tư vấn và tiêm chủng vắc xin, tuy nhiên vì các số thường để ở chế độ kênh máy nên chị không thể nào gọi điện đến được. Hôm qua, được nghỉ cuối tuần, chị đã đưa bé đến tất cả các điểm tiêm chủng tại thành phố Hà Nội, nhưng điều chị nhận được đều là cái lắc đầu của nhân viên ở các phòng tiêm chủng.

Điều đang làm chị lo lắng nhất là bé nhà chị đã được tiêm 3 mũi 6 trong 1 rồi, chị không biết có liệu có nên đưa bé đi tiêm loại vắc xin khác hay không, loại khác thì có để lại tai biến không.

Không chỉ mình chị Phương, vợ chồng anh Nguyễn Tú An(Hà Nội) cũng đang rất lo lắng khi đưa con đi tiêm phòng vắc xin thì có nhiều loại hiện đang cháy. Bé nhà anh An hiện đã được 2 rưỡi tuổi, tuy nhiên bé vẫn chưa được phòng tiêm thủy đậu do hết thuốc.

Ngày trước, do sợ vắc xin, nên anh không muốn đưa con đi tiêm phòng. Năm ngoái, con gái anh An đã bị tay chân miệng và chạy thẳng vào viêm phổi, anh chị hối hận mãi vì đã không thể phòng bệnh cho bé. Nhận thấy được tầm quan trọng của vắc xin anh đã quyết định phải đưa con đi tiêm phòng, tuy nhiên lại rơi vào cảnh “tay không phòng bệnh”.

Thực tế, ở các điểm tiêm trủng vắc xin 6 trong 1 đã hết từ mấy tháng nay rồi. Theo nhân viên tại các điểm tiêm chủng, đầu tháng 5 là có vắc xin mới, nhưng đến nay đầu tháng 7 mà vẫn chưa biết khi nào có thuốc. Họ cho biết khi nào có vắc xin sẽ thông báo ngay cho các phụ huynh. Nhiều bé mới chỉ tiêm được 1 hoặc 2 mũi đã hết thuốc nên các bé vẫn đang phải chờ thuốc về nhập khẩu.

Còn vắc xin thủy đậu có đưa ra ngoài thị trường hơn 70.000 liều, tuy nhiên con số này chỉ như muối bỏ bể. Vừa mới đưa về các phòng tiêm chủng thì 3 ngày sau đã thông báo hết vắc xin.

Một bác sĩ ở bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Chưa có năm nào mà các phụ huynh phàn nàn về tình trạng hết vắc xin kéo dài như năm nay. Thậm chí, có bé chỉ hơi sốt phụ huynh cũng lo lắng sợ lây bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh hiện vẫn chưacó thuốc phòng ngừa họ cũng đành chịu”.

Giải pháp nào?

Để giúp người dân giải đáp thắc mắc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển – Giám đốc Trung Tâm chăm sóc sức khỏe Cộng Đồng Hà Nội, Nguyên chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Theo ông, trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, thì nhiều người có tâm lý sử dụng vắc xin ngoại cũng là điều có thể thông cảm được, tuy nhiên vấn đề ở đây là người dân hay thắc mắc và luôn nghĩ rằng tiêm vắc xin dịch vụ sẽ phòng bệnh tốt hơn. Thực ra, cha mẹ nên biết là khi tiêm chủng cho trẻ chỉ cần xem xét kỹ đến thành phần của các loại vắc xin là được.

Ví dụ: Nếu tiêm vắcxin dịch vụ 6 trong 1 cho con thì các phụ huynh cần biết trong vắc xin có bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và hib. Phòng trường hợp hết thuốc hoặc có lý đo nào đó không thể tiêm đúng thuốc thì các phụ huynh định có thể thay thế thuốc cho con, ví dụ chọn 5 trong 1 có thành phần kháng thể bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, hiB nhưng thiếu viêm gan B. Khi đó, các phụ huynh có thể vẫn tiêm vắcxin này, nhưng phải bổ sung thêm một mũi viêm gan B thì sẽ đảm bảo.

Trước lo lắng của các phụ huynh rằng việc trễ mũi vắc xin sẽ có ảnh hưởng đến kháng thể phòng bệnh của trẻ, các chuyên gia dịch tễ khuyên các phụ huynh nên tiêm nhắc lại một số loại vắc xin như ho gà, uốn ván, Hib, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, bại liệt, viêm não phế cầu… Đây là các vắc xin tạo được kháng thể bảo vệ khoảng 3-10 năm.

Trong thời gian này, nếu trẻ không được tiêm nhắc, khi phơi nhiễm với mầm bệnh thì trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh. Ngoài ra, các vắc xin này còn có tác dụng tạo được trí nhớ miễn dịch tốt nên sau chỉ một mũi tiêm nhắc, hiệu giá kháng thể bảo vệ, tức là sức chống đỡ của cơ thể lại tăng lên rất cao.

Chuyên gia cho biết thêm, đối với các bé đã được tiêm 1, 2 mũi 6 trong 1 dịch vụ rồi mà hiện tại đang chờ mũi thứ 3 thì các phụ huynh hãy yên tâm rằng việc chờ thêm 1 đến 2 tháng nữa cũng không ảnh hưởng gì tới khả năng miễn dịch, tuy nhiên phải chắc chắn cần tiêm đủ số mũi cho trẻ.

Những điều cần lưu ý khi cho con đi bơi vào mùa hè

Posted: 30 Jun 2014 12:35 AM PDT

Trên những bức tường trong nhà bể bơi đều có gắn bảng hiệu cảnh báo: "cấm chạy nhảy trên thành bể bơi" nhưng có lẽ chẳng ai có thời gian để chú ý đến nó…

Bé bống cạnh nhà tôi cứ chiều đến là hớn hở sang khoe "bác ơi cháu chuẩn bị được đi bơi đấy" nhưng mấy hôm nay chẳng thấy tiếng cô bé đâu. Hỏi ra thì mới biết Bống bị ốm, vừa viêm họng lại vừa đau mắt. Khổ thân Bống, tôi chép miệng. Chiều nay thứ 7, chồng tôi gợi ý cho các con đi chơi, anh bảo cho con đi bơi cho mát. Ra đến bể bơi, người đông như… trảy hội, mùi clo bốc lên nồng nặc, sặc vào mũi tôi đến ngạt thở, con gái tôi chun mũi lại lấy tay xua xua "mùi kinh thế hả mẹ" chồng tôi bảo "chắc tại vì mình mới vào, tí là hết ấy mà".

Khi cho con đi bơi vào mùa hè cần chọn bể bơi có độ sâu phù hợp, nước sạch,...

Khi cho con đi bơi vào mùa hè cần chọn bể bơi có độ sâu phù hợp, nước sạch,…

Tôi vẫn ngồi trên bờ, chồng tôi và con loay hoay tìm chỗ để xuống, cuối cùng nhờ "tháo vát" nên bố con anh cũng tìm được chỗ cho mình. Mùa hè nắng nóng, oi bức lại được dầm mình xuống nước mát quả là dễ chịu nhưng không chỉ có vậy… Ngồi quan sát một lúc tôi phát hiện ra có những người khạc nhổ một cách vô tư, làn nước xanh lập tức nổi váng khiến tôi rùng mình nghĩ dại lỡ có ai, đứa trẻ nào hoặc có thể là chồng con tôi bị nước vào mồm… Điều đó cũng là dĩ nhiên khi đi tắm ở bể bơi công cộng.

Vài đứa trẻ và cả người lớn mắt đỏ ngầu vì nước khiến tôi bất giác nhớ đến đôi mắt của bé Bống. Đùa nghịch một lúc bên bể bơi người lớn với bố mẹ, ông bà; vài đứa trẻ lên bờ, chạy sang bể bơi trẻ em (bể bơi cho người lớn và trẻ em ở cạnh nhau). Dù ban quản lý bể bơi đã trải thảm nhựa có gai chống trơn nhưng vì đi vào đó rất đau chân nên mọi người thường đi ra ngoài thảm, thi thoảng có vài người cả người lớn và trẻ em đều bị trượt ngã. Một bé gái trơn ngã đập người xuống thành bể may mà túm kịp thời vào một người lớn gần đó nhưng chắc cũng đau lắm.

Trên những bức tường trong nhà bể bơi đều có gắn bảng hiệu cảnh báo: "cấm chạy nhảy trên thành bể bơi" nhưng có lẽ chẳng ai có thời gian để chú ý đến nó. Cả hai bể bơi chỉ có ba người quản lý và cứu hộ thế nên cũng không thể quán xuyến được hết, khiến xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc vì hình như ai cũng nghĩ vui là chính. Chẳng nghi ngờ gì nữa, nước bể bơi chắc chắn bị nhiễm khuẩn rất nhiều vì sau khi khi đi bơi về nhiều người bị ngứa, mẩn đỏ trên người.

Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn kém thì việc đến sinh hoạt, vui chơi nơi đông người như vậy tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật, nhất là bể bơi vì vậy có lẽ cha mẹ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi cho con tham gia các hoạt động vui chơi nơi đông người. Để bé có một mùa hè vui chơi khỏe mạnh thì cha mẹ cần lưu ý: Khi cho con đi bơi vào mùa hè cần chọn bể bơi có độ sâu phù hợp, nước sạch, lượng người không quá đông, có thể kèm để giúp con được an toàn. Trang bị cho con kính bơi, áo phao, phao bơi, mũ bơi, bông nút tai tránh nước vào tai có thể bị viêm tai. Tránh cho con đến bể bơi vào những ngày quá nắng nóng, những ngày nghỉ, những múi giờ đông người.

0 Nhận xét