Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


Những bí kíp giúp mẹ nhanh có bầu

Posted: 13 Sep 2013 09:00 PM PDT

Nhờ những bí kíp rất riêng mà tôi đã có thiên thần nhỏ ngay sau khi "thả"…

Trong khi rất nhiều bạn bè sau đám cưới không dám kế hoạch vì sợ sẽ khó có con thì vợ chồng tôi vẫn thoải mái đi du lịch, phấn đấu cho công việc và gác lại chuyện con cái. Chính bố mẹ tôi cũng rỉ tai tôi rằng: "Bây giờ hiếm muộn, vô sinh nhiều lắm con ạ. Cứ làm lấy một đứa con cho chắc rồi phấn đấu gì thì phấn đấu." Thế nhưng công việc của cả hai chúng tôi đều đang đã thăng chức. Hơn thế nữa, vợ chồng tôi cũng còn rất trẻ, mới chỉ 26 tuổi, vẫn rất mê du lịch, muốn đi khám phá thế giới. Bây giờ mà có con thì coi như tự trói chân mình. Dù biết rằng suy nghĩ này có hơi ích kỷ nhưng tôi luôn tin vào vốn kiến thức y khoa sản mà tôi đã học tập 7-8 năm qua sẽ giúp tôi dễ dàng có con bất cứ lúc nào.

3 năm sau ngày cưới, chúng tôi quyết định "thả" để đón thiên thần nhỏ. Tôi cũng hơi lo một chút vì người ta thường nói con cái là của trời cho. Biết là hai vợ chồng đều khỏe mạnh nhưng đố ai dám khẳng định muốn có con là có luôn được. Tôi cho mình 6 tháng để chờ đợi thế nhưng thật không ngờ chỉ sau khi thả đúng 1 tháng tôi dính bầu. Mọi chuyện diễn ra nhanh ngoài sức tưởng tượng của tôi, khiến tôi còn chưa sẵn sàng tâm lý làm mẹ. Thật tuyệt vời! Tôi xin chia sẻ với chị em những chiêu độc mà tôi đã đúc rút ra được để dễ dàng có thiên thần nhỏ.

Sắm một bộ đồ ngủ mới

Bạn đang thắc mắc bộ đồ ngủ mới thì liên quan gì đến chuyện thụ thai đúng không? Xin thưa với các mẹ rằng, khi mặc đồ ngủ mới và sexy một chút bạn sẽ rất thu hút trước mặt anh xã đấy. Chị em có biết hứng thú khi yêu rất quan trọng trong việc đậu thai không? Cuộc yêu phải trên tinh thần tự nguyện, thoải mái và cả hai đều đạt cực khoái thì mới dễ dàng có thai được. Bạn đã hiểu lý do tôi chọn một bộ đồ ngủ mới khi quyết định sẽ có con chưa?

Các cặp đôi nên tạo tâm lý thật thoải mái, sẽ dễ dàng đậu thai.

Các cặp đôi nên tạo tâm lý thật thoải mái, sẽ dễ dàng đậu thai.

Mạo hiểm một chút

Hãy nhớ lại xem vợ chồng bạn thường cao hứng nhất khi ở đâu và làm "chuyện ấy" ở đâu là thích thú nhất? Bạn có thể đến khách sạn sang trọng, một khu nghỉ dưỡng lãng mạn, làm chuyện ấy ở trong nhà tắm hoặc ngay tại phòng khách… Bất cứ nơi nào bạn thấy hứng thú nhất cho cuộc yêu, hãy mạo hiểm thực hiện tại đấy sẽ giúp hai bạn thăng hoa và dễ đậu thai hơn.

Kết bạn với sô-cô-la

Bạn có biết rằng, chỉ cần thưởng thức một thanh sô-cô-la nhỏ cùng sẽ giúp bạn tăng ham muốn 'yêu' không? Không chỉ hấp dẫn về hương vị, sô-cô-la đen còn giúp tăng số lượng tinh trùng cho nam giới. Loại thực phẩm này có chứa L-Arginine HCL – một axit amin được chứng minh là để làm tăng số lượng tinh trùng và lượng tinh dịch ở nam giới. Nó cũng làm tăng khoái cảm tình dục bằng cách dễ đạt cực khoái hơn. Vì vậy, nếu bạn cũng đang có ý định mang thai, hãy bổ sung so-co-la vào chế độ ăn uống hàng tuần nhé.

Chọn thực phẩm hỗ trợ thụ thai

Với cá nhân tôi, tôi luôn ưu tiên các món hải sản như hàu, sò đặc biệt dành cho anh xã. Ngoài tác dụng kích thích ham muốn tình dục, sò, hàu còn chứa axit amin giúp hỗ trợ việc sản xuất testosterone ở nam giới và progesterone ở phụ nữ, làm cho chúng ta hứng thú hơn trong "chuyện ấy". Không chỉ có công dụng làm tăng số lượng tinh binh, thực phẩm này cũng giúp khôi phục tinh trùng bị yếu, giúp chúng mạnh mẽ hơn, tăng cơ hội thụ thai. Ngoài ra tôi cùng ưu tiên những thực phẩm dễ thụ thai khác như chuối, bơ, nhân sâm…

Đi du lịch

Nhiều người khuyên rằng không nên thụ thai trong dịp đi du lịch thế nhưng nếu bạn đi du lịch để thụ thai lại hoàn toàn khác nhé. Vợ chồng bạn nên có kế hoạch đi du lịch đâu đó gần nhà thôi để thưởng thức không khí trong lành và có những giây phút thoải mái bên nhau. Hãy dành ra dịp cuối tuần để đến nơi nào đó mà cả hai bạn đều thích thú. Những ngày chuẩn bị có thai, vợ chồng tôi cũng thường đi chơi vào dịp cuối tuần để tạo tâm lý thoải mái. Đến những nơi này, ham muốn yêu của bạn cũng đột ngột tăng đấy.

Chọn đúng thời điểm "yêu"

Việc này vô cùng quan trọng đấy các bạn nhé. Tôi đã phải tỉ mẩm canh trứng 3 tháng liền trước khi "thả" đấy. Cũng may mắn là chu kỳ kinh nguyệt của tôi khá đều 30 ngày nên canh cũng khá dễ. Trước ngày rụng trứng, bạn cần lên kế hoạch để "yêu" và cố gắng yêu đều đặn 2 ngày/lần trong tuần trứng rụng.

Thực hiện bài bản những bí kíp này chắc chắn các bạn cũng sẽ dễ dàng đậu thai như tôi. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bệnh lý liên quan đến hiếm muộn, vô sinh thì cần đến bác sĩ sau 6 tháng hoặc 1 năm cố gắng mà không có kết quả nhé. Chúc các bạn sớm có tin vui!

Làm thế nào khi con hay quên và không tập trung?

Posted: 13 Sep 2013 03:00 AM PDT

Tôi rất sợ mỗi lần đánh con, vì cháu là con gái, năm nay mới 6 tuổi. Cháu không tập trung, bảo học cháu lại quên ngay.

Trong lúc học hay lúc ăn… cháu chỉ nghĩ tới đi chơi. Ai cho đi đâu là cháu theo. Cháu không phân biệt được ngày hôm qua hay ngày hôm nay. Nhiều khi bố mẹ phải quát mắng mà cháu cũng không nghe. Kính mong chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn. (Tien Nam)

ttr

Trả lời:

Chào bạn,

Tình trạng kém tập trung và ham chơi có thể là dấu hiệu của chứng hiếu động kém tập trung (ADHD). Vì vậy nếu có điều kiện bạn nên đưa cháu đến khám tại một cơ sở về tâm lý (trung tâm tư vấn hay khoa tâm lý trong bệnh viện nhi).

Ở nhà, bạn nên đặt ra một lịch hoạt động, ghi lại các hoạt động từ sáng đến tối (như: buổi sáng thức dậy – vệ sinh – ăn sáng – đi học. Buổi chiều đi học về – thay quần áo – tắm – học bài – vui chơi – ăn chiều…). Khi đến hoạt động nào, bạn đề nghị cháu đánh dấu vào, như vậy dần dần cháu sẽ nhớ mỗi ngày làm gì và gia tăng khả năng tập trung hơn.

Còn về việc hướng dẫn con học bài, bạn có thể dùng nhiều cách, cho cháu xem hình minh họa, vừa xem hình vừa đọc ra thành tiếng… (học đa giác quan) và chia nhỏ giờ học ra, cứ 15 phút cho trẻ nghỉ khoảng 2 phút, ôn lại và chơi một trò chơi tập trung, để cháu cảm nhận là buổi học bài không có gì nặng nề, trẻ vui vẻ sẽ dễ nhớ hơn. Bạn không nên quát mắng vì đây là tình trạng khó khăn của tâm trí trẻ, cần kiên trì động viên và giúp trẻ biết tập trung hơn.

Chúc bạn thành công.

Xử trí sao khi con cứ đòi… hôn môi và nói “yêu mẹ”?

Posted: 13 Sep 2013 03:00 AM PDT

Con gái tôi 5 tuổi, đang học mẫu giáo. Cách đây vài hôm, con kể với mẹ một bạn trai ở lớp sờ vào ti con rồi bảo là "tớ thích bạn"…

Tôi thấy hoảng quá, hỏi con nói lại với bạn thế nào thì bé nói con gạt tay bạn ra vì buồn cười. Khi đó, tôi chỉ biết bảo cháu là không được cho ai chạm vào người con như thế, rồi bạn trai mà làm vậy là bất lịch sự…

Tôi rất sợ con lớn sớm hay bắt chước kiểu thể hiện tình cảm của người lớn – như những hình ảnh trên TV thỉnh thoảng con vô tình xem được. Có lần con xem cảnh hai người nam, nữ trên TV hôn nhau rồi sau đó cứ đòi hôn môi mẹ và nói "con yêu mẹ". Tôi nên nói thế nào với con trong những trường hợp đó. Nếu xem TV, thấy các cảnh tình cảm thân mật, tôi có nên tắt TV hay bắt bé nhắm mắt, hoặc cấm hẳn cháu xem phim? (Thuần)

yeu2

Trả lời:

Chào bạn,

Chúng tôi thống nhất với bạn trong cách giải quyết trường hợp con bị bạn cùng lớp sờ ti. Với trường hợp con xem TV và bắt chước theo các diễn viên trong phim thì bạn cũng không nên tỏ ra khó chịu hay hoảng hốt vì trẻ đang trong giai đoạn học hỏi bằng phương pháp bắt chước. Việc trẻ làm theo một hành động của ai đó trên TV hay ngoài thực tế là chuyện hết sức bình thường.

Tuy nhiên, bắt chước theo những hành động xấu hoặc chưa phù hợp với lứa tuổi thì đều không tốt với trẻ. Để giải quyết vấn đề này có hai cách, đó là:

- Thứ nhất, bạn nên hạn chế mở những bộ phim có nội dung yêu đương người lớn khi có mặt cháu, chỉ nên cho con xem những chương trình truyền hình phù hợp với lứa tuổi của con. Bạn cũng không nên dùng từ "cấm" con xem vì bạn càng "cấm" thì càng gây tò mò cho con. Thay vào đó, bạn nên định hướng sở thích cho con bằng cách cùng con ngồi xem những chương trình phù hợp với tuổi của cháu và khen ngợi các nhân vật…

- Thứ hai, về lâu dài, bạn nên tìm hiểu về giáo dục giới tính để có phương pháp giáo dục phù hợp với con ở mỗi giai đoạn lứa tuổi.

Phải làm sao khi bé quá bướng bỉnh?

Posted: 13 Sep 2013 02:00 AM PDT

Bé nhà em gần 5 tuổi nhưng mỗi khi gặp người lớn quen biết, dù bố mẹ có nhắc nhở bé vẫn không chịu chào hỏi. Bé hay nói leo khi bố mẹ nói chuyện, thậm chí cũng hay đánh mẹ khi giận dỗi.

Nguyên nhân khiến trẻ bướng

Bé chỉ chào những ai mà bé rất quý và rất thân như ông bà ngoại, bà nội, cậu, dì, hoặc khi người đó cho bé một món quà gì đó, hoặc khi chào xong được làm việc gì đó bé thích như chào cô giáo xong thì được về nhà. Em nghĩ bé vừa bướng bỉnh vừa nhút nhát, sau này lớn sẽ tự điều chỉnh được nhưng chồng em rất xấu hổ vì việc đấy, mỗi khi nhắc mà bé không chào ai, anh ấy thường chê bai hoặc quát mắng con. Em nên nói gì với chồng và với bé trong vấn đề này?

Với bố mẹ, bé nói rất nhiều, nói liên tục, và rất hay lý sự. Nếu người lớn nói điều gì đó có vẻ không logic, trả lời lúc thế này lúc thế kia hay hai người trả lời khác nhau là bé thắc mắc ngay. Bố mẹ đang nói chuyện với nhau, hay đang nói chuyện với người khác, bé cũng đòi nói xen vào, đòi bố mẹ phải trả lời mình trước. Nếu không thì quay ra giận dỗi hay khóc lóc.

noiloan

Ngoài ra, khi giận dỗi hay bực dọc điều gì, bé rất hay trút giận vào mẹ. Ví dụ, đang ngủ mà bị cái gì đó làm tỉnh giấc bé thường khóc rồi đánh mẹ. Đến lúc vui vẻ thì quay ra xin lỗi mẹ. Thỉnh thoảng bé cũng đánh bố nếu bố làm điều gì đó không như ý mình. Em chủ trương giáo dục con trong hòa bình nhưng chồng em thì cho rằng bé đã quá bướng bỉnh, phải dùng roi trị. Chồng em còn cho rằng vì em chiều bé quá, không dám đánh nên bé mới ghê gớm và đánh mẹ như vậy.

Có phải vợ chồng em đã quá chiều bé, chúng em nên làm gì để bé bớt bướng bỉnh, nghe lời bố mẹ hơn. Vợ chồng em có nên dùng roi dạy bé hay vẫn ngọt ngào với bé. Em cũng kể thêm là bé rất ưa ngọt, nếu được khen thì bé thường nghe lời hơn nhưng em sợ nếu khen nhiều quá liệu có làm bé ảo tưởng bản thân không? Xin chuyên gia giúp em. (Mai)

Trả lời:

Mai mến,

Qua thư bạn, tôi thấy bạn là người mẹ hiểu biết trong việc dạy con. Những băn khoăn của bạn, những việc bạn làm, những gì bạn tranh luận với chồng đều ẩn chứa tình yêu thương con với sự hiểu biết, cẩn trọng.

Cách bạn gọi con dậy rất hay, cho trẻ vài phút vận động chân tay, giúp con thích nghi với việc chuyển từ trạng thái ngủ sang thức, hát cho con nghe… Cách gọi trẻ như vậy tạo ra sự dễ chịu cho cháu nên cháu đã vui vẻ chấp nhận.

Bạn cũng nhận ra tâm lý của trẻ nhỏ thích khen, ưa ngọt ngào. Khen bé nghe lời, bạn đã áp dụng thành công đắc nhân tâm với cháu đấy. Lời khen rất có giá trị trong việc dạy con. Tuy nhiên, bạn lại lo con ảo tưởng về bản thân. Lo lắng này không phải là thừa. Nhiều cha mẹ cũng đã mắc sai lầm này. Khen con nhiều quá, chê con nhiều quá đều làm hư con. Thầy Văn Như Cương đã nói: “Xin các bậc làm cha làm mẹ hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con cái của mình. Một số vị luôn luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: xinh đẹp, thông minh, tài năng, trí tuệ. Họ tâng bốc con và làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người. Một số vị khác thì ngược lại, luôn luôn buồn bực vì con, chì chiết, thậm chí mạt sát con, xem nó là thứ vứt đi, khó dạy khó bảo, rồi chẳng làm nên cơm cháo gì… Mỗi đưa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nghệ thuật làm cha làm mẹ là biết cách khuyến khích, khen ngợi, nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục mà không vùi dập những điểm yếu của nó".

Tuy nhiên, con bạn có biểu hiện đánh bố mẹ, hay nổi nóng, nhút nhát, ít nói khi gặp người lạ… thì cần được điều chỉnh sớm. Vấn đề chính của vợ chồng bạn là chưa thống nhất nguyên tắc trong việc dạy cháu nên có lúc đã nhượng bộ cháu, chiều theo ý cháu, có lúc lại đánh cháu.

Thứ nhất, cha mẹ không nên đánh mắng con. Cách này chỉ làm trẻ bướng thêm. Người lớn thường có nhiều biện pháp buộc trẻ phải nhượng bộ ý muốn của mình như dùng đòn roi, bỏ đói… Nhưng cuối cùng, người thất bại lại chính là cha mẹ chứ không phải con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải giáo dục. Chính những hành vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính của đứa trẻ. Chồng bạn chê bai con khi con chưa chào người lớn, bắt cháu phải chào là không nên. Chúng ta nên dạy trẻ lễ phép khi chỉ có riêng cha mẹ và cháu. Việc này cần kiên nhẫn chứ không thể bắt trẻ theo ý cha mẹ ngay được. Càng không nên nghĩ lớn lên cháu sẽ tự điều chỉnh bạn nhé. Vì "bé không vin cả gãy cành", uốn nắn từ bé là cách tốt nhất để dạy con, đợi lớn mới dạy thì đã muộn.

Thứ hai, cha mẹ cần kiên quyết. Những lúc cha mẹ đang nói chuyện với nhau, hay đang nói chuyện với người khác, bé đòi nói xen vào, đòi bố mẹ phải trả lời mình trước là hành động sai, cần điều chỉnh sớm. Ngay lúc đó cha mẹ cần nói dứt khoát: "Con đợi bố/mẹ nói chuyện với bác/chú xong rồi sẽ nói chuyện với con". Nếu con khóc, cha mẹ nên vờ như không biết. Kiên quyết không nhượng bộ những hành vi sai của trẻ sẽ giúp trẻ không lặp lại hành vi đó, vì biết có đòi hỏi cũng không ai chấp nhận. Khóc lóc không làm người lớn mủi lòng thì lần sau trẻ sẽ bỏ cách gây áp lực lên người lớn bằng nước mắt.

Trường hợp cháu nổi nóng, đánh mẹ cũng nên ứng xử tương tự. Ngay lúc cháu đánh, cha mẹ cần nghiêm mặt nói cho con biết đó là hành vi sai, phạt cháu ở phòng riêng một mình (người lớn giám sát từ xa được) một khoảng thời gian nhất định cho cháu bình tĩnh lại, tự nhận lỗi. Khi hết giờ phạt cha mẹ gặp cháu phân tích đúng sai, tha lỗi cho cháu và nên có cử chỉ yêu thương như ôm vào lòng, xoa đầu… để trẻ không cảm thấy cha mẹ ghét bỏ, chỉ là đang sửa sai cho cháu.

Thứ ba, cha mẹ tạo điều kiện cho cháu đến nhiều nơi công cộng. Đi nhà sách, siêu thị, hay cùng con vui chơi ở trường khi đến đón cháu, cho con chơi với bạn hàng xóm, đưa con đi chơi nhà bạn bè cùng có con nhỏ… để cháu bớt dần sự nhút nhát, có cơ hội giao tiếp nhiều hơn.

Chúc vợ chồng bạn luôn hạnh phúc với vai trò làm cha mẹ!

Bé chảy nước mũi, cần thận trọng

Posted: 13 Sep 2013 01:00 AM PDT

Cha mẹ có thể phán đoán nguyên nhân chảy nước mũi ở bé, dựa trên những dấu hiệu khác đi kèm. Tuy nhiên, Để biết chính xác bé mắc chứng bệnh nào, bé phải được đi khám và tuân theo kết luận cuối cùng của bác sĩ.

1. Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt.

Nguyên nhân: Có thể do cảm lạnh.

Các chăm sóc khi bé bị cảm lạnh:

- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.

- Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.

- Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.

- Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.

- Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.

- Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.

- Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.

cum2

2. Chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn.

Nguyên nhân: Có thể do cảm cúm. Cảm cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

Chăm sóc khi bé bị cảm cúm:

- Có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng: Nên cho con bạn ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các món có nhiều dầu mỡ. Nên dùng thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng (nhất là các loại súp, trái cây, rau quả…).

- Cho trẻ uống nhiều nước nếu con bạn bị sốt; khi đó, cơ thể cần nhiều nước hơn. Nên cho uống nước chanh ấm, trà mật ong (với bé lớn); không được uống nước lạnh hoặc những thức uống gây kích thích.

- Giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, con bạn sẽ có sức lực chiến đấu với virus cúm và mau lành bệnh.

3. Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước. Có thể bị ho.

Nguyên nhân: Có thể do dị ứng.

Chăm sóc khi bé bị dị ứng: cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.

4. Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi. Sốt nhẹ

Nguyên nhân: Có thể do viêm xoang.

Chăm sóc khi bé bị viêm xoang:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.

5. Chảy nước mũi ở một bên mũi. Đôi khi, dịch mũi tiết mùi khó chịu.

Nguyên nhân: Có thể do dị vật nằm trong mũi.

Bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu

Posted: 13 Sep 2013 12:00 AM PDT

Mang thai tác động rất nhiều tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bất cứ khi làm việc gì, bạn cũng phải nghĩ cho em bé của mình trước tiên. Cân nhắc lại những thói quen sinh hoạt mà Parenting nêu ra:

Làm đẹp và vệ sinh thân thể

1. Cắt sửa móng tay ngoài tiệm?

Bạn có thể cắt sửa móng tay ngoài tiệm nhưng nên mang theo dụng cụ riêng của mình (kìm cắt móng, cắt khóe, giũa móng…) để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh xa những tiệm làm móng sử dụng mùi thơm hóa chất quá nặng, bạn hãy tìm những nơi thoáng mát để không hít phải nước hoa. Nếu bạn tự làm móng ở nhà, hãy giũa móng ở nơi thông thoáng (như ở gần cửa sổ).

2. Nhuộm tóc?

Tất cả những tài liệu nghiên cứu cho rằng, nhuộm tóc trong thai kỳ là an toàn (không có dữ liệu chứng minh mối liên quan giữa nhuộm tóc và nguy cơ sinh non, sẩy thai) nhưng tốt nhất bạn nên đợi cho qua quý đầu tiên, khi em bé của bạn đã bám khá vững chắc vào dạ con và ít chịu ảnh hưởng từ các hóa chất nhuộm tóc hơn.

3. Ngâm mình trong nước nóng, xông hơi?

Hoàn toàn không nên vì nhiệt độ quá cao của nước và hơi nước sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng bạn.

Nếu bạn muốn tắm bồn, hãy để nhiệt độ không quá 37,5ºC.

4. Tắm suối nước nóng?

Cũng tương tự như khi tắm bồn, hãy lưu ý nhiệt độ của nước nhỏ hơn 37,5ºC.

5. Xoa bóp bằng dầu thơm?

Tốt nhất là không nên. Vì một số thảo dược bị nghi ngờ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như: thì là, húng quế, cỏ xạ hương và chất nhựa thơm.

6. Massage cơ thể?

Trước khi sinh, bạn có thể massage. Bạn hãy chọn cách nằm thoải mái nhất cho mình và em bé. Kê một cái gối làm đệm ở phía bên trái hoặc sử dụng loại bàn có lỗ ở giữa vừa với cái bụng bầu của bạn (khi bạn nằm sấp).

Một vài chuyên gia cho rằng không nên massage trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thế trước tiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Bạn nên thận trọng với massage chân vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

7. Điều trị mụn trứng cá?

Tránh các loại thuốc có chứa Rein-A, acid salicylic và những thuốc đắp trị mụn khác. Kem có thành phần acid glycolic hay azelaic cũng tốt nhưng trước hết hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Thể dục, thể thao

8. Đi bộ?

Đi bộ rất tốt cho việc mang thai và sinh nở nếu bạn không mắc nguy cơ sinh non, tiền sản giật, bong nhau và bị chảy máu một cách bất thường.

9. Tập Yoga?

Tập Yoga có thể rất có ích khi mang thai. Môn thể dục này giúp cơ thể và tâm trí bạn được trấn tĩnh. Nên tham gia các lớp Yoga dành cho thai phụ trước khi sinh nhưng lưu ý một số tư thể Yoga có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (tư thế lưng sẽ giảm lượng máu lưu thông tới thai nhi, tư thế xoay ngược nên tránh vào quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ).

10. Luyện tập Aerobic?

Tim đập mạnh và nhanh kéo dài do luyện tập quá sức sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao. Hãy tập một cách vừa phải, kết hợp với nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

11. Đi xe đạp?

Nếu bạn tập với một chiếc xe đạp được gắn cố định ở một chỗ thì được (loại xe dành cho người tập thể dục thể thao). Không nên đạp xe đi đâu xa vì đạp xe lâu có thể khiến bạn mất thăng bằng và rủi ro khi bị ngã là điều không ai mong đợi.

Thức ăn và đồ uống

12. Đồ uống có cồn?

Lượng cồn bao nhiêu là an toàn cho thai nhi hiện chưa được xác định. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy tránh những loại đồ uống này.

13. Thuốc lá?

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, bong nhau và sinh thiếu cân. Bạn cần tránh hút thuốc bị động (hít phải khói khi người khác hút thuốc) càng nhiều càng tốt.

14. Sử dụng lò vi sóng?

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bạn không nên dùng lò vi sóng trong khi mang bầu, tuy nhiên mẹ bầu nên đứng xa lò vi sóng trong lúc nó đang hoạt động.

15. Ăn thủy – hải sản?

an22

Cá: Cá biển chứa một lượng thủy ngân có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi. Cá nuôi có thể chứa hàm lượng chì (gây ung thư) và một số chất độc khác. Vì thế, với những loại cá như: cá hồi tự nhiên, tôm, cá bơn, cá chỉ vàng, một tuần bạn nên dùng khoảng hơn 3 lạng.

Bạn có thể dùng một ít cá hồi đóng hộp; tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu lớn, hải sản đông lạnh và cá hồi thịt trắng.

- Cá ngừ: dùng không quá 1,7 lạng một tuần.

- Sò và tôm: khi nấu chín sẽ giảm được lượng thủy ngân.

- Gỏi (thịt, cá sống) và các món tái?

Một số thực phẩm ăn sống sẽ gây ra bệnh nhiễm khuẩn listeria (gây sẩy thai, viêm não và nhiễm trùng huyết), bệnh vi khuẩn xanmon (gây tiêu chảy) và những bệnh nguy hiểm khác.

16. Xúc xích?

Bạn nên nấu hoặc hấp chín xúc xích trước khi ăn.

17. Phômai?

Các thực phẩm làm từ sữa chưa qua tiệt trùng hoặc nấu chín có thể gây bệnh nhiễm khuẩn (như khuẩn listeria, xanmon…) và một số căn bệnh khác. Ăn phômai cứng thì được nhưng tránh dùng các loại phômai chưa tiệt trùng.

18. Bơ lạc?

Không có bằng chứng nào về việc ăn lạc gây ra dị ứng lạc cho đứa con tương lai của bạn. Tuy nhiên nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

19. Uống cafe và các đồ uống chứa caffeine khác?

Chất caffeine có thể thâm nhập qua nhau thai và ảnh hưởng tới tim cũng như sự hô hấp của thai nhi, vì thế hãy hạn chế. Dùng không quá 300mg caffeine một ngày.

20. Trà thảo dược?

Nhiều loại trà thảo dược không an toàn cho thai phụ, tốt nhất là bạn hãy dùng trà xanh hoặc trà đen có thêm hương vị.

21. Đường hóa học?

Đường hóa học không gây hại cho thai nhi. Nhưng một số chuyên gia vẫn cảnh báo không nên dùng. Cố gắng sử dụng những loại đồ uống lành mạnh như nước và nước ép trái cây.

22. Thuốc men

Nếu bạn có bệnh thực sự và cần phải điều trị, hãy đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận. Tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi.

thuoc

Một số vấn đề liên quan khác

23. Các sản phẩm tẩy rửa?

Các bà mẹ mang thai có thể sử dụng hầu hết các sản phẩm tẩy rửa (bao gồm cả chất tẩy trắng). Nhưng nhớ giặt giũ ở nơi thoáng khí, đeo găng tay cao su để bảo vệ da bạn. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tránh trộn lẫn các loại hóa chất, như amoniac và chất tẩy trắng (gây phản ứng sinh khí độc).

24. Sơn phòng?

Hãy để người khác làm việc này giúp bạn và hạn chế đi vào khu vực đang sơn để tránh các loại hóa chất có thể gây độc hại.

25. Đánh bóng đồ gỗ?

Cũng tương tự như với việc sơn phòng, nhờ người khác đánh bóng giúp bạn hoặc để công việc này lại sau khi sinh con.

26. Dọn dẹp chỗ nằm của mèo?

Phân mèo có thể truyền bệnh toxoplasma – một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra khuyết tật ở thai nhi.

27. Du lịch bằng máy bay?

Cho tới tuần thứ 35 bạn vẫn được phép đi những chuyến bay quốc tế, tuần thứ 36 với chuyến bay nội địa… Những chuyến đi vào quý thứ hai của thai kỳ sẽ dễ chịu hơn vì lúc ấy thường bạn ăn rất ngon miệng.
Khi bay, bạn nên ngồi sát lối đi để thuận tiện cho việc đi vệ sinh, hay phải đứng lên cho đỡ mỏi và đừng quên mang theo sổ theo dõi thai.

Quad test: mẹ bầu đã biết chưa?

Posted: 12 Sep 2013 10:00 PM PDT

Quad test là xét nghiệm nhằm kiểm tra 4 yếu tố từ máu của người mẹ bao gồm: AFP, hCG, Estriol và Inhibin-A…

- AFP: alpha-fetoprotein được sản xuất bởi bào thai.

- hCG: một loại hormone được sản xuất bởi nhau thai.

- Estriol: là hormone estrogen được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai.

- Inhibin-A: là một protein được sản xuất bởi nhau thai và buồng trứng.

Nếu Triple test chỉ kiểm tra 3 yếu tố (AFP, hCG và Estriol) thì Quad kiểm tra thêm yếu tố thứ tư là Inhibin-A. Thông qua hàm lượng Inhibin-A, kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down ở bào thai rõ hơn.

Cách tiến hành

Quad test được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của mẹ, kéo dài 5-10 phút. Mẫu máu này sẽ được gửi đến phòng phân tích và vài ngày sau đó, người mẹ có thể nhận được kết quả.

Nguy cơ với sức khỏe mẹ và bé

Ngoại trừ cảm giác khó chịu khi phải lấy máu, xét nghiệm này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Triple test có thể thay thế xét nghiệm Quad. Vì vậy, Triple test phổ biến với thai phụ hơn là Quad.

Triple test có thể thay thế xét nghiệm Quad. Vì vậy, Triple test phổ biến với thai phụ hơn là Quad.

Thời điểm

Xét nghiệm Quad thường được tiến hành ở tuần thứ 16 đến thứ 18 của thai kỳ. Tất cả thai phụ đều có thể làm xét nghiệm Quad nhưng Quad phổ biến hơn với những thai phụ sau:

- Có tiền sử gia đình về dị tật thai.

- Thai phụ 35 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

- Thai phụ sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện không được phép.

- Bị tiểu đường và phải dùng insulin.

- Mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ.

- Tiếp xúc với chất phóng xạ.

Mục đích xét nghiệm

Quad nhằm đo mực cao – thấp của AFP, hàm lượng bất thường của hCG và estriol, hàm lượng cao của Inbihin-A. Kết quả sau đó được kết hợp với tuổi và những nguy cơ sức khỏe khác của người mẹ, trước khi đưa ra thông báo về khả năng dị tật của thai.

- Hàm lượng AFP cao có thể cảnh báo bé bị dị tật ống thần kinh và sinh ra thiếu một phần não.

- Hàm lượng AFP thấp, lượng hCG và estriol bất thường có thể cảnh báo hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards (3 nhiễm sắc thể số 18) hay những bất thường nhiễm sắc thể khác ở bé.

Ý nghĩa của xét nghiệm

Kết quả bất thường của xét nghiệm, kèm với siêu âm nếu kết quả vẫn là bất thường thì thai phụ sẽ được chỉ định chọc dò ối. Một số trường hợp, thai phụ bị chỉ định làm xét nghiệm Quad lần thứ 2. Nếu lần này kết quả xét nghiệm vẫn là bất thường, thai phụ mới bị chỉ định chọc dò ối.

Lưu ý: Triple test có thể thay thế xét nghiệm Quad. Vì vậy, Triple test phổ biến với thai phụ hơn là Quad.

Khi bé quá hiếu động

Posted: 12 Sep 2013 09:00 PM PDT

Cu Bờm (gần 2 tuổi) rất hiếu động nên luôn khiến cả nhà quay như chong chóng. Cu cậu chạy nhảy, leo giường, trèo ghế, mở cửa tủ, bật điều khiển tivi, rút phích điện, sờ nắp bình rượu của ông nội…

Chị Thanh (mẹ cu Bờm) cho biết, bé rất nghịch, luôn chân luôn tay, không mấy khi chịu ngồi yên, trừ lúc ngủ. Bé thích gì là phải đòi thò tay vào cho bằng được, nếu không là giãy trên sàn hờn hoặc cào, cấu, cắn mẹ. Mỗi bữa cơm, cả nhà không thể yên ổn vì cu Bờm lấy đũa, lấy thìa chọc, ngoáy hoặc gẩy tung đồ ăn. Bị ông bà giữ tay là cu cậu ngửa cổ gào khóc, chân tay khua loạn xạ, dỗ thế nào cũng không được.

"Cháu hay tới đầu giường, tìm ví của ông nội, lục tiền rồi rải khắp nhà. Hoặc mon men mở tủ lạnh, với lấy trứng gà rồi đập. Có khi chỉ nhoáng một cái đã không thấy con đâu, vội vã đi tìm thì bé đang ở sân nhà hàng xóm, túm tai, giật râu con mèo" – Thanh kể.

Cùng cảnh với chị Thanh, cậu con trai 2 tuổi rưỡi nhà Hường (Thanh Trì, Hà Nội) cực kỳ nghịch và hiếu động. Bé rất thích những cái mới nên hễ thấy ông bà, bố mẹ làm gì là nhanh nhẹn chạy ào tới, hỏi: "Bà ơi, cái gì đấy?" hoặc "Mẹ, làm gì đấy?". Sau đó, cu cậu bắt chước ngay. Chẳng hạn, thấy mẹ cầm dao bổ bưởi là bé sấn tới đòi dao; thấy ông hất nước thừa ra sân thì cu cậu cũng đòi uống nước, còn thừa một ít là bắt chước ông, hất ra sân…

hdong

"Bé nghịch hầu như cả ngày. Bé có xem hoạt hình cũng chỉ được vài phút hoặc chỉ chăm chú xem một đoạn quảng cáo, xong là hoạt động, nhún nhảy, hò hét, sờ cái nọ, nghịch cái kia" – chị Hường cho biết.

Có con hiếu động, nghịch ngợm nên lúc nào ở nhà với con, chị Hường cũng phải quát mắng khản cả cổ. Hôm nào mẹ đi làm, bé ở với bà thì vừa về nhà, bà nội đã than: "Cho nó đi học thôi, chứ thế này thì chịu không trông nổi". Hường cũng định cho con sớm đi học để bé được rèn rũa cho bớt hiếu động.

Nhiều cha mẹ lo ngại, làm sao để biết bé nhà mình là hoạt bát hay hiếu động thái quá, cần phải đưa đi khám. Theo các chuyên gia, bé hiếu động thái quá có biểu hiện dễ hưng phấn, có xu hướng đột ngột thay đổi tâm trạng, biểu hiện cảm xúc thái quá, không tập trung, vận động thường xuyên và không có mục đích, nói huyên thuyên… Tuy nhiên, rất khó để cha mẹ phân biệt được con mình là hiếu động bình thường hay biểu hiện bệnh. Vì thế, nếu lo lắng, phụ huynh nên đưa con đi khám.

Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà cho biết: “Với những bé hiếu động không phải là bệnh thì phụ huynh không cần quá lo ngại. Các bé trai từ độ tuổi biết đi thường ưa hoạt động, thích tìm tòi, khám phá và nghịch liên tục. Điều đó cũng là bình thường”.

Để giảm bớt sự hiếu động của con, giúp bé tập trung và bình tĩnh hơn, cha mẹ không nên chọn đồ chơi có tính chất hung hăng như súng, kiếm, đao… cho bé. Nên cho bé thời gian dạo chơi, chơi những trò yên bình, xem tivi trong thời gian cho phép nhưng không nên cho bé chơi các trò trên máy vi tính.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hà cũng cho biết thêm: “Với những bé hiếu động, được cha mẹ cho ra ngoài trời vận động sẽ tốt cho thể lực của bé. Những trò chơi như đá bóng, đuổi bắt… vừa tốt cho sức khỏe lại thỏa mãn sự hiếu động của bé.

Cần tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh trong nhà. Trong phòng của bé không ai cao giọng, không bật tivi và không có ai quấy rầy. Cần thu dọn hết những gì làm nó xao nhãng, như đồ chơi, chiếc xe đạp yêu thích…
Cố gắng để con bạn có một thời gian biểu trong ngày nghiêm ngặt, trong đó thời gian cho dạo chơi và những trò chơi yên bình phải nhiều hơn, thời gian xem tivi ít hơn. Không nên cho trẻ chơi các trò trên máy vi tính”.

0 Nhận xét