Thực tế về chứng đãng trí ở phụ nữ mang thai

Thực tế về chứng đãng trí ở phụ nữ mang thai


Thực tế về chứng đãng trí ở phụ nữ mang thai

Posted: 04 Sep 2013 01:00 AM PDT

Niềm vui và hạnh phúc được mang trong mình một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên từng ngày vừa tới thì đi kèm với nó là bao nỗi lo pha lẫn cả muộn phiền, một trong số đó là chứng đãng trí của bà bầu khiến không ít chị em băn khoăn.

Thực tế về chứng đãng trí ở phụ nữ mang thai

Không phải ngẫu nhiên lại có sự áp đặt về chứng hay quên cho người phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, bởi trên thực tế tật đãng trí có thể dễ dàng gặp phải ở đa phần các bà bầu. Chị Thanh Hằng (Vĩnh Phúc) chia sẻ: "Trước giờ, em là người tập trung và cẩn thận, làm gì cũng để ý trước sau. Thế mà từ khi mang bầu cháu sang đến khoảng tháng thứ tư thì đột nhiên mắc chứng hay quên thành ra bị mọi người xung quanh nói là bất cẩn. Bản thân cũng thấy sao mình lại dễ quên được thế không biết. Ở nhà nấu bữa cơm thì để quên nồi cá kho trên bếp, vòi nước cũng không nhớ vặn khóa. Đến công ty thì quên xếp lịch hẹn với khách hàng và nhiều vấn đề khác nữa."

Bạn Lan Anh (Hà Nội) cũng gửi tâm sự: "Mình mới kết hôn, đang có dự định mang thai, thì công ty lại phát động chương trình thi đua lớn để xét thăng chức cho nhân viên các bộ phận nên mình đành hoãn lại vì nhìn gương của hai chị cùng phòng mình lại thấy lo. Bình thường các chị là những người hoạt bát, thạo việc nhưng đến khi mang bầu thì khác hẳn, chậm chạp đi và đặc biệt là đãng trí, nói trước quên sau. Các sếp thì cũng tạo điều kiện bằng cách hạn chế giao các công việc đòi hỏi độ chính xác cao và cần sự phối hợp của nhiều bộ phận. Nhưng một người coi trọng sự nghiệp như mình thì không đủ can đảm đối diện với cái tật đáng ghét ấy mất".

Các bà bầu rơi vào tình trạng hay quên hoặc đãng trí là một điều hoàn toàn bình thường.

Các bà bầu rơi vào tình trạng hay quên hoặc đãng trí là một điều hoàn toàn bình thường.

Vậy nguyên nhân của chứng đãng trí ở bà bầu là gì?

Nhiều nghi ngờ đặt ra rằng: phụ nữ khi mang thai thì não bộ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi khiến nhiều người rơi vào tình trạng kém minh mẫn hơn bình thường và thậm chí là mắc bệnh đãng trí.

Nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học thì việc phần đông các bà bầu rơi vào tình trạng hay quên hoặc đãng trí là một điều hoàn toàn bình thường bởi nó xuất phát từ nguyên nhân: thời gian mang thai là thời kỳ có nhiều thay đổi nhất đối với cơ thể của người mẹ do đó không thể tránh khỏi những căng thẳng, sự thiếu ngủ, đồng thời họ vẫn phải bận rộn với công việc và gia đình. Ông Jane Martin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thần kinh học Mount Sinai tại New York, Hoa Kỳ cho biết: "Không một bộ não nào có thể hoạt động tốt nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc và trở nên đa nhiệm trong một khoảng thời gian ngắn".

Một nguyên nhân khác được chỉ ra do các nhà nghiên cứu tại trường đại học California, San Francisco đó là do việc tăng làm lượng hooc môn và sự thay đổi thứ tự ưu tiên trong não bộ của người mẹ. Họ khẳng định rằng: các kích thích tố được cơ thể người phụ nữ mang thai tạo ta để giúp tử cung co lại và hỗ trợ sản xuất sữa cũng ảnh hưởng đến não bộ. Ngoài ra, khi mang thai mặc dù chỉ số IQ của bà bầu không thay đổi nhưng việc đặt em bé lên hàng đầu trong mọi suy nghĩ của người mẹ khiến cho mức độ quan tâm, ghi nhớ dành cho những mục khác trong bộ não bị giảm sút. Hiểu một cách nôm na, khi người mẹ dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những thay đổi liên quan đến em bé hoặc cách để chăm sóc trẻ sơ sinh thì bộ nhớ ngắn hạn của họ có thể bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Việc đầu tiên mà chị em nên làm đó là hãy đơn giản hóa mọi suy nghĩ trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả khi mang thai. Có như vậy thì bạn mới có một tâm trạng thoải mái và một bộ não minh mẫn.

Hãy tập trung vào việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là quan tâm đến giấc ngủ để không rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Điều này cần được duy trì cho đến thời gian sau sinh, bởi năm đầu tiên sau sinh con, phần đông phụ nữ rơi vào tình trạng thiếu ngủ và mức trung bình thì một người mẹ thiếu khoảng 700 giờ ngủ.

Ngoài ra, để hạn chế tình những hậu quả không đáng có của chứng đãng trí, bạn nên có một cuốn sổ nhắc nhở để ghi lại tất cả những việc cần làm trong ngày hoặc sử dụng chức năng nhắc nhở theo giờ của chiếc điện thoại di động để đảm bảo không quên một sự kiện nào.

Đồng thời, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến não bộ. Do đó, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi để hỗ trợ hoạt động não. Uống nhiều nước cũng giúp tăng năng lượng và giúp bạn tập trung hơn.

Ăn bao nhiêu là đủ cho mẹ và thai nhi?

Posted: 04 Sep 2013 12:00 AM PDT

Mang thai là thời điểm mẹ tăng cân và đôi khi thèm ăn những món “kỳ lạ”. Bà nội, bà ngoại của bé bồi bổ cho mẹ hết món này đến món khác và luôn kèm theo câu “cố ăn đi con, món này tốt cho thai nhi lắm…”, “mẹ hỏi rồi, món này chịu khó ăn sau dễ sinh hơn đấy” hay “chán cũng phải cố mà ăn, mày ăn đang ăn cho hai người đấy, muốn bé con thiếu chất à?”… Đúng vậy, hiện giờ mẹ đang “ăn cho hai người”, thế nhưng không có nghĩa là mẹ ăn bao nhiêu cũng được và ăn gì cũng được, ăn đến mức nghĩ đến món đấy thôi cũng có cảm giác buồn nôn. Điều mẹ cần quan tâm bây giờ đó là ăn cho hai người như thế nào cho đúng, làm thế nào để có bữa ăn bổ dưỡng có lợi cho cả mẹ và bé?

Ăn bao nhiêu là quá nhiều?

Nhiều mẹ có thể đang nghĩ rằng ăn cho hai người nghĩa là phải cung cấp đủ lượng thức ăn cho cả hai. Các bác sĩ đã cảnh báo rằng đây là một trong những quan niệm sai lầm nguy hiểm nhất trong khi mang thai.

Do quan niệm này, nhiều mẹ ăn uống không lành mạnh và tăng cần quá nhiều, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao, chưa kể đến việc mẹ dễ bị đầy hơi. Vì vậy mẹ cần thận trọng hơn với việc mẹ nên ăn gì, ăn lượng bao nhiêu, luôn luôn nhớ rằng “ăn cho hai người” không có nghĩa là mẹ tăng gấp đôi lượng thức ăn của mình.

Ăn bao nhiêu là đủ cho hai người?

Bổ sung 1.200 đến 1.500 mg canxi mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh

Bổ sung 1.200 đến 1.500 mg canxi mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh

Đối với thai phụ khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục khoảng 3 đến 5 lần một tuần, mẹ chỉ cần cung cấp thêm khoảng 300 calo một ngày. Ông Raul Artal, trưởng khoa phụ sản bệnh viện đại học Y St Louis cho biết, tăng từ 7,5kg đến 13kg là phạm vi an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên việc tăng cân cũng phụ thuộc rất nhiều vào cân nặng của mẹ. Vì vậy, khi đi khám mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để biết tăng bao nhiêu kg là phù hợp với mình.

Một bữa ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Mẹ hãy đảm bảo có đủ các dưỡng chất sau khi lập ra thực đơn cho mình:

- Carbohydrates: Mẹ cần tăng lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn của mình để cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và bé. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên ăn các bữa ăn nhẹ chứa nhiều carbohydrate cách nhau khoảng 3 đến 4 giờ và ăn một chút trước khi tập thể dục để duy trì lượng đường cung cấp cho thai nhi. Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate có thể kể tên như bánh mì, pasta, khoai tây, đậu, gạo, ngũ cốc…

- Canxi: Tiêu thụ 1.200 đến 1.500 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo em bé có xương và răng chắc khỏe. Canxi có nhiều trong sữa và sữa chua, mẹ cũng có thể uống thuốc bổ sung canxi để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

- Protein: 60 gram protein mỗi ngày là đủ cho cả mẹ và bé. Ức gà, sữa và trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào mẹ có thể dễ dàng tìm mua hàng ngày.

- Chất xơ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm thiểu chứng táo bón do hàm lượng hoocmon cao gây ra. Câc loại ngũ cốc nguyên hạt , cam, chuối, lê, táo, bắp cải, bí ngô, atiso… đều là các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai.

- Nước: Đừng quên uống nước. Uống ít nhất 1,8l nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ duy trì đủ độ ẩm và cảm thấy khỏe mạnh. Mẹ có thể thay thế một ly nước bằng nước trái cây tươi, vừa đủ nước và thay đổi khẩu vị và giúp mẹ bớt thèm ăn vặt.

- Vitamin: Uống vitamin trước khi sinh là một quyết định sáng suốt. Uống vitamin trong thời gian này cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng mẹ và bé cần trong những tháng tới, đặc biệt là axit folic và sắt.

- Thực phẩm sạch: các loại thịt, rau được nuôi trồng tự nhiên cho hương vị thơm ngon và có lợi đối với sức khỏe. Ăn thực phẩm sạch loại bỏ nguy cơ mẹ hấp thụ phải thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh… có thể gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đun chín thịt và chỉ uống các sản phẩm sữa đã được tiệt trùng.

Bên cạnh các loại dưỡng chất cần thiết trên, có một số thực phẩm mẹ tránh để loại bỏ những mối nguy hiểm không đáng có cho mẹ và bé:

- Trứng lòng đào: ăn trứng lòng đào đi kèm với nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Triệu chứng dễ nhận thấy là tiêu chảy khiến mẹ mất chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Mẹ cũng nên cẩn thận đối với trứng sống trong các món ăn như sốt mayonnaise hay mousse chocolate.

- Phô mai mềm và thịt nguội: Các sản phẩm phô mai như Brie, Gorgonzola hay Bleu đều chưa được tiệt trùng và có khả năng chứa vi khuẩn Monocytogenes, vi khuẩn này có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu. Thịt nguội cũng có thể khiến mẹ và bé bị nhiễm khuẩn, vì thế mẹ hãy cố gắng kìm cơn thèm các món ăn cho thịt nguội cho tới khi đón được bé yêu để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Phô mai mềm và thịt nguội chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn Monocytogenes

Phô mai mềm và thịt nguội chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn Monocytogenes

- Cá có chứa thủy ngân: Phụ nữ có thai không nên ăn cá cờ, cá kiếm, các loại cá này chứa nhiều thủy ngân sẽ gây hại cho thai nhi. Cá hanh đỏ, cá ngừ, cá bơn, cá vược mẹ có thể ăn mỗi tuần một lần để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, tuy nhiên không nên ăn nhiều hơn. Một chú ý mẹ nhất định phải nhớ đó là không được ăn cá chưa nấu chín trong thời gian mang thai như sushi chẳng hạn.

Trong thời gian mang thai, mẹ luôn cần cẩn trọng trong mọi hành động, ăn món gì, hoạt động như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới bé. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải từ bỏ hoàn toàn những món ăn yêu thích , quan trọng là mẹ cần lập ra chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, biết rõ chất nào cần bổ sung, món ăn nào nên tránh để vừa duy trì năng lượng cho mẹ vừa giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy nhớ mình đang “ăn cho hai người”, mẹ lựa chọn thực phẩm nào nghĩa là bé cũng đang hấp thu dưỡng chất có trong thực phẩm ấy, vì vậy ăn uống đúng cách là vô cùng quan trọng.

Tìm hiểu về việc tiếp xúc da kề da sớm giữa mẹ và bé

Posted: 03 Sep 2013 11:00 PM PDT

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ngay sau sinh giúp bé bớt khóc, cải thiện tương tác mẹ con, giữ ấm trẻ và giúp mẹ cho bé bú dễ dàng. Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con yêu, được ôm bé vào lòng, đó là khoảnh khắc rất kì diệu mà mẹ khó có thể diễn đạt thành lời. Đó là cảm xúc chung nhưng có lẽ các mẹ không biết cái ôm tiếp xúc da kề da tưởng như đơn giản ấy lại rất có ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ngay sau khi bé ra đời và sau đó nữa không chỉ có ảnh hưởng tích cực, là cầu nối truyền tải tình cảm giữa cha mẹ và bé, giúp mẹ cho bé bú thành công mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ. Vậy thực chất việc tiếp xúc da kề da có vai trò quan trọng như thế nào với sự phát triển của bé ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ nhé!

Thế nào là tiếp xúc da kề da?

Tiếp xúc da kề da sớm, lý tưởng là ngay sau sinh bằng cách đặt trẻ sơ sinh trần truồng trên ngực trần của mẹ. Ngực trần của mẹ là nơi hoàn hảo cho trẻ sơ sinh phục hồi sau những căng thẳng của hành trình “vượt cạn”. Đó là nơi thoải mái, bình yên và ấm áp nhất để bé bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trừ khi cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức, nếu không các bé nên được nghỉ ngơi trên ngực của mẹ ít nhất một giờ sau khi bé chào đời.

Lợi ích của việc tiếp xúc da kề da sớm giữa mẹ và bé là gì?

 Tiếp xúc da kề da sớm tăng ham muốn được bú sữa mẹ của trẻ

Tiếp xúc da kề da sớm tăng ham muốn được bú sữa mẹ của trẻ

- Giúp mẹ và bé thư giãn, bình tĩnh lại.

- Giúp trẻ bớt khóc.

- Cải thiện nhịp tim, giúp nhịp tim ổn định hơn cũng như giúp hơi thở của trẻ đều đặn hơn.

- Kích thích hệ tiêu hóa của bé.

- Giữ ấm trẻ.

- Tăng thời lượng trẻ ngủ sâu.

- Để da bé tiếp xúc được với các loại vi khuẩn có lợi trên cơ thể mẹ, do đó cải thiện sức đề kháng, chống nhiễm trùng cho trẻ.

- Kích thích sản xuất các hoocmon thúc đẩy tuyến sữa hoạt động

- Tăng tiếp xúc mùi, nhiệt độ bằng cách tiếp xúc da kề da sẽ kích thích trẻ khởi phát bú mẹ thành công.

- Thắt chặt quan hệ và giao tiếp giữa cha mẹ và bé thông qua kích thích xúc giác như sờ, sưởi ấm và mùi.

- Tiếp xúc da kề da giúp trẻ sinh non được ổn định hơn, duy trì nhiệt độ cơ thế, chống lại nhiễm trùng, tăng trưởng và phát triển tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian nằm viện. Đây còn được gọi là phương pháp Kangaroo.

Phương pháp Kangaroo

Phương pháp Kangaroo là tên gọi khác của việc tiếp xúc da kề da nhưng thường được áp dụng đối với các trường hợp bé sinh non.

Trong phương pháp này, để giữ đủ nhiệt cho trẻ sinh non trong điều kiện thiếu lồng ấp, trẻ sơ sinh được đặt ở tư thế thẳng đứng, áp sát vào ngực mẹ, má của bé áp vào da ngực mẹ, 2 chân bé dang ra dưới vú mẹ (tư thế con ếch), tư thế này duy trì liên tục 24/24 giờ trong vài tuần đầu sau sinh cho đến khi trẻ có được trọng lượng trung bình của một đứa trẻ chào đời đủ tháng.

Ngoài tác dụng ủ ấm cho trẻ, phương pháp Kangaroo còn tạo sự gần gũi, gắn bó tình cảm mẹ con, tạo điều kiện để trẻ được bú sữa mẹ. Ngoài ra, với phương pháp này, những trẻ sinh non có thể được điều trị ngoại trú.

Tuy nhiên, phương pháp Kangaroo không được áp dụng với tất cả trẻ sinh non. Ở nhiều nơi trên thế giới, các bệnh viện chỉ thực hiện Kangaroo với những bé có tình trạng lâm sàng khá tốt, có khả năng bú mẹ và nuốt, không rối loạn về hô hấp, tim mạch.

Tiếp xúc da kề da và lần đầu bé bú sữa mẹ

Các chuyên gia đã quan sát nhiều trẻ sơ sinh và nhận thấy hầu hết các bé đều thực hiện một loạt các hành động như nhau để dẫn đến lần bú mẹ đầu tiên. Một số bé mất nhiều thời gian hơn nhưng nếu bú mẹ thành công, trong lần tiếp theo, các bé sẽ bú mẹ dễ dàng hơn rất nhiều. Việc tiếp xúc da kề da sớm thúc đẩy quá trình này và các mẹ ôm bé, da kề da ngay sau khi sinh sinh có khả năng cho bé bú lâu hơn các mẹ không tiếp xúc với trẻ. Quá trình này là:

- Bé khóc sau khi được sinh ra, các chuyên gia cho biết tiếng khóc sau khi bé chào đời rất đặc trưng, khác với tiếng khóc của bé sau này tuy nhiên điều này không dễ phân biệt.

- Bé sẽ bắt đầu thư giãn và phục hồi sau khi chào đời.

- Sau đó bé sẽ bắt đầu thức dậy.

- Cánh tay, vai và đầu trẻ có những chuyển động nhỏ.

- Chuyển động của bé tăng lên và trẻ có xu hướng chuyển lại gần ngực của mẹ.

- Sau khi bé đã tìm thấy mẹ, bé sẽ nghỉ ngơi một khoảng thời gian. Mẹ đừng nhầm lẫn hành động này của trẻ với việc bé không muốn ăn hay không đói.

- Sau đó bé sẽ rúc vào ngực mẹ trước khi bú.

- Sau khi bú mẹ trong một thời gian ngắn, bé sẽ dừng lại và ngủ.

Tiếp xúc da kề da sau khi sinh mổ, được hay không?

Có nhiều nhân tố khiến mẹ không thể ôm bé, da kề da sớm sau khi sinh mổ. Thậm chí, ngay cả khi mẹ tỉnh táo trong và sau khi phẫu thuật, sử dụng thuốc giảm đau cho cột sống, bác sĩ cũng không cho phép mẹ tiếp xúc da kề da với bé vì nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ sản khoa về vấn đề này và yêu cầu được tiếp xúc sớm với bé. Còn nếu mẹ cảm thấy không khỏe hoặc thuốc gây mê vẫn còn tác dụng, bố cũng có thể thay thế mẹ để tiếp xúc da kề da với bé.

Bố tiếp xúc da kề da với trẻ có gì khác so với mẹ?

Tiếp xúc da kề da với bé là cách tuyệt vời để bố tương tác với trẻ. Việc bố ôm bé, da kề da được cho là có tác dụng giảm tiếng khóc thét của trẻ, giúp bé bình tĩnh lại và tạo điều kiện cho sự phát triển các hành vi trước khi bú mẹ của trẻ.

Liên tục tiếp xúc da kề da giúp bố và bé liên kết với nhau. Em bé sẽ cảm thấy an toàn trên ngực bố và ngược lại, bố cũng sẽ học được cách nhận biết các tín hiệu của trẻ.

Sau khi biết thêm thông tin về phương pháp này, nếu mẹ thấy tiếp xúc da kề da với bé ngay sau sinh là quan trọng, hãy để tiếp xúc da kề da sớm với bé trở thành một gạch đầu dòng quan trọng trong kế hoạch sinh của mẹ. Nếu bé yêu của mẹ khỏe mạnh và không cần sự can thiệp y tế sau sinh, mẹ nên ôm bé, da kề da trong ít nhất một giờ sau khi “vượt cạn”. Việc cân đo và mặc quần áo cho bé có thể để sau, không cần ưu tiên hàng đầu.

Bà bầu tắm thế nào để tốt cho sức khỏe?

Posted: 03 Sep 2013 10:00 PM PDT

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời điểm tắm và không được tắm khi ăn no… Các mẹ bầu thường nhắc nhau không được tắm nước nóng nhất là phòng tắm xông hơi vì nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thực tế liệu có phải bà bầu phải kiêng hoàn toàn nước nóng? Chị em cần biết rằng nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không bị chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối thì ngâm mình trong bồn nước ấm là việc làm rất có lợi. Ngâm mình trong bồn nước ấm là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể, giúp chị em giảm mệt mỏi và rất có lợi cho chị em bị mất ngủ.

Không chỉ riêng việc tắm nước ấm hay không, xung quanh chuyện tắm rửa của mẹ bầu còn có rất nhiều điều chị em cần lưu ý:

Chọn thời điểm để tắm

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng nhất cho việc tắm rửa như buổi chiếu tối sau khi đi làm về.

Không tắm khi tụt huyết áp

Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.

Không tắm sau khi ăn no

Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé.

Chú ý đến nhiệt độ nước tắm

Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng.

Uống nước trong khi tắm

Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước.

Tắm cùng chồng

Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi.

Mẹ bầu và sản phụ làm đẹp cùng Viet-Care

Posted: 03 Sep 2013 09:00 PM PDT

Sau khi sinh, chị em nào cũng lo lắng với vòng 2 không còn săn chắc, hãy cùng tìm hiểu bí quyết giảm eo sau sinh hiệu quả và an toàn ngay sau sinh cùng mẹ Cò (Chị Thùy) nhé! Mẹ Cò tên thật là: Đỗ Nguyễn Thành Thùy, Là một Nhân viên của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Chị cho biết, giống như các chị em làm văn phòng khác, công việc hàng ngày của chị là ngồi văn phòng suốt 8 tiếng một ngày, vì thế, nên dù có thân hình mảnh mai nhưng bụng chị lại tương đối to. Sau khi sinh bé Cò, bụng chị lại càng phát tướng, đồng thời trên cơ thể có nhiều vết rạn. Quyết tâm tìm lại làn da cũng như vóc dáng của mình, chị Thùy đã đến với Viet-Care chỉ sau 15 ngày sinh bé Cò. Và sau khi sử dụng được hơn 10 buổi, chị đã giảm được 10cm. Và sau 3 tháng ở cữ, vẫn cho bé bú mà mẹ Cò đã về được form.

Chị Thùy đã về form ngay trong thời gian ở cữ

Chị Thùy đã về form ngay trong thời gian ở cữ

Các phương pháp mà Viet-Care áp dụng là gì?

Với Khách hàng vừa sinh xong- Phương pháp Jumba giảm từ 3-20cm ngay trong thời gian ở cữ (liệu trình này đan xen cùng với liệu trình chăm sóc sau sinh tại nhà xem chi tiết tại đây.

vc4

2. Với Khách hàng từ 4 tháng- 12 tháng

Giảm eo – liệu trình săn chắc cơ bản

 

12 Buổi, 75'- 90'/ 1 buổi

12 Buổi, 75'- 90'/ 1 buổi

Giảm nhăn- săn bụng

12 Buổi, 75'- 90'/ 1 Buổi

12 Buổi, 75'- 90'/ 1 Buổi

Giảm eo- Liệu trình bổ sung nhiệt

 

12 Buổi', 90'/ buổi

12 Buổi', 90'/ buổi

Xem chi tiết tại đây

Viet-Care Dịch vụ chăm sóc, làm đẹp Bầu và sản phụ đầu tiên tại Việt Nam!

vc

Từ 20/08/2013-20/09/2013, Viet-Care xin gửi tới các mẹ chương trình khuyến mại nhân dịp Viet-Care khai trương dịch vụ chăm sóc bầu và sau sinh tại 2 chi nhánh 28 Nguyễn Quyền- Hai Bà Trưng- Hà Nội và 57 Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội với cơ hội quà tặng lên tới 1.080.000 VNĐ cùng nhiều phần quà hấp dẫn đang chờ đón các mẹ.

0 Nhận xét