Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


Bí quyết chăm sóc con yêu có thể mẹ chưa biết

Posted: 04 Sep 2013 09:00 PM PDT

Mỗi một bà mẹ lại có một bí quyết chăm sóc con yêu của riêng mình. Với sự phát triển của thời đại công nghệ và thông tin, không khó để mẹ tìm thấy các mẹo riêng cho con mình, giúp bé ngày càng lớn khỏe. Nhưng bên cạnh đó có những điều mà mẹ nào cũng tưởng rằng đó là điều "hiển nhiên" vậy mà lại hoàn toàn sai lầm.

Con khóc không có nghĩa là đau bụng – Mẹ nên nhớ

Với những bà mẹ nuôi con từ ngày xưa, trong thời gian khi thông tin chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp các phương tiện, cách cổ điển nhất để chăm con là tự giải mã những triệu chứng của con dựa trên các kinh nghiệm thực tế. Chẳng thế mà cứ khi nào con khóc không kiểm soát được là mẹ quy ngay con đang bị đau bụng.

Đau bụng có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng, mỗi một loại lại có một cách điều trị khác nhau. Ngày nay những bà mẹ thông thái đương nhiên không thể dễ dàng chụp lên con mình chỉ một căn bệnh duy nhất ấy khi con gào khóc. Đó có thể là axit trào ngược trong thực quản, có thể liên quan đến dạ dày hoặc các chức năng khác của bộ phận tiêu hóa. Tốt nhất không nên tự bắt bệnh. Trị đúng cách đúng khoa học mới tốt và bé mới vui vẻ, khỏe mạnh được.

Nhiều chị em "kêu trời" khi cứ mở bỉm ra là con tè

Nhiều chị em “kêu trời” khi cứ mở bỉm ra là con tè

Bế con là một điều tốt

Nhiều năm trôi qua, rất nhiều chị em dần cảm thấy bế ẵm con quá nhiều là sai lầm. Tuy nhiên, xin khuyên các mẹ thông thái, hiện đại hãy bỏ qua tất cả những quan niệm sai lầm ấy và nghĩ đến thực tế: Bé yêu sẽ không hư nếu mẹ bế bé quá nhiều. Đó là sự thực. Những em bé được bế ẵm thường xuyên cảm thấy nhu cầu của mình được đáp ứng ngay lập tức và từ đó dần nhận thấy bản thân bé được nâng niu và trân trọng. Vì vậy ngay cả khi có người khuyên chị em không nên bế con nhiều thì mẹ hãy cứ yên tâm rằng ôm ấp và nựng nịu bé là một điều tốt và tự nhiên.

Bỏ qua các loại khăn tã không cần thiết

Có lẽ các mẹ là người hiểu hơn hết những vật dụng cho bé đắt đỏ như thế nào. Sắm quá nhiều các loại khăn tã điều hoàn toàn không cần thiết, nhất là với trẻ bú mẹ. Do lượng axit và vi khuẩn trong phân của các bé bú mẹ là rất thấp, nước tiểu loãng và không có tính ăn mòn nên có thể lau sạch đi một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Các mẹ lau sạch mông cho bé với khăn xô ẩm rồi lại bọc bé trong tã vải sạch mới mà có thể hoàn toàn yên tâm khi bé sẽ không bị bất cứ một dấu hiệu kích ứng da nào.

Hãy cẩn thận nếu không muốn bé tè vào người khi thay bỉm

Rất nhiều ông bố bà mẹ gặp tình trạng "dở khóc dở cười" khi vừa cởi bỉm của con ra là bé liền…tè ngay ra ngoài. Đôi khi khiến chúng ta phải thay toàn bộ ga đệm và quần áo chỉ vì những "tai nạn" đáng yêu như vậy.

Lý do vì sao? Khi mẹ mở bỉm, luồng khí mát bên ngoài ùa vào chạm đến vùng kín sẽ tạo cho bé cảm giác muốn đi tè ngay lập tức. Do đó, khi thay bỉm cho bé, mẹ hãy cởi bỉm thật chậm và từ từ để chắc chắn bé đã tè hết và không còn sót "tia" nào, nếu không cả mẹ và bé sẽ được thụ hưởng cơn "mưa phun" của bé ngay lập tức.

Sức mạnh của âm nhạc

Âm nhạc có thể chế ngự được cả một chú sư tử chứ chưa nói đến tác dụng của âm nhạc với trẻ em. Âm nhạc có thể dỗ trẻ con ngủ, làm dịu những cơn khóc mè nheo và dỗ dành trẻ nhỏ. Mẹ hãy bật một chút nhạc nhẹ nhàng và thư thái để tạo không khí thư giãn và thoải mái cho cả mẹ và con.

Bỏ qua những đôi giày

Các mẹ hãy nhìn thẳng vào sự thật: Trước khi bé con biết đi thì những đôi giày là hoàn toàn không cần thiết. Mẹ mua giày cho con chỉ vì không thể kìm hãm trước sự đáng yêu tuyệt vời của chúng. Tất thì hoàn toàn cần thiết nhưng giầy thì không. Vì thế tốt nhất chị em hãy cố gắng tiết kiệm cho đến khi con của mình thật sự cần đến chúng.

Làm thế nào để con dậy muộn?

Mẹ thường xuyên mệt mỏi vì con dậy quá sớm, đặc biệt khi mẹ đã không có những giấc ngủ ngon và trọn vẹn ban đêm? Cách tốt nhất để khắc phục là hãy kéo rèm tối và kín trước khi đi ngủ, khi đó buổi sáng cả mẹ và bé đều không dễ bị đánh thức bởi những tia nắng sớm lọt vào. Đối với những trẻ em lớn hơn mẹ hãy dạy con không thể dạy trước một giờ cố định vì ngủ đủ là quan trọng và cần thiết.

Hôm nay – ngày đầu tiên mẹ đưa con đến trường

Posted: 04 Sep 2013 08:00 PM PDT

Tiếng trống khai giảng đã vang lên, mẹ lại một lần nữa được sống trong không khí náo nức của ngày hội 5/9. Hôm qua đọc báo, mẹ giật mình khi thấy tin đợt gió mùa đông bắc đầu tiên đã chuẩn bị tràn về. Đắp thêm cho con cái chăn mỏng, mẹ là lại cho bé bộ quần áo mới và cẩn thận sắp xếp bút thước. Ngày mai, "chiến sĩ nhí" của mẹ sẽ chính thức bước vào cuộc đời học sinh tiểu học.

…..

"Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi. Chao ôi! Sao thiết tha…" những câu hát ngày xưa cứ vang lên trong đầu mẹ buổi sáng hôm nay. Một sáng mùa thu trời mưa, có cái lạnh thoang thoảng nhưng cũng đủ làm rùng mình những ai trót lỡ mặc áo ngắn tay. Mẹ nhớ đến mình, cô học sinh loắt choắt ngày nào chập chững đi trên con đường làng, học cho mình những bài học vỡ lòng đầu tiên. Rồi mẹ lại nhớ, cô thiếu nữ lớn xinh hôm ấy, tươi cười đạp xe trong tà áo dài duyên dáng, đến trường dự lễ khai giảng lần thứ 12 trong đời. Thấm thoắt cũng đã 10 năm kể từ ngày mẹ tốt nghiệp cấp 3, rời xa thời đồng phục cắp sách, rời xa tiếng trống khai giảng và những bài phát biểu diễn văn khai trường tưởng như "chán ngán" nhưng sao bây giờ lại nhớ đến quay quắt.

Tạm biệt những buổi ngủ nướng mỗi sáng, tạm biệt những trò chơi đá banh, trốn tìm với lũ nhóc lít nhít hàng xóm… con trai mẹ khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải để chuẩn bị đến trường.

Tạm biệt những buổi ngủ nướng mỗi sáng, tạm biệt những trò chơi đá banh, trốn tìm với lũ nhóc lít nhít hàng xóm… con trai mẹ khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải để chuẩn bị đến trường.

Sau 10 năm rời xa tuổi học sinh đầy sôi động, tưởng như đã quên khái niệm "ngày 5/9", hôm nay, mẹ lại một lần nữa được hòa cùng không khí náo nức của ngày toàn dân. Hôm nay – ngày đầu tiên mẹ đưa con đến trường.

Tạm biệt những buổi ngủ nướng mỗi sáng, tạm biệt những trò chơi đá banh, trốn tìm với lũ nhóc lít nhít hàng xóm… con trai mẹ khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải để chuẩn bị đến trường. Cậu nhóc mới hôm nào còn bé xíu xíu, ẵm ngửa rồi giương đôi mắt to tròn lên nhìn mẹ, giờ ra ra dáng người lớn lắm rồi. Đưa con đến trường, chẳng còn những giọt nước mắt, chẳng còn những cái níu tay, con trai hớn hở tách vòng tay mẹ để hòa vào đám đông cùng chúng bạn. Con đã quen bạn quen lớp, đã thuộc làu tên các cô trong trường từ những ngày đi học thêm trước lớp một rồi, biết vậy nhưng sao mẹ vẫn còn lo lắng.

Mẹ chợt nhận ra, ngày con chính thức bước vào lớp 1, cũng là ngày con bắt đầu chập chững rời xa vòng tay mẹ. Con sẽ có những mối bận tâm mới, trường lớp, bạn bè, thầy cô. Mẹ không biết, liệu con trai mẹ ở lớp có được thầy yêu bạn mến, có bị ai bắt nạt hay không, buồn tè liệu có biết xin cô đi vệ sinh, bút hết mực liệu có biết quay sang mượn bạn?

Mẹ nhớ lúc đi đường, thoáng nghe tiếng con yêu thoáng “càu nhàu” vì trời mua làm bẩn đôi giảy mẹ mới mua, mẹ chỉ mỉm cười. 5/9 – cái ngày đã đi vào trái tim của biết bao người, cái ngày điểm những mốc son trong cuộc đời của mẹ và bây giờ sẽ là của con yêu. Rồi sau này lớn lên, con sẽ còn được dự rất nhiều lễ khai giảng. Ngày nắng có, ngày mưa cũng không ít. Vậy nhưng 5/9 nào cũng sẽ luôn đọng lại trong con những kỉ niệm tuyệt vời.

Mẹ mong con mỗi ngày đến trường là một ngày vui, không có sức ép về điểm số, sự cạnh tranh, những bài tập, các lớp học thêm oằn trên đôi vai bé nhỏ. Mẹ sẽ đón con mỗi ngày ở trường, không phải với câu hỏi hôm nay con được mấy điểm mà sẽ là "Hôm nay đi học có gì vui không con?".

Mẹ sẽ rất vui khi con được những điểm 10, nhưng mẹ vui hơn nếu con được điểm 7, điểm 8 nhưng không hề gian lận trong khi cử, biết trung thực và luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Mẹ trông chờ ở con một người đàn ông thành đạt sau này, nhưng càng trông chờ hơn một chỗ dựa vừng chắc, biết suy nghĩ chín chắn và quan tâm đến những người xung quanh

Tùng tùng tùng…! Tiếng trống giòn rã vang lên đã cắt đứt mạch suy nghĩ miên man của mẹ. Vội vàng lướt về phía lớp con xếp hàng, mẹ thấy con trai đang đứng đó, tay cầm cờ, vai đeo cặp, đang cố nhún lên vẫy tay với mẹ thật tươi. Vậy là con yêu đã chính thức bước vào lớp một. Mẹ gửi theo con đến lớp, tình yêu thương vô vàn, cùng những hi vọng về cậu nhóc của mẹ giờ sẽ trưởng thành hơn

5 động tác thể dục cho mẹ bầu làm biếng và chưa có thói quen tập luyện

Posted: 04 Sep 2013 04:00 AM PDT

Các chuyên gia khoa sản luôn khuyến khích mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên vì vận động mang lại rất nhiều lợi ích như giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, cải thiện những cơn đau nhức và giúp chị em sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thói quen tập thể thao và chăm chỉ tập luyện nhất là khi trong thời gian mang thai, cơ thể mệt mỏi khiến chị em trở lên lười biếng hơn.

Không cần tập luyện quá nhiều, không cần đến những dụng cụ tập luyện công phu, một bài tập nhẹ nhàng mỗi buổi sáng sau khi bạn vừa bước ra khỏi giường cũng có công dụng rất hữu hiệu đấy. Bài thể dục dưới đây rất phù hợp cho mẹ bầu làm biếng và chưa có thói quen tập luyện. Hãy dành 30 phút mỗi buổi sáng để vận động cơ thể bạn nhé!

Động tác 1: Hít thở

tap5

Đứng thẳng, dựa lưng vào tường. Các mẹ cần lưu ý với động tác này thì gót chân, hông, vai và đầu phải chạm vào sát tường.

Nhẹ nhàng hít thở đều đặn và lặp lại động tác này 3 lần.

Động tác 2: Tư thế con mèo

tap4

Đặt bàn tay của bạn vào tường, chân và hông dang rộng, đầu gối hơi cong.

Hít vào và thở ra đều đặn sao cho cơ thể vẫn uốn cong như một chú mèo. Lặp lại động tác này 3 lần.

Động tác 3: Tập nhún với ghế

tap3

Với động tác này, bạn cần có sự hỗ trợ của một chiếc ghế vững chắc. Hai tay đặt lên thành ghế và chân phải bước lên, cahan trái duỗi thẳng.

Tiếp tục khụy gối xuống và đứng lên sao cho chân sau vẫn giữ thẳng. Tập 4 lần thì đổi chân và tiếp tục tập luyện.

Động tác 4: Động tác mở ngực

tap2

Ngồi trên ghế với đôi chân giữ thẳng trên sàn nhà. Đặt tay vòng ra sau ghế và nhẹ nhàng hít thở.

Lặp lại động tác này 5 lần.

Động tác 5: Căng cơ

tap1

Một chân quỳ gối, một chân duỗi thẳng sang ngang. Giữ cân bằng cơ thể bằng 1 tay còn tay kia giơ theo chiều chân duỗi thẳng. Tập 2 lần 4 nhịp rồi chuyển chân.

Tai nghe bà bầu Smart Fetus – tiện lợi cho mẹ và an toàn cho bé

Posted: 04 Sep 2013 03:00 AM PDT

Các mẹ chỉ cần lên Google gõ cụm từ "tai nghe bà bầu" để tìm thì ngay lập tức hàng loạt các giải pháp khoa giáo về kích thích não bộ, giúp bé thông minh hơn thông qua âm nhạc bác học xuất hiện. Nhưng có một câu hỏi là vậy cụm từ này xuất hiện từ bao giờ và do ai khởi xướng?

Smart Fetus Việt Nam là thương hiệu sản xuất tai nghe bà bầu được các mẹ tin tưởng và lựa chọn. Chi Thanh Trà – Phụ trách quan hệ khách hàng của Smart Fetus Việt Nam cho biết:

"Cụm từ tai nghe bà bầu Smart Fetus xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2009, vào thời điểm đó có một số bài báo có nói về một phương pháp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi thông qua âm nhạc, những đứa trẻ được bố mẹ áp dụng phương pháp thai giao này khi sinh ra sẽ thông minh hơn những đứa trẻ khác. Điều đó thật sự là kì diệu! Lúc đó giám đốc bên mình đã rất quan tâm, với vốn hiểu biết về lĩnh vực âm thanh anh đã tìm hiểu thêm những tai liệu về tác dụng của âm nhạc, cơ chế hấp thụ nhạc của thai nhi… Cuối năm 2009 thiết bị âm thanh đặc biệt dùng kích thích não bộ của thai nhi ra đời, nó đạt được 2 tiêu chí tiện lợi cho mẹ và an toan cho bé. Thiết bị âm thanh đặc biết này được đặt cái tên là Tai nghe bà bầu SMF 001 (SMF chính là cụm từ viết tắt của Smart fetus), cũng từ đó cụm từ tai nghe bà bầu được sử dụng và được mô tả rõ ràng tại Vệt Nam.

Có một cụm từ cũng được hình thành trong thời điểm đó tại Việt Nam đó là cụm từ "nhạc dành cho thai nhi". Để giúp các ông bố bà mẹ không mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu và sưu tầm những bản nhạc tốt nhất, Smart Fetus đã đóng gói những bản nhạc được các nhà khoa học trên thế giới chỉ định sử dụng thành một dĩa nhạc cung cấp miễn phí cho các mẹ.

Sau 4 năm phát trển tai nghe bà bầu, Smart Fetus đã cung cấp ra thị trường 4 mã tai nghe bà bầu, với chất lượng âm thanh và mức độ an toàn cho mẹ và bé ngày càng cao hơn. Sản phẩm đã có mặt trên toàn quốc….

Những sản phẩm tai nghe bà bầu của Smart Fetus có thiết kế tiện dụng, có dạng đai cuốn và độ co dãn tốt giúp các mẹ dễ dàng điều chỉnh độ rộng theo vòng bụng, trọng lượng nhẹ giúp các mẹ đeo 1 cách thoải mái mà không cảm giác gò bó nặng nề. Sản phẩm mang tính lưu động cao bởi các mẹ có thể mang theo đi làm, du lịch, hay cả khi làm những công việc nhẹ trong nhà.

tai1

Về độ an toàn thì Smart Fetus đã lựa chọn những linh kiện đảm bảo nhất, được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và có các thông số đạt mức an toàn đối với thai nhi và mẹ bầu. Điều này được Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam kiểm định và chứng nhận sản phẩm Tai nghe bà bầu Smart Fetus là Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

tai2

Là hãng đầu tiên của Việt Nam sản xuất tai nghe dành cho bà bầu nhưng ngay từ những ngày đầu cho ra mắt sản phẩm Smart Fetus đã nhận được sự ủng hộ và được các mẹ tin tưởng chọn mua sản phẩm để đầu tư cho tương lai của con mình. Và cho đến tận bây giờ, qua nhiều năm sản xuất, Smart Fetus đã không ngừng cải tiến sản phẩm để mang lại sự hài lòng và chất lượng tốt nhất đến người sử dụng. Minh chứng rõ ràng nhất đó là Smart Fetus đã được người tiêu dùng bình chọn là 1 trong Top 100 – Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013.

tai3

Có thể nói Smart Fetus đã thực sự chứng minh được vị trí của mình trên thị trường, xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ, là giải pháp an toàn và hữu ích để mang lại trí tuệ thiên tài cho con yêu của bạn.

Khi chồng đồng hành “vượt cạn” với vợ

Posted: 04 Sep 2013 02:00 AM PDT

Nếu như ngày xưa, các mẹ bầu phải vật vã một mình trong cơn đau đẻ thì ngày nay mọi chuyện đã khác… Phải có mặt trong phòng chờ sinh của Bệnh viện Phụ sản mới cảm nhận được hết niềm sung sướng của người thân khi bác sĩ thông báo sản phụ đã sinh nở. Người hạnh phúc lớn nhất phải kể đến là các anh chồng, người thì tủm tỉm cười, người thì không ngừng gọi điện thông báo tin vui với người thân, có anh không kìm nén được hạnh phúc đã chạy quanh hành lang, la toáng lên "Vợ tôi đẻ rồi, vợ tôi đẻ rồi, các bác ơi…" khiến cả đám người đang nằm ngoài hành lang tỉnh ngủ.

Điều đó để nói lên rằng ngày nay các anh chồng không hề bỏ bê vợ trong giờ khắc vượt cạn quan trọng của cuộc đời. Các cụ ngày xưa thường có câu: "Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình" để nói nên sự vất vả, gian nan và cô đơn của người đàn bà trong lúc chuyển dạ sinh nở. Ở đâu đó vẫn còn những hủ tục phụ nữ phải vào rừng sinh con hay khi sinh nở không được gần gũi với chồng… Còn ngay nay, các ông chồng không hề ngại ngần ở bên cạnh vợ, giúp đỡ, động viên, thậm chí còn đau cùng nàng trong giây phút lâm bồn.

Ngày nay các anh chồng không hề bỏ bê vợ trong giờ khắc vượt cạn quan trọng của cuộc đời.

Ngày nay các anh chồng không hề bỏ bê vợ trong giờ khắc vượt cạn quan trọng của cuộc đời.

Mất ăn mất ngủ vì nuôi vợ đẻ

Trong phòng chờ sinh của bệnh viện Phụ sản, nhìn mặt 10 anh chồng thì có đến 9 anh mặt mày hốc hác, da xanh nhợt. Trò chuyện với anh Nguyễn Thành Vinh (Hà Nam), anh kể: "Vợ tôi bị thiểu ối, nhập viện theo dõi từ nửa tháng nay rồi. Cũng kể từ ngày đó tôi bị mất ăn mất ngủ. Ngày ngày ở đây chờ trực vợ đẻ, lo lắng lắm. Vợ tôi thì cứ khuyên về quê nhưng tôi không đành lòng để cô ấy ở đây một mình. Ở đây ban ngày còn được gặp vợ, cứ tối đến là tôi phải ngủ ngoài hành lang nên mất ngủ là đương nhiên. Mới 2 tuần mà tôi sụt mất 3kg rồi. Chỉ cầu mong sao cho vợ được khỏe mạnh, sinh nở mẹ tròn con vuông".

Không chỉ riêng anh Vinh, đây cũng là tâm trạng của anh Khoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Anh kể: "Vợ mình đau đẻ đã 3 ngày nay rồi mà cổ tử cung mới chỉ mở được 3 phân. Nhiều khi nhìn cô ấy đau đẻ mình xót lắm, chỉ muốn xin bác sĩ mổ cho vợ luôn. Ở đây có bà nội, bà ngoại chăm nhưng mình không yên tâm về nhà ngủ. Chỉ lo trong lúc mình về mà vợ lại đẻ, không có mình bên cạnh không biết cô ấy có đủ sức mạnh để vượt qua không. Chứng kiến những ngày vợ đau đẻ càng thêm yêu và thương vợ nhiều hơn."

Vợ rặn, chồng cũng đau theo

Vốn chị Phương là con gái một trong gia đình khá giả ở Hà Nội nên từ nhỏ tính chị đã rất nhút nhát. Vì vậy đến lúc có bầu và chuyển bị sinh nở, hai vợ chồng đã phải bỏ ra khá nhiều tiền của và công sức để chọn được một bệnh viện mà người chồng có thể tham gia vào ca đẻ cùng vợ. Tuy anh Hùng (chồng Phương) cũng là người khá sợ máu nhưng vì yêu vợ, thương con anh vẫn quyết tâm đi đẻ cùng vợ. Trong phòng sinh nở, anh luôn cố gắng làm mọi việc mà bác sĩ yêu cầu đặc biệt anh không bao giờ rời tay vợ trong suốt quá trình vợ đau đẻ.

Hầu hết các anh chồng đều muốn được vào phòng sinh cùng vợ.

Hầu hết các anh chồng đều muốn được vào phòng sinh cùng vợ.

Anh Hùng kể: "Lúc vào phòng sinh, ban đầu mình cũng run lắm, nhưng nghĩ nếu mình cũng sợ thì vợ còn sợ đến mức nào, thế là cố gắng lấy lại bình tĩnh. Nhìn vợ rặn đẻ mà mình toát hết mồ hôi hột, chỉ sợ cô ấy không còn sức để thở".

Chia sẻ về ca sinh nở của mình, chị Phương nói: "Lúc sinh con, công nhận là mình đau thật nhưng mình không thể nhịn được cười mỗi khi nhìn thấy mặt anh xã. Có lẽ cũng nhờ có anh bên cạnh mà mình thấy bớt đau hơn. Khi bác sĩ hô: “1,2,3 rặn…” là anh xã cũng rặn theo mình. Buồn cười nhất là mồ hôi của anh chảy ra chẳng kém gì mình luôn. Sau khi con đã ra ngoài mà mắt anh vẫn cứ nhắm tịt, mặt méo mó như đang rặn đẻ. Dù vượt cạn có vất vả nhưng nhờ có anh xã bên cạnh mà mình thấy hạnh phúc được nhân lên bội phần".

Ngày nay, những câu chuyện chồng hết lòng nuôi vợ đẻ hay chồng không ngần ngại vào phòng đẻ cùng vợ không còn hiếm. Không ít những anh chồng còn chẳng nề hà giặt từng chiếc váy ướt đẫm máu cho vợ hay chiếc tã đầy phân xu của con. Có những người còn tình nguyện vệ sinh vùng kín cho vợ những ngày sau đẻ… Điều đó để nói lên rằng, đồng hành cùng sự vất vả của mẹ bầu 9 tháng mang thai và quá trình vượt cạn luôn có các anh xã và người thân bên cạnh để giúp đỡ và động viên tinh thần. Vì vậy các mẹ bầu đừng lo phải cô đơn trong hành trình đón con yêu chào đời nữa nhé!

Thực tế về chứng đãng trí ở phụ nữ mang thai

Posted: 04 Sep 2013 01:00 AM PDT

Niềm vui và hạnh phúc được mang trong mình một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên từng ngày vừa tới thì đi kèm với nó là bao nỗi lo pha lẫn cả muộn phiền, một trong số đó là chứng đãng trí của bà bầu khiến không ít chị em băn khoăn.

Thực tế về chứng đãng trí ở phụ nữ mang thai

Không phải ngẫu nhiên lại có sự áp đặt về chứng hay quên cho người phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, bởi trên thực tế tật đãng trí có thể dễ dàng gặp phải ở đa phần các bà bầu. Chị Thanh Hằng (Vĩnh Phúc) chia sẻ: "Trước giờ, em là người tập trung và cẩn thận, làm gì cũng để ý trước sau. Thế mà từ khi mang bầu cháu sang đến khoảng tháng thứ tư thì đột nhiên mắc chứng hay quên thành ra bị mọi người xung quanh nói là bất cẩn. Bản thân cũng thấy sao mình lại dễ quên được thế không biết. Ở nhà nấu bữa cơm thì để quên nồi cá kho trên bếp, vòi nước cũng không nhớ vặn khóa. Đến công ty thì quên xếp lịch hẹn với khách hàng và nhiều vấn đề khác nữa."

Bạn Lan Anh (Hà Nội) cũng gửi tâm sự: "Mình mới kết hôn, đang có dự định mang thai, thì công ty lại phát động chương trình thi đua lớn để xét thăng chức cho nhân viên các bộ phận nên mình đành hoãn lại vì nhìn gương của hai chị cùng phòng mình lại thấy lo. Bình thường các chị là những người hoạt bát, thạo việc nhưng đến khi mang bầu thì khác hẳn, chậm chạp đi và đặc biệt là đãng trí, nói trước quên sau. Các sếp thì cũng tạo điều kiện bằng cách hạn chế giao các công việc đòi hỏi độ chính xác cao và cần sự phối hợp của nhiều bộ phận. Nhưng một người coi trọng sự nghiệp như mình thì không đủ can đảm đối diện với cái tật đáng ghét ấy mất".

Các bà bầu rơi vào tình trạng hay quên hoặc đãng trí là một điều hoàn toàn bình thường.

Các bà bầu rơi vào tình trạng hay quên hoặc đãng trí là một điều hoàn toàn bình thường.

Vậy nguyên nhân của chứng đãng trí ở bà bầu là gì?

Nhiều nghi ngờ đặt ra rằng: phụ nữ khi mang thai thì não bộ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi khiến nhiều người rơi vào tình trạng kém minh mẫn hơn bình thường và thậm chí là mắc bệnh đãng trí.

Nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học thì việc phần đông các bà bầu rơi vào tình trạng hay quên hoặc đãng trí là một điều hoàn toàn bình thường bởi nó xuất phát từ nguyên nhân: thời gian mang thai là thời kỳ có nhiều thay đổi nhất đối với cơ thể của người mẹ do đó không thể tránh khỏi những căng thẳng, sự thiếu ngủ, đồng thời họ vẫn phải bận rộn với công việc và gia đình. Ông Jane Martin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thần kinh học Mount Sinai tại New York, Hoa Kỳ cho biết: "Không một bộ não nào có thể hoạt động tốt nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc và trở nên đa nhiệm trong một khoảng thời gian ngắn".

Một nguyên nhân khác được chỉ ra do các nhà nghiên cứu tại trường đại học California, San Francisco đó là do việc tăng làm lượng hooc môn và sự thay đổi thứ tự ưu tiên trong não bộ của người mẹ. Họ khẳng định rằng: các kích thích tố được cơ thể người phụ nữ mang thai tạo ta để giúp tử cung co lại và hỗ trợ sản xuất sữa cũng ảnh hưởng đến não bộ. Ngoài ra, khi mang thai mặc dù chỉ số IQ của bà bầu không thay đổi nhưng việc đặt em bé lên hàng đầu trong mọi suy nghĩ của người mẹ khiến cho mức độ quan tâm, ghi nhớ dành cho những mục khác trong bộ não bị giảm sút. Hiểu một cách nôm na, khi người mẹ dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những thay đổi liên quan đến em bé hoặc cách để chăm sóc trẻ sơ sinh thì bộ nhớ ngắn hạn của họ có thể bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Việc đầu tiên mà chị em nên làm đó là hãy đơn giản hóa mọi suy nghĩ trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả khi mang thai. Có như vậy thì bạn mới có một tâm trạng thoải mái và một bộ não minh mẫn.

Hãy tập trung vào việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là quan tâm đến giấc ngủ để không rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Điều này cần được duy trì cho đến thời gian sau sinh, bởi năm đầu tiên sau sinh con, phần đông phụ nữ rơi vào tình trạng thiếu ngủ và mức trung bình thì một người mẹ thiếu khoảng 700 giờ ngủ.

Ngoài ra, để hạn chế tình những hậu quả không đáng có của chứng đãng trí, bạn nên có một cuốn sổ nhắc nhở để ghi lại tất cả những việc cần làm trong ngày hoặc sử dụng chức năng nhắc nhở theo giờ của chiếc điện thoại di động để đảm bảo không quên một sự kiện nào.

Đồng thời, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến não bộ. Do đó, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi để hỗ trợ hoạt động não. Uống nhiều nước cũng giúp tăng năng lượng và giúp bạn tập trung hơn.

Ăn bao nhiêu là đủ cho mẹ và thai nhi?

Posted: 04 Sep 2013 12:00 AM PDT

Mang thai là thời điểm mẹ tăng cân và đôi khi thèm ăn những món “kỳ lạ”. Bà nội, bà ngoại của bé bồi bổ cho mẹ hết món này đến món khác và luôn kèm theo câu “cố ăn đi con, món này tốt cho thai nhi lắm…”, “mẹ hỏi rồi, món này chịu khó ăn sau dễ sinh hơn đấy” hay “chán cũng phải cố mà ăn, mày ăn đang ăn cho hai người đấy, muốn bé con thiếu chất à?”… Đúng vậy, hiện giờ mẹ đang “ăn cho hai người”, thế nhưng không có nghĩa là mẹ ăn bao nhiêu cũng được và ăn gì cũng được, ăn đến mức nghĩ đến món đấy thôi cũng có cảm giác buồn nôn. Điều mẹ cần quan tâm bây giờ đó là ăn cho hai người như thế nào cho đúng, làm thế nào để có bữa ăn bổ dưỡng có lợi cho cả mẹ và bé?

Ăn bao nhiêu là quá nhiều?

Nhiều mẹ có thể đang nghĩ rằng ăn cho hai người nghĩa là phải cung cấp đủ lượng thức ăn cho cả hai. Các bác sĩ đã cảnh báo rằng đây là một trong những quan niệm sai lầm nguy hiểm nhất trong khi mang thai.

Do quan niệm này, nhiều mẹ ăn uống không lành mạnh và tăng cần quá nhiều, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao, chưa kể đến việc mẹ dễ bị đầy hơi. Vì vậy mẹ cần thận trọng hơn với việc mẹ nên ăn gì, ăn lượng bao nhiêu, luôn luôn nhớ rằng “ăn cho hai người” không có nghĩa là mẹ tăng gấp đôi lượng thức ăn của mình.

Ăn bao nhiêu là đủ cho hai người?

Bổ sung 1.200 đến 1.500 mg canxi mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh

Bổ sung 1.200 đến 1.500 mg canxi mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh

Đối với thai phụ khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục khoảng 3 đến 5 lần một tuần, mẹ chỉ cần cung cấp thêm khoảng 300 calo một ngày. Ông Raul Artal, trưởng khoa phụ sản bệnh viện đại học Y St Louis cho biết, tăng từ 7,5kg đến 13kg là phạm vi an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên việc tăng cân cũng phụ thuộc rất nhiều vào cân nặng của mẹ. Vì vậy, khi đi khám mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để biết tăng bao nhiêu kg là phù hợp với mình.

Một bữa ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Mẹ hãy đảm bảo có đủ các dưỡng chất sau khi lập ra thực đơn cho mình:

- Carbohydrates: Mẹ cần tăng lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn của mình để cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và bé. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên ăn các bữa ăn nhẹ chứa nhiều carbohydrate cách nhau khoảng 3 đến 4 giờ và ăn một chút trước khi tập thể dục để duy trì lượng đường cung cấp cho thai nhi. Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate có thể kể tên như bánh mì, pasta, khoai tây, đậu, gạo, ngũ cốc…

- Canxi: Tiêu thụ 1.200 đến 1.500 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo em bé có xương và răng chắc khỏe. Canxi có nhiều trong sữa và sữa chua, mẹ cũng có thể uống thuốc bổ sung canxi để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

- Protein: 60 gram protein mỗi ngày là đủ cho cả mẹ và bé. Ức gà, sữa và trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào mẹ có thể dễ dàng tìm mua hàng ngày.

- Chất xơ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm thiểu chứng táo bón do hàm lượng hoocmon cao gây ra. Câc loại ngũ cốc nguyên hạt , cam, chuối, lê, táo, bắp cải, bí ngô, atiso… đều là các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai.

- Nước: Đừng quên uống nước. Uống ít nhất 1,8l nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ duy trì đủ độ ẩm và cảm thấy khỏe mạnh. Mẹ có thể thay thế một ly nước bằng nước trái cây tươi, vừa đủ nước và thay đổi khẩu vị và giúp mẹ bớt thèm ăn vặt.

- Vitamin: Uống vitamin trước khi sinh là một quyết định sáng suốt. Uống vitamin trong thời gian này cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng mẹ và bé cần trong những tháng tới, đặc biệt là axit folic và sắt.

- Thực phẩm sạch: các loại thịt, rau được nuôi trồng tự nhiên cho hương vị thơm ngon và có lợi đối với sức khỏe. Ăn thực phẩm sạch loại bỏ nguy cơ mẹ hấp thụ phải thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh… có thể gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đun chín thịt và chỉ uống các sản phẩm sữa đã được tiệt trùng.

Bên cạnh các loại dưỡng chất cần thiết trên, có một số thực phẩm mẹ tránh để loại bỏ những mối nguy hiểm không đáng có cho mẹ và bé:

- Trứng lòng đào: ăn trứng lòng đào đi kèm với nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Triệu chứng dễ nhận thấy là tiêu chảy khiến mẹ mất chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Mẹ cũng nên cẩn thận đối với trứng sống trong các món ăn như sốt mayonnaise hay mousse chocolate.

- Phô mai mềm và thịt nguội: Các sản phẩm phô mai như Brie, Gorgonzola hay Bleu đều chưa được tiệt trùng và có khả năng chứa vi khuẩn Monocytogenes, vi khuẩn này có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu. Thịt nguội cũng có thể khiến mẹ và bé bị nhiễm khuẩn, vì thế mẹ hãy cố gắng kìm cơn thèm các món ăn cho thịt nguội cho tới khi đón được bé yêu để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Phô mai mềm và thịt nguội chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn Monocytogenes

Phô mai mềm và thịt nguội chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn Monocytogenes

- Cá có chứa thủy ngân: Phụ nữ có thai không nên ăn cá cờ, cá kiếm, các loại cá này chứa nhiều thủy ngân sẽ gây hại cho thai nhi. Cá hanh đỏ, cá ngừ, cá bơn, cá vược mẹ có thể ăn mỗi tuần một lần để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, tuy nhiên không nên ăn nhiều hơn. Một chú ý mẹ nhất định phải nhớ đó là không được ăn cá chưa nấu chín trong thời gian mang thai như sushi chẳng hạn.

Trong thời gian mang thai, mẹ luôn cần cẩn trọng trong mọi hành động, ăn món gì, hoạt động như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới bé. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải từ bỏ hoàn toàn những món ăn yêu thích , quan trọng là mẹ cần lập ra chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, biết rõ chất nào cần bổ sung, món ăn nào nên tránh để vừa duy trì năng lượng cho mẹ vừa giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy nhớ mình đang “ăn cho hai người”, mẹ lựa chọn thực phẩm nào nghĩa là bé cũng đang hấp thu dưỡng chất có trong thực phẩm ấy, vì vậy ăn uống đúng cách là vô cùng quan trọng.

Tìm hiểu về việc tiếp xúc da kề da sớm giữa mẹ và bé

Posted: 03 Sep 2013 11:00 PM PDT

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ngay sau sinh giúp bé bớt khóc, cải thiện tương tác mẹ con, giữ ấm trẻ và giúp mẹ cho bé bú dễ dàng. Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con yêu, được ôm bé vào lòng, đó là khoảnh khắc rất kì diệu mà mẹ khó có thể diễn đạt thành lời. Đó là cảm xúc chung nhưng có lẽ các mẹ không biết cái ôm tiếp xúc da kề da tưởng như đơn giản ấy lại rất có ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ngay sau khi bé ra đời và sau đó nữa không chỉ có ảnh hưởng tích cực, là cầu nối truyền tải tình cảm giữa cha mẹ và bé, giúp mẹ cho bé bú thành công mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ. Vậy thực chất việc tiếp xúc da kề da có vai trò quan trọng như thế nào với sự phát triển của bé ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ nhé!

Thế nào là tiếp xúc da kề da?

Tiếp xúc da kề da sớm, lý tưởng là ngay sau sinh bằng cách đặt trẻ sơ sinh trần truồng trên ngực trần của mẹ. Ngực trần của mẹ là nơi hoàn hảo cho trẻ sơ sinh phục hồi sau những căng thẳng của hành trình “vượt cạn”. Đó là nơi thoải mái, bình yên và ấm áp nhất để bé bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trừ khi cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức, nếu không các bé nên được nghỉ ngơi trên ngực của mẹ ít nhất một giờ sau khi bé chào đời.

Lợi ích của việc tiếp xúc da kề da sớm giữa mẹ và bé là gì?

 Tiếp xúc da kề da sớm tăng ham muốn được bú sữa mẹ của trẻ

Tiếp xúc da kề da sớm tăng ham muốn được bú sữa mẹ của trẻ

- Giúp mẹ và bé thư giãn, bình tĩnh lại.

- Giúp trẻ bớt khóc.

- Cải thiện nhịp tim, giúp nhịp tim ổn định hơn cũng như giúp hơi thở của trẻ đều đặn hơn.

- Kích thích hệ tiêu hóa của bé.

- Giữ ấm trẻ.

- Tăng thời lượng trẻ ngủ sâu.

- Để da bé tiếp xúc được với các loại vi khuẩn có lợi trên cơ thể mẹ, do đó cải thiện sức đề kháng, chống nhiễm trùng cho trẻ.

- Kích thích sản xuất các hoocmon thúc đẩy tuyến sữa hoạt động

- Tăng tiếp xúc mùi, nhiệt độ bằng cách tiếp xúc da kề da sẽ kích thích trẻ khởi phát bú mẹ thành công.

- Thắt chặt quan hệ và giao tiếp giữa cha mẹ và bé thông qua kích thích xúc giác như sờ, sưởi ấm và mùi.

- Tiếp xúc da kề da giúp trẻ sinh non được ổn định hơn, duy trì nhiệt độ cơ thế, chống lại nhiễm trùng, tăng trưởng và phát triển tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian nằm viện. Đây còn được gọi là phương pháp Kangaroo.

Phương pháp Kangaroo

Phương pháp Kangaroo là tên gọi khác của việc tiếp xúc da kề da nhưng thường được áp dụng đối với các trường hợp bé sinh non.

Trong phương pháp này, để giữ đủ nhiệt cho trẻ sinh non trong điều kiện thiếu lồng ấp, trẻ sơ sinh được đặt ở tư thế thẳng đứng, áp sát vào ngực mẹ, má của bé áp vào da ngực mẹ, 2 chân bé dang ra dưới vú mẹ (tư thế con ếch), tư thế này duy trì liên tục 24/24 giờ trong vài tuần đầu sau sinh cho đến khi trẻ có được trọng lượng trung bình của một đứa trẻ chào đời đủ tháng.

Ngoài tác dụng ủ ấm cho trẻ, phương pháp Kangaroo còn tạo sự gần gũi, gắn bó tình cảm mẹ con, tạo điều kiện để trẻ được bú sữa mẹ. Ngoài ra, với phương pháp này, những trẻ sinh non có thể được điều trị ngoại trú.

Tuy nhiên, phương pháp Kangaroo không được áp dụng với tất cả trẻ sinh non. Ở nhiều nơi trên thế giới, các bệnh viện chỉ thực hiện Kangaroo với những bé có tình trạng lâm sàng khá tốt, có khả năng bú mẹ và nuốt, không rối loạn về hô hấp, tim mạch.

Tiếp xúc da kề da và lần đầu bé bú sữa mẹ

Các chuyên gia đã quan sát nhiều trẻ sơ sinh và nhận thấy hầu hết các bé đều thực hiện một loạt các hành động như nhau để dẫn đến lần bú mẹ đầu tiên. Một số bé mất nhiều thời gian hơn nhưng nếu bú mẹ thành công, trong lần tiếp theo, các bé sẽ bú mẹ dễ dàng hơn rất nhiều. Việc tiếp xúc da kề da sớm thúc đẩy quá trình này và các mẹ ôm bé, da kề da ngay sau khi sinh sinh có khả năng cho bé bú lâu hơn các mẹ không tiếp xúc với trẻ. Quá trình này là:

- Bé khóc sau khi được sinh ra, các chuyên gia cho biết tiếng khóc sau khi bé chào đời rất đặc trưng, khác với tiếng khóc của bé sau này tuy nhiên điều này không dễ phân biệt.

- Bé sẽ bắt đầu thư giãn và phục hồi sau khi chào đời.

- Sau đó bé sẽ bắt đầu thức dậy.

- Cánh tay, vai và đầu trẻ có những chuyển động nhỏ.

- Chuyển động của bé tăng lên và trẻ có xu hướng chuyển lại gần ngực của mẹ.

- Sau khi bé đã tìm thấy mẹ, bé sẽ nghỉ ngơi một khoảng thời gian. Mẹ đừng nhầm lẫn hành động này của trẻ với việc bé không muốn ăn hay không đói.

- Sau đó bé sẽ rúc vào ngực mẹ trước khi bú.

- Sau khi bú mẹ trong một thời gian ngắn, bé sẽ dừng lại và ngủ.

Tiếp xúc da kề da sau khi sinh mổ, được hay không?

Có nhiều nhân tố khiến mẹ không thể ôm bé, da kề da sớm sau khi sinh mổ. Thậm chí, ngay cả khi mẹ tỉnh táo trong và sau khi phẫu thuật, sử dụng thuốc giảm đau cho cột sống, bác sĩ cũng không cho phép mẹ tiếp xúc da kề da với bé vì nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ sản khoa về vấn đề này và yêu cầu được tiếp xúc sớm với bé. Còn nếu mẹ cảm thấy không khỏe hoặc thuốc gây mê vẫn còn tác dụng, bố cũng có thể thay thế mẹ để tiếp xúc da kề da với bé.

Bố tiếp xúc da kề da với trẻ có gì khác so với mẹ?

Tiếp xúc da kề da với bé là cách tuyệt vời để bố tương tác với trẻ. Việc bố ôm bé, da kề da được cho là có tác dụng giảm tiếng khóc thét của trẻ, giúp bé bình tĩnh lại và tạo điều kiện cho sự phát triển các hành vi trước khi bú mẹ của trẻ.

Liên tục tiếp xúc da kề da giúp bố và bé liên kết với nhau. Em bé sẽ cảm thấy an toàn trên ngực bố và ngược lại, bố cũng sẽ học được cách nhận biết các tín hiệu của trẻ.

Sau khi biết thêm thông tin về phương pháp này, nếu mẹ thấy tiếp xúc da kề da với bé ngay sau sinh là quan trọng, hãy để tiếp xúc da kề da sớm với bé trở thành một gạch đầu dòng quan trọng trong kế hoạch sinh của mẹ. Nếu bé yêu của mẹ khỏe mạnh và không cần sự can thiệp y tế sau sinh, mẹ nên ôm bé, da kề da trong ít nhất một giờ sau khi “vượt cạn”. Việc cân đo và mặc quần áo cho bé có thể để sau, không cần ưu tiên hàng đầu.

Bà bầu tắm thế nào để tốt cho sức khỏe?

Posted: 03 Sep 2013 10:00 PM PDT

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời điểm tắm và không được tắm khi ăn no… Các mẹ bầu thường nhắc nhau không được tắm nước nóng nhất là phòng tắm xông hơi vì nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thực tế liệu có phải bà bầu phải kiêng hoàn toàn nước nóng? Chị em cần biết rằng nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không bị chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối thì ngâm mình trong bồn nước ấm là việc làm rất có lợi. Ngâm mình trong bồn nước ấm là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể, giúp chị em giảm mệt mỏi và rất có lợi cho chị em bị mất ngủ.

Không chỉ riêng việc tắm nước ấm hay không, xung quanh chuyện tắm rửa của mẹ bầu còn có rất nhiều điều chị em cần lưu ý:

Chọn thời điểm để tắm

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng nhất cho việc tắm rửa như buổi chiếu tối sau khi đi làm về.

Không tắm khi tụt huyết áp

Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.

Không tắm sau khi ăn no

Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé.

Chú ý đến nhiệt độ nước tắm

Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng.

Uống nước trong khi tắm

Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước.

Tắm cùng chồng

Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi.

0 Nhận xét