Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


Cảm cúm ở bà bầu, cần thận trọng

Posted: 11 Sep 2013 09:00 PM PDT

Chị Huyền đã rất hối hận khi phải bỏ thai do chủ quan không phòng bệnh lúc chuyển mùa…

Phải bỏ con vì mắc bệnh cảm cúm

Câu chuyện đáng buồn của chị Như Huyền là bài học mà các chị em bầu cần đặc biệt chú ý. Chị chia sẻ trên một diễn đàn dành cho mẹ và bé cách đây không lâu rằng chị đã mất đi đứa con đầu lòng chỉ vì chủ quan, phớt lờ với thời tiết thay đổi những ngày cuối hạ đầu thu. Chỉ vì căn bệnh cảm cúm tưởng chừng rất đơn giản thế mà nó đã cướp đi đứa con chưa kịp chào đời. Xin được trích nguyên văn chia sẻ của chị.

"Mấy hôm nay tiết trời Hà Nội thất thường quá, nói nắng là nắng, nói mưa là mưa luôn được. Chẳng thế mà người người "lăn" ra ốm cả, đặc biệt là bà bầu và trẻ con – những người có sức đề kháng yếu. Vì mình cũng đang mang bầu, cũng đã lãnh chịu hậu quả đau đớn từ cái sự chủ quan với tiết trời này nên mấy hôm nay cứ phải cẩn trọng từng ly từng tí để không bị dính nước mưa, không ra ngoài khi trời nắng để mình không thể bị cảm cúm nữa. Cũng thời gian này 2 năm trước, khi mình đang mang bầu ở tuần thứ 8 thì bị mắc cảm cúm. Ngày đó mình nghĩ đơn giản lắm, chắc là thời tiết thay đổi mưa xuống nắng lên nên ốm là chuyện đương nhiên. Vì không uống thuốc nên bệnh tình của mình ngày càng nặng và còn kèm theo triệu chứng ho nữa. Mình vẫn quyết tâm không dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con. Khoảng 2 tuần sau bệnh mới khỏi. Mình cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều nhưng đến tuần 16 đi làm xét nghiệm triple test thì bác sĩ kết luận thai nhi của mình có vấn đề.

Lúc đó mình như "ngồi trên đống lửa". Hai vợ chồng khỏe mạnh bình thường, mình chỉ mới 25 tuổi mà 16 tuần qua lần nào khám thai con cũng khỏe mạnh bình thường thì liệu có vấn đề gì đây. Mình được yêu cầu chọc ối và kết quả là con bị dị tật hình thái ở mắt, mũi. Đắng lòng vô cùng nhưng cuối cùng cũng phải nhắm mắt chịu đau đớn để bỏ đi đứa con chưa kịp hình thành rõ mặt. Nguyên nhân được cho là chính tại virus cảm cúm đấy các mẹ ạ. Vì vậy lần này mang thai mình sợ cảm cúm vô cùng. Mình đã phải tiêm phòng cúm ngay từ trước khi mang thai nhưng phòng thì phòng thế thôi chứ virus cúm có hàng trăm loại, sao phòng hết được. Chỉ còn cách là tự chăm sóc bản thân để khỏi mắc bệnh thôi.

Vì vậy mình cảnh báo các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý với kiểu thời tiết thất thường này nhé. Chỉ cần bạn dính chút nước mưa hay đi nắng nhiều là bị cảm luôn đó. Mà hậu quả của cảm cúm trong những tháng đầu thai kỳ thì quá tàn khốc."

cum

Thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường là cơ hội để virut cúm tấn công mẹ bầu. Vì thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em yếu nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khi bị bệnh cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi cùng vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tốt hơn hết mẹ bầu nên học cách để phòng ngừa bệnh.

Mách nhau cách phòng, trị cảm cúm

Theo các chuyên gia khoa sản, bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng nguy hiểm. Virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Nhiều tài liệu cho rằng cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai.

Chính vì vậy việc phòng bệnh cảm cúm, ho cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Hãy nghe kinh nghiệm phòng chữa bệnh của các mẹ nhé!

Phòng cúm bằng nước cam

Đó là cách mà mẹ Như Huyền đã áp dụng trong lần mang thai thứ 2 này. Chị chia sẻ: "Tiêu chí của mình là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy ngày nào mình cũng uống đủ 200ml nước cam pha mật ong hoặc đường để tăng sức đề kháng các mẹ ạ. Mùa này bắt đầu có cam sành Hà Giang rồi, các mẹ chịu khó mua về ăn hoặc vắt nước uống nhé. Mấy tháng trước không có nhiều cam thì mình uống nước chanh đường. Mình thấy cách này hiệu quả phòng bệnh lắm. Lần này mang thai tháng thứ 8 rồi, hy vọng "đầu xuôi đuôi lọt". Mong được gặp mặt con lắm rồi!"

Chanh đào

"Cách phòng bệnh cảm cúm, ho khi thời tiết chuyển mùa mà mẹ chồng mình truyền lại cho hay lắm nhé. Từ ngày mình có bầu ngày nào bà cũng nhắc nhở phải uống 1 thìa chanh đào ngâm mật ong vào buổi sáng. Theo mẹ chồng mình thì chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh còn chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric nên có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng hiệu quả. Cứ mỗi mùa chanh đào, mẹ mình đều mua vài cân để ngâm, dùng dể phòng và chữa bệnh cảm, ho. Vì sáng nào mình cũng nhâm nhi một thìa cà phê nước chanh đào mật ong trước khi ăn sáng nên thấy người khỏe lắm, chẳng lo bị bệnh khi trái gió trở trời đâu. Mình khuyên các mẹ bầu nên phòng bệnh bằng cách này", độc giả Lan Hương ở địa chỉ nguyenlanhuong…@gmail chia sẻ.

Làm bạn với sữa chua

Cách làm tăng sức đề kháng cho cơ thể của mẹ bầu Minh An (Hà Nội) lại rất đơn giản. Chị kể từ ngày con gái chị đã “nghiện” sữa chua. Đến lúc mang bầu chị vẫn tiếp tục ăn, có ngày ăn đến 2 hộp. "Ăn sữa chua vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, vừa bổ sung canxi lại làm đẹp da nữa các mẹ ạ. Mình thường để lại một ít sữa chua sau khi ăn để thoa lên mặt và 20 phút sau rửa lại. Mình thấy ăn sữa chua vừa khỏe người lại đẹp da, thật tuyệt", mẹ Minh An bật mí.

Trị cảm cúm bằng tỏi

Những phương pháp trên là để phòng bệnh cảm cúm, ho khi giao mùa, nhưng nếu mẹ bầu lỡ mắc bệnh thì phải làm thế nào đây. Chị em bầu thường rất ngại dùng thuốc, vì vậy cách chữa dân gian vẫn được "tín nhiệm" hơn cả. Chia sẻ về chiêu chữa cảm cúm khi mang thai, chị Hồng ở địa chỉ tranhong…@gmail.com viết: "Hồi mang bầu Bi mình bị cảm cúm đấy nhưng may mà chữa trị kịp thời nên chỉ 4 ngày sau là mình khỏi bệnh. Cách của mình là sử dụng tỏi. Hồi đó mình bị nghẹt mũi nên thường lấy tỏi giã nhỏ rồi cho vào lọ nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ. Các mẹ nhớ là chỉ cần ½ nhánh tỏi thôi nhé không là sẽ nóng lắm đấy. Kết hợp cùng nhỏ mũi, mình cũng ăn tỏi 'nhiệt tình' hơn. Chỉ nhờ có vậy mà mình hết cảm. Thật may mắn là mình bị cúm khi mang thai tháng thứ 7 rồi nên cũng không đáng lo lắm".

Ngoài những cách dân gian trên, mẹ bầu cũng cần chú ý những điều sau để giảm nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, chị em nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.

- Ăn nhiềurau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm cúm.

- Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa lạnh, hay mùa mưa khiến chị em ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ . Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên đi bộ ngoài trời, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.

- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt giữ cho chân luôn được ấm bằng cách, bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và giữ ấm cổ khi đi ngủ. Khi ra đường vào sáng sớm hoặc chiều tối, chị em cũng cần giữ ấm cơ thể.

- Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng "súc rửa" và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ bầu phòng chống bệnh.

Đoán tình trạng sức khỏe của bé qua 9 dấu hiệu của móng tay

Posted: 11 Sep 2013 09:00 AM PDT

Nếu móng tay của bé xuất hiện 1 trong 9 dấu hiệu dưới đây thì có thể cơ thể bé đang thiếu một số vi chất nào đó hoặc thể trạng bé không khỏe mạnh. Bởi vì hình dạng, kết cấu, màu sắc và độ dày móng tay của bé có thể là dấu hiệu mách nước nhận biết nhiều bệnh tật khác nhau. Chỉ cần một chút quan tâm và để ý đến móng tay của con là các mẹ có thể nhận biết được một số bệnh tật đang “ghé thăm” bé nhà mình. Các mẹ nên chú ý nhé!

1. Móng có xuất hiện đốm hay vân trắng

Tín hiệu mách bạn: Thông thường, hiện tượng này thường được gây ra khi bé bị thương tích trên móng. Những điểm trắng này sẽ biến mất ngay sau khi phần bị ảnh hưởng (do bị thương) của móng tay mọc lại.

Ngoài ra, tình trạng này đôi khi cũng có thể xảy ra do bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan. Mẹ không cần quá lo lắng vì khi móng tay dài ra, những đốm hay vân trắng đó sẽ được cắt bỏ.

Phòng tránh và xử lý: Các mẹ cần lưu ý đến môi trường vui chơi của bé, tốt nhất không nên cho bé nghịch ngợm với cửa tủ, cửa ra vào hay ngăn kéo…

2. Móng xuất hiện vết vàng, xanh, xám hoặc màu đen kỳ lạ bao phủ trên màu hồng tự nhiên vốn có

Tín hiệu mách bạn: Nếu là màu vàng thì đó là dấu hiệu bé đã hấp thu quá nhiều thực phẩm chứa carotene hoặc cũng có thể là nguyên nhân di truyền. Ngoài ra, màu xanh, xám hoặc đen có thể là do bé bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm gây ra.

Phòng tránh và xử lý: Tay đổ nhiều mồ hôi khiến cho bé dễ bị nhiễm trùng nấm. Do vậy, cha mẹ nên giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo. Không để cho bé chơi trong nước trong thời gian dài, sau khi rửa tay thì lau khô bằng khăn sạch. Khi phát hiện nhiễm nấm, cha mẹ nên chú ý và cách ly con để tránh lây nhiễm chéo.

3. Một nửa móng tay có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường

mong

Tín hiệu mách bạn: Nếu đột nhiên móng tay bé xuất hiện màu đỏ hoặc hồng bất thường so với màu móng tự nhiên thì mẹ cần chú ý. Trong khi màu đỏ là dấu hiệu bệnh tim thì màu hồng chủ yếu là nguyên nhân thiếu máu.

Phòng tránh và xử lý: Tăng cường chế độ ăn giàu chất sắt cho bé hoặc uống viên sắt bổ sung trong trường hợp bé ăn uống kém. Khuyến khích bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, rau bina, nho khô và các loại thực phẩm khác.

4. Móng xuất hiện rặng núi, bề mặt xù xì

Tín hiệu mách bạn: Dấu hiệu này chủ yếu là do bé thiếu vitamin B.

Phòng tránh và xử lý: Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần chú trọng chế độ ăn giàu vitamin B cho bé. Mẹ có thể ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm… trong khẩu phần ăn của bé.

5. Móng mỏng nhưng giòn, dày nhưng lại thô ráp, bề mặt móng bị rỗ

Tín hiệu mách bạn: Khi móng bé xuất hiện hiện tượng này, mẹ đừng quá lo lắng vì đó hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh vảy nến, eczema, chấn thương và đôi khi nó cũng có thể do di truyền.

Phòng tránh và xử lý: Tốt nhất thì mẹ nên cho bé đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra và điều trị.

6. Móng bị lõm hay còn gọi là móng tay lòng thìa

Tín hiệu mách bạn: Móng tay có hình dạng giống một cái muỗng. Móng tay của bé có thể bị san bằng ở giữa, trong khi các cạnh 2 bên móng thì đầy lên, do đó nó sẽ tạo thành móng lõm.

Nếu móng tay bé có triệu chứng này thì có thể nguyên nhân chính có thể do bé đang bị thiếu sắt. Các điều kiện khác về sức khỏe như bệnh thận, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể là thủ phạm đáng nghi ngờ gây nên tình trạng này ở móng tay của các bé. Bên cạnh đó, nếu móng tay bé bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.

Phòng tránh và xử lý: Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sỹ để điều trị.

7. Móng giòn, dễ bị rách nát hoặc bong thành từng lớp

Tín hiệu mách bạn: Khi móng bé có hiện tượng này thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé mắc các bệnh về da hoặc thiếu protein (vì 97% thành phần của móng là các protein).

Phòng tránh và xử lý: Tăng cường cho bé ăn cá, tôm và các loại thực phẩm giàu protein khác. Ngoài ra, quả óc chó, đậu phộng cũng làm cho móng tay khỏe hơn. Bên cạnh đó thì bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cũng rất quan trọng.

8. Móng có dòng kẻ ngang

Tín hiệu mách bạn: Khi có những dòng kẻ tối màu tô điểm trên các móng tay theo chiều ngang thì đó chính là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào trong móng tay của bé. Những dấu hiệu này thường được gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da và nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.

Ngoài ra, cũng phải nhắc tới nhiều nguyên nhân khác khiến móng tay của bé xuất hiện một vệt kẻ tối màu là do suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Phòng tránh và xử lý: nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có điều trị kịp thời.

9. Móng tay bị xước măng rô

Tín hiệu mách bạn: Móng bé bị xước măng rô là biểu hiện rất rõ của việc thiếu vitamin C và acid folic. Ngoài ra, hiện tượng này cũng xảy ra ở những người bị viêm da, nấm da, bệnh eczema, gây tổn thương phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang. Nếu ở dạng viêm nhiễm, ngoài những hiểu hiện trên, thì các bé còn bị ngứa.

Phòng tránh và xử lý: Không trực tiếp kéo phần xước măng rô bằng tay mà cẩn thận dùng kéo hoặc dụng cụ cắt móng tay để bấm. Với bé bị thiếu vitamin C và acid folic, mẹ có thể bổ sung cho bé các món ăn giàu 2 vi chất này. Các thức ăn giàu vitamin C hầu hết là các loại rau củ như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây… Các thực phẩm giàu Acid folic là các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…). Trong trường hợp bé kém ăn thì mẹ có thể bổ sung bằng việc cho bé uống thêm 2 nguyên tố vi lượng này.

Móng tay, móng chân tuy nhỏ bé nhưng lại là một trong những bộ phận rắn chắc nhất của cơ thể (cùng với răng, xương), giúp bảo vệ ngón tay của bé, bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi, làm tăng cường khả năng xúc giác cho bé. Móng tay, móng chân hồng hào chứng tỏ sức khỏe của bé đang tốt. Vì vậy, mẹ hãy chú ý chăm chút hơn cho móng tay của các bé nhé!
Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa bé đi khám các cơ sở da liễu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị cho bé. Bạn nên cắt và dũa móng tay cho bé gọn gàng để tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da bé khi bé đưa tay lên mặt

Khi bé yêu giận dữ

Posted: 11 Sep 2013 07:00 AM PDT

Trẻ con cũng có cơ chế phản ứng tâm lý, tình cảm như người lớn. Khi buồn bực hay không như ý hoặc không khỏe trong người, thường phản ứng bằng cách giận dữ, có khi hung hăng. Tình trạng này thường gặp ở bé từ 2 tuổi. Bé của bạn có thể đập tay xuống bàn, ghế, ném đồ đạc trong tầm tay hoặc hung hăng hơn, có thể ra điệu bộ đấm, đá, có khi hét toáng lên.

Nguyên nhân khiến trẻ trở nên giận dữ có thể do bé cảm thấy thất vọng với một số việc không như ý. Mẹ đừng nghĩ tuổi này bé chưa biết gì. Thật ra, bé có biểu cảm chẳng khác người lớn chúng ta là mấy. Có thể bé không thể diễn đạt được hết ý muốn của mình qua ngôn ngữ trong vài trường hợp để cho cha mẹ hiểu; hay không đủ khéo léo làm theo ý mình; cũng có thể di chuyển theo ý muốn; cảm thấy không được quan tâm… tức bé bị hạn chế về thể chất ở vài trường hợp nên sinh ra bực tức, bùng phát thành cơn giận. Dễ gặp tình trạng này nhất ở khoảng 2 tuổi và Kat nhà mình cũng đang ở giai đoạn này. Gặp tình trạng này, cha mẹ cần bình tĩnh đừng gào thét lại với con. Từ việc "trị" Kat nhà mình, mình chia sẻ cùng các mẹ một vài "tuyệt chiêu" đối phó với trẻ trong các tình huống bé giận dữ.

Ôm bé vào lòng, xoa dịu và âu yếm bé

Con đang cáu giận mà mẹ cũng “hùa” theo cơn tức của bé thì thật đúng là “thảm họa”.

Có lần cả nhà đi mua sắm trong trung tâm thương mại, đến quầy búp bê, Kat hết sờ con này lại vuốt ve con kia. Cuối cùng kat dừng lại ở con búp bê to nhất và đòi mẹ mua. Đồ chơi của Kat quá nhiều nên mình không chiều ý, ẵm Kat rời khỏi quầy. Vậy là cô nàng giẫy tử, vật vạ ra khóc ròng còn hết toáng lên "không! không!". Mình đã ôm Kat vào lòng, xoa dịu và nói rằng nếu Kat ngoan, không khóc, lần sau mẹ sẽ mua. Được mẹ dỗ dành, cơn giận của Kat nguôi dần và chịu tự động đi theo mình mà không cần "cưỡng chế”.

Tìm nguyên nhân gây ra cơn giận dữ của bé

Mẹ "bơ" khi trẻ cáu không phải là ý kiến hay

Mẹ “bơ” khi trẻ cáu không phải là ý kiến hay

Những lúc cơn giận bộc phát, có thể bé đang mệt, đói hay bị đau ở đâu đó. Cũng có thể bé bức bối do cứ ở mãi một nơi. Hãy chắn chắn rằng con bạn được an toàn để bé không tự mình làm tổn thương khi bé đấm hoặc đá vào đâu đó.

Như Kat, có lẽ giống mẹ nên tính tình khá "nóng nảy", cứ không như ý là dậm chân kêu khóc. Có lần trái banh của Kat kẹt vào góc tủ, Kat cứ chúi đầu vào cố lấy ra nhưng không được lại đụng đầu vào cạnh tủ. Đau, bực, mất kiên nhẫn, thế là Kat làm dữ, gào thét. Mẹ đang trong bếp chẳng rõ nguyên nhân, mãi hồi lâu mới biết. Trái banh được lấy ra, Kat cũng chưa hả giận, cứ gào mãi. Mẹ đành bế Kat ra hiên nhà, chỉ con chim đang bay trên trời và nói đủ thứ chuyện trời trăng Kat mới bị phân tán cảm xúc và yên.

Đôi lúc bé thường chọn những nơi đông người để biểu lộ hành vi giận dữ, càng nhiều người xung quanh thì hành vi của bé càng tệ. Nếu bé lên cơn giận khi đang ở ngoài đường, mẹ không thể phớt lờ hành vi này quá lâu vì có thể gây nguy hiểm cho bé. Nếu cơn giận bắt đầu gia tăng và bé không thể bị phân tán, mẹ hãy đưa bé ra khỏi nơi đó xem sao.

Cố gắng hiểu bé

Kat nói chưa rành nên đôi khi con muốn điều này điều kia hay bị đau cũng không nói cho mẹ rõ được. Những lúc thấy Kat bắt đầu đỏ mặt tía tai, chắc chắn có nguyên nhân nên mình luôn cố gắng hỏi Kat, gợi ý câu trả lời để hiểu con muốn gì, đang bị gì, đau chỗ nào. Được mẹ quan tâm và nói đúng vấn đề, Kat hiểu nên vui vẻ và hài lòng ngay.

Đừng cố tình phớt lờ khi bé giận dữ

Những khi Kat có chiều hướng chuyển từ giận dữ sang hung hăng, vò đầu bức tóc, mẹ nên sẽ "vào cuộc" ngay vì trẻ gào thét quá lâu thành thói quen.

Như Kat nhà mình hay đòi hỏi đồ chơi, có khi là những vật dụng như điều khiển tivi, quạt trong nhà cho bằng được dù chẳng để làm gì. Tất nhiên, nếu không được hay lúc đó ba đang dùng điều khiển tivi "không chịu" đáp ứng, Kat sẽ la toáng lên ngay. Những khi đó, mẹ không phớt lờ mà "chữa cháy" cho Kat bằng thứ khác để yên chuyện và lợi dụng lúc Kat đã yên, mẹ giải thích cho Kat biết là ba đang tìm kênh hát nhạc cho con. Lần sau Kat không được thế nữa, vì vậy là không ngoan biết không? Kat gật đầu ra chiều hiểu chuyện và lần sau thật ngạc nhiên, Kat không đòi vô lý như thế nữa.

Không cố tình "nhát" bé

Một số cha mẹ khi con vòi vĩnh, giận dỗi thường có xu hướng dọa "ông kẹ", điều này càng kích thích sự sợ hãi của bé và làm bé khóc nhiều hơn, cảm xúc càng vượt ngưỡng dễ giận dữ hơn. Lúc đầu, khi bị dọa, bé sẽ sợ, nhưng nghe mãi "bài ca ông kẹ" dần bé sẽ "lờn" và biết ngay ba mẹ chỉ hù dọa. Kat nhà mình mà nghe nói đến "ông kẹ" là lặp tức nhắc lại "ông ẹ" rồi cưới hích hích chẳng sợ hãi gì, vì bà ngoại cứ suốt ngày dọa kẹ thôi! Chị em chú ý đừng cố tình lặp đi lặp lại mãi một lời dọa dẫm không có thật nhé!

Khen ngợi để bé hài lòng

Những lúc đi nhà trẻ về, Kat rất thích múa hát. Sau mỗi bài hát, mình đều vỗ tay hoan hô Kat rất giỏi, hát rất hay. Kat thích thú ra mặt, bẽn lẽn cười và cứ thế thấy nhà đông vui, Kat lại hát. Mẹ có thể khen bé ngoan, giỏi và bảo rằng những đứa trẻ ngoan sẽ không khóc nhè, không giận dữ. Bé hiểu được lời nói của mẹ sẽ kiềm chế được cơn giận.

Với cha mẹ, đôi khi đối diện với đứa con hung hăng, hay cáu giận làm bản thân mệt mỏi, mất bình tĩnh. Kéo dài dễ dẫn đến stress. Với những trường hợp này, mẹ có thể tránh mặt đi một lúc như ra ngoài để hít thở, lấy bình tĩnh. Tốt nhất mẹ đừng tự trách bản thân mình hay cảm thấy thất vọng về trẻ hoặc đổ lỗi cho bản thân chưa nuôi dạy con tốt. Hãy chọn cách chia sẻ với người khác về cảm giác lo lắng để tâm trạng nhẹ nhàng hơn.

8 bài thuốc trị ho hiệu quả cho con yêu

Posted: 11 Sep 2013 07:00 AM PDT

1. Chanh đào mật ong

Chanh đào thường có từ tháng 8, 9 trong năm, hiện ở miền Bắc đang vào mùa chín rộ. Khi chín vỏ chanh mỏng, màu vàng hanh chứa nhiều tinh dầu, ruột hồng đào, rất thơm. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh còn chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng. Bài thuốc chanh đào ngâm cùng mật ong vốn đã nổi tiếng từ lâu nhờ tác dụng vô cùng tuyệt diệu.

Chanh đào mật ong thích hợp với mọi gia đình, nhất là nhà có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên. Vào ngày trời lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống. Với người lớn, hãy cắt lát quả chanh ngâm, trộn đều với nước trong hộp, nhai rồi ngậm khoảng 15-20 phút, sau đó nuốt, ngày vài lần.

lahe chanhdao

2. Quất hồng bì ngâm đường phèn

Nếu trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi chưa thể uống mật ong sống thì bài thuốc quất hồng bì ngâm đường phèn sẽ là một gợi ý lý tưởng. Tinh dầu trong quất hồng bì sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Thêm vào đó, lượng vitamin C dồi dào  giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Quất hồng bì có thể dùng cho trẻ uống hàng ngày mỗi sáng một thìa con giúp tăng sức đề kháng. Bài thuốc này không những hiệu quả với trẻ nhỏ mà còn cả với người lớn.

3. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

Rau diếp cá là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên rất hữu dụng. Chị em thường ngại cho con uống vì vị tanh và tính hàn của rau diếp cá. Nhưng khi đã cho vào nồi đun sôi, vị tanh kia lại biến mất và rất dễ uống. Rau diếp cá và nước vo gạo lại là phương thuốc chữa ho đặc trị và lành tính.

Một ngày, các mẹ hãy cho bé uống nước diếp cá tự chế khoảng 3 lần. Do diếp cá là loại thuốc kháng sinh chữa ho và sốt tự nhiên, mẹ  cũng nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để thuốc phát huy công dụng hiệu quả nhất. Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà.

4. Lá hẹ hấp đường phèn

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến "món" lá hẹ hấp đường phèn. Hẹ không những là một loại gia vị rất tốt trong các bữa ăn, nó còn là vị thuốc rất quý trong chữa trị cảm ho, sốt sổ mũi cho trẻ em. Hẹ không có độc tính, dùng rất đơn giản: Mẹ chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày sẽ dịu ngay cơn ho, cảm, sốt.

lahe chanhdao

5. Nước tỏi mật ong

Mẹ có thể giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy cũng sẽ chế biên được một loại thuốc nước trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

6. Lá xuơng sông

Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

-  Nguyên liệu:

+ 2-3 lá xương sông bánh tẻ

+  5 thìa nhỏ mật ong

-  Cách làm:

+ Rửa sạch lá xương sông, thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong.

+ Cho bát này vào hấp cách thuỷ rồi lấy nước cốt cho con uống.

+ Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày

7. Tía tô

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

-  Nguyên liệu:

+ Lá tía tô

+ Hoa khế

+ Hoa đu đủ đực

+ Đường phèn

-  Cách làm:

+ Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

+ Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

8. Cải cúc

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Cách thực hiện như sau:

-  Nguyên liệu:

+ Lá cải cúc

+ Mật ong

-  Cách làm:

+ Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống.

+ Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.

Bé chơi gì trong dịp trung thu?

Posted: 11 Sep 2013 05:00 AM PDT

Cuộc sống hiện đại với hàng ngàn đồ chơi Trung thu làm sẵn, màu sắc sặc sỡ, được du nhập từ nhiều nguồn khác nhau, đang khiến trẻ em Việt Nam "xa dần" với văn hóa truyền thống.

Tết Trung thu sắp đến rồi, mỗi mùa trăng tròn tháng Tám, nhiều người đã qua cái tuổi náo nức phá cỗ, trông trăng lại nao lòng nhớ lại những dịp Trung thu cổ truyền, những ngày tết cho trẻ em và cả các bậc cha mẹ thỏa sức sáng tạo với đèn ông sao tự làm từ giấy thủ công, họa báo, mặt nạ tự vẽ bằng bìa carton, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn hạt bưởi tự chế….

Đèn ông sao được làm bằng tre, nứa và giấy màu với đủ hình dáng, kích cỡ, màu sắc mà vẫn

Đèn ông sao được làm bằng tre, nứa và giấy màu với đủ hình dáng, kích cỡ, màu sắc mà vẫn "đẹp lung linh".

Cuộc sống hiện đại với hàng ngàn đồ chơi Trung thu làm sẵn, màu sắc sặc sỡ, được du nhập từ nhiều nguồn khác nhau, đang khiến trẻ em Việt Nam "xa dần" với văn hóa truyền thống. Một số nhà nghiên cứu văn hóa khuyến nghị rằng "Trong dịp Trung thu, hãy cho các trẻ nhỏ hóa trang thành các nhân vật truyền thống như chú Cuội, chị Hằng… Cho các bé rước đèn ông sao quanh phố, trông trăng và cần giảng giải để các bé hiểu nghĩa của trông trăng là gì, hiểu ý nghĩa của trò chơi dân gian dịp Trung thu, bày cỗ Trung thu, hát trống quân. Mở ra các trò chơi dân gian, qua trò chơi, mối quan hệ giữa các thế hệ trong từng gia đình, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cộng đồng với xã hội sẽ thêm thắt chặt. Nếu làm được điều đó thì những giá trị văn hóa truyền thống mãi bền vững, trường tồn." (Theo Thời Báo Ngân Hàng)

den1

Thấu hiểu mong muốn của các bậc cha mẹ, FasTraKids – Chương trình làm giàu kiến thức và phát triển kỹ năng sống mong muốn mang đến cho các em nhỏ một Trung Thu ý nghĩa, bổ ích, vui tươi và mang đậm âm hưởng truyền thống. Chương trình được thực hiện chất lượng và hấp dẫn với nội dung:

- Trẻ tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo

- Trải nghiệm làm bánh dẻo – một trong những loại bánh truyền thống trong ngày Tết Trung Thu

- Tự thiết kế và làm một chiếc đèn lồng xinh xắn cho chính mình

- Xem múa Lân, xem kịch Sự tích Chú Cuội cung Trăng và cùng bạn bè phá cỗ trông Trăng.

Rất đông các bạn nhỏ đã vui mừng, háo hức đến tham gia chương trình "Kết Đèn Ông sao, Chào đón Trung thu" tại Trung tâm FasTracKids- Bé Thông Minh vào ngày hôm qua 09/09/2013.

den2

Cùng Bé Thông Minh lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ cho con yêu

Lần đầu tiên được tự tay làm chiếc đèn Trung thu là trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ, bạn nào cũng chăm chỉ và khéo léo dán giấy, trang trí chiếc đèn của riêng mình thật là đẹp.

Trải nghiệm thú vị khi được tự tay làm đèn ông sao

Trải nghiệm thú vị khi được tự tay làm đèn ông sao

Các FasTracKids – Bé Thông Minh rất tự hào với những chiếc đèn đẹp lung linh và cùng nhau rước đèn, phá cỗ trong không khí náo nhiệt, vui vẻ. Trung thu này thật có ý nghĩa với các bạn nhỏ, với trải nghiệm này các bạn hiểu hơn về phong tục của dân tộc, về cách làm một chiếc đèn ông sao và niềm vui của chính sự nỗ lực của mình.

Trẻ làm đèn ông sao và hướng đến truyền thống dân tộc

Trẻ làm đèn ông sao và hướng đến truyền thống dân tộc

Chương trình tiếp tục được tổ chức vào các ngày 14/09 và 15/09 tại CitySmart – Hệ thống Giáo dục Quốc tế cho Trẻ em:

+ 17:00 – 19:00 ngày 14/9/2013 tại Tầng 7 , Vincom 2, 114 Mai Hắc Đế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT: 04 2220 6848/ 091 719 6848

+ 17:00 – 19:00 ngày 15/9/2013 tại 162A Hoàng Hoa Thám, Q. Tây Hồ, Hà Nội

ĐT: 043 728 2528/ 097 601 9048

Quý vị phụ huynh và các em nhỏ quân tâm đến chương trình có thể xem thông tin tại:

Website: www.FasTracKids.vn

Cặp nhiệt độ cho bé thế nào là tốt nhất?

Posted: 11 Sep 2013 04:00 AM PDT

Cha mẹ nên chọn nhiệt kế điện tử khi đo nhiệt độ cho bé. Nhiệt kế điện tử dễ sử dụng, dễ đọc, cho kết quả nhanh, thường sau 10 giây đến 2 phút. Nếu bạn có một chiếc nhiệt kế bằng thuỷ tinh cũ, bạn hãy cẩn thận khi dùng cho con. Loại nhiệt kế này dễ bị rò thuỷ ngân nên rất nguy hiểm.

Một số loại nhiệt kế điện tử thiết kế riêng để cặp nhiệt độ ở hậu môn nhưng phần lớn có thể dùng ở hậu môn, miệng hoặc cặp ở nách cho con. Nhiệt kế điện tử đo ở tai còn gọi là nhiệt kế đo tai thường đắt nhất và ngoài dùng ở tai, nó không thể đo nhiệt độ ở đâu khác.

Mỗi cách cặp nhiệt độ (ở hậu môn, tai, miệng hay nách) đều có thuận lợi và bất tiện riêng. Nhưng với các cặp nhiệt độ ở miệng, chỉ an toàn với những bé đủ lớn. Cha mẹ có thể chọn một cách thích hợp hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ về chuyện này.

Tránh cặp nhiệt độ sau khi bé tắm vì lúc này, thân nhiệt của con thường chưa chuẩn. Hãy đợi ít nhất 20 phút sau khi bé tắm để bắt đầu cặp nhiệt độ vì khi đó, kết quả của nhiệt kế mới chính xác.

capnd1. Cặp nhiệt độ ở hậu môn

Bác sĩ có thể chỉ định cách cặp nhiệt độ ở hậu môn cho bé dưới 3 tháng tuổi. Vì với nhóm bé nhũ nhi, đo nhiệt độ ở hậu môn thường cho kết quả chính xác nhất. Một số bé thoải mái khi được cha mẹ cặp nhiệt độ ở hậu môn nhưng một số bé khác thì không. Nếu bé có biểu hiện chống đối, thử chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho con.

Một số gợi ý khi cặp nhiệt độ ở hậu môn cho con:

- Chọn mua nhiệt kế hậu môn có một đầu nhọn linh hoạt và tay cầm rộng để đầu nhọn của nhiệt kế đi vào hậu môn của bé vài cm là được. Nếu những loại nhiệt kế có đầu nhọn dài, còn tay cầm hẹp thì khi bé quấy khóc, đầu nhọn của nhiệt kế dễ đi sâu vào hậu môn, có thể gây nguy hiểm.

- Trước khi đo nhiệt độ, cần rửa sạch đầu nhọn của nhiệt kế với chất tẩy rửa chuyên dụng và nước ấm. Tráng lại với nước mát. Sau đó, lau khô nhiệt kế.

- Giữ bé nằm trong lòng mẹ với bụng úp xuống dưới, mông hướng lên trên. Hoặc có thể đặt bé nằm ngửa, đo nhiệt độ cho con cũng tương tự cách thay tã, bạn nhấc hai chân bé lên và kẹp nhiệt kế vào hậu môn.

- Đưa đầu nhọn vào hậu môn của con, khoảng 1,3-2,5cm là được, quan sát thấy không còn nhìn thấy đầu nhọn nhiệt kế nữa thì dừng lại.

- Khi có tín hiệu cho biết công việc đã hoàn thành, hãy rút nhiệt kế ra và bắt đầu đọc kết quả. Đảm bảo rằng quá trình đo nhiệt độ không kích thích bé đi tiêu; vì thế, nếu bé có đi tiêu một chút sau khi bạn rút nhiệt kế ra thì cũng là điều bình thường. Rửa sạch nhiệt kế với nước rửa chuyên dụng (hoặc xà phòng) và nước ấm, lau khô trước khi cất nhiệt kế.

2. Đo nhiệt độ ở tai

Đo nhiệt độ ở tai thường được tiến hành ở trung tâm y tế hay bệnh viện vì nó nhanh, an toàn và không gây khó chịu cho bé. Có điều cách đo này không được chính xác cao như những phương pháp khác. Đo nhiệt độ ở tai không được chỉ định cho bé dưới 3 tháng tuổi do thời điểm này, ống tai của bé còn hẹp.

3. Đo nhiệt độ ở nách

Nhiều người mẹ chọn cách cặp nhiệt độ cho con ở nách vì nó đơn giản, an toàn, thuận tiện. Nhưng so với cách cặp ở hậu môn, đo ở nách có thể chênh lệch tới 2º. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên dùng cách cặp nhiệt độ cho bé dưới 3 tháng tuổi vì kết quả chính xác với nhóm bé này là cực kỳ quan trọng.

Khi đưa cặp nhiệt độ vào nách, đảm bảo bé ép sát cánh tay có cặp nhiệt độ dọc theo chiều dài cơ thể, cho bé ngồi trong lòng bạn chẳng hạn. Hãy giúp bé thư giãn bằng cách chỉ cho con xem một cuốn sách. Cần đảm bảo vùng da nách ở bé được khô ráo để nhiệt kế không bị trượt khỏi nách. Một tay của mẹ hãy giữ lấy tay cặp nhiệt độ của con hoặc để cho tay có nhiệt kế của bé được gập lại, ngang với ngực của bé.

Chỉ dùng nhiệt kế ở miệng cho bé 4-5 tuổi. Vì khi đó, bé mới đủ lớn để giữ nhiệt kế trong miệng một cách an toàn và đúng thời gian.

Các mẹ nên biết rằng, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt…

Cười vỡ bụng với những tình huống chăm con

Posted: 11 Sep 2013 03:00 AM PDT

Không ngại chăm con nhưng mỗi lần thấy con ị là anh Định (Hàng Trống, Hà Nội) khiếp vía. Có lần con “bĩnh” ra giữa nhà, anh sợ quá vội lấy luôn cái bát úp vào, chờ vợ về xử lý.

Từ việc “ị” của con…

Vốn là ông bố không ngại chăm con, nên ngay từ khi có con đầu lòng, anh Định luôn bên vợ săn sóc con nhỏ. Anh bế con, hát ru, chơi đùa với con thành thạo không kém bất kỳ một người vợ đảm nào. Duy chỉ có cái khoản "ị" của con là anh… khiếp sợ.

Anh Định không hiểu sao mỗi khi nhìn thấy con "bĩnh" ra là anh muốn ọe và không nuốt nổi cơm. Khi con còn nhỏ, anh có thể an tâm bế và chơi cùng con vì con đã được đóng bỉm. Nếu thấy con "nghệt mặt nghệt mũi" rồi gồng mình "rặn" thì ngay lập tức, anh gọi bà nội hay vợ lên "giải quyết". Nếu con có lỡ "bĩnh" ra bỉm thì chỉ cần ngửi thấy mùi lạ là anh bắt vợ kiểm tra luôn.

Bây giờ, bé nhà anh đã đi vững, lại bị hăm đỏ nên vợ anh quyết định "cai" bỉm cho con (chỉ đóng về đêm). Vì thế, chuyện trông con khiến ông bố trẻ nhiều phen… hú vía. Hôm rồi, hai bố con đang đùa nhau trên tầng 2 thì con kêu: "Ị, ị". Anh vội vã xách nách con chạy vèo xuống tầng dưới cho vợ. Sau đó, anh vô tư đi lên mà không biết "sản phẩm hạng nặng" của con đã rải rác đầy cầu thang.

 Chăm con - việc gì anh cũng làm được, trừ chuyện con ị.

Chăm con – việc gì anh cũng làm được, trừ chuyện con ị.

Lần khác, yên tâm con vừa ngồi bô xong nên anh Định bế con đi siêu thị. Lúc anh đang hăm hở chọn hoa quả thì cu cậu nhà anh mặt bỗng… thuỗn ra rồi rối rít: "Bố, ị… ị". Chưa biết phản ứng thế nào thì anh đã ngửi thấy… mùi. Ngay tức tốc, anh cởi khăn bịt vào đít con rồi ôm con lao ra cửa, gọi điện thoại cho vợ mang quần và giấy ướt đến "xử lý". Khi vợ anh đến, hỏi quần bẩn của con đâu, anh chỉ tay vào thùng rác gần đó, bảo: "Ném đi rồi. Mùi không chịu nổi. Sao nó bé thế này mà còn thối hơn cả người lớn nhỉ?".

Anh Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng từng có "lịch sử đáng nhớ" với "cục ị" của con. Một lần, vợ anh vắng nhà thì con gái "cho ra" một đống trên sàn. Chẳng biết phải làm sao trong lúc chờ vợ về dọn, nhìn thấy cái nón bà ngoại hay đội đi chợ, anh Tấn vội tháo quai nón rồi… úp tạm lên đó. Lần khác, con "ị" trong khi bố vừa ăn xong bát mỳ, anh Tấn luống cuống cầm luôn bát vừa ăn mỳ, lại… úp lên đấy.

… đến chuyện hát ru

Vừa xoa lưng con, vừa ầu ơ hát ru bài “Con cò mà đi ăn đêm” đến đoạn: “Có xáo thì xáo nước trong. Đừng xáo nước đục đau lòng cò ơi” thì bé nhà Lan bỗng bật dậy, hét lên: “Mẹ, không phải. Đau lòng cò con!”.

Mỗi khi ru con ngủ, chị Lan (Hà Đông, Hà Nội) thường chọn những bài hát ru đơn giản mà đã thuộc lòng từ lâu. Đấy là những bài hát ngày xưa mẹ chị từng hát ru chị. Bây giờ, chị hát ru con trai. Trước đây, chuyện hát ru con với chị Lan thật đơn giản vì chỉ cần vác con lên vai, đu đưa vài vòng, có khi vừa xong bài hát thì con đã ngủ tít.

 Lần nào hát ru con, chị Thùy cũng bị con "bắt bài".

Lần nào hát ru con, chị Thùy cũng bị con “bắt bài”.

Nhưng từ ngày bé biết nói, bé luôn "lý sự" với mẹ mỗi khi mẹ hát sai lời hoặc "nhắc bài" cho mẹ. Có lần, chị Lan vừa vỗ mông con, vừa ngân nga bài hát ru "cái Bống", đến đoạn kết: "Bống ra gánh giúp, chạy cơn mưa…" vì muốn kéo dài đoạn này để con mau ngủ, chị ngân ngã mãi điệp khúc: "cơn mưa, cơn mưa…". Bé nhà Lan lúc đó đang thiu thiu ngủ, thấy mẹ ngân mãi, chắc "bực" nên vội nhắc: "Chạy cơn mưa rào"… Sau đó, thấy con định vùng dậy nên chị phải vội giữ lại.

Rút kinh nghiệm từ những lần ấy, mỗi khi ru con, chị rất cẩn thận để tránh không bị sai lời, cũng không được "xuyên tạc" lời hay giai điệu bài hát, kẻo con chẳng chịu ngủ, cứ canh mẹ hát sai để nhắc…

Còn chị Thùy (Thanh Xuân, Hà Nội) mỗi khi hát ru con thì cũng được con… ru lại. Tức là hễ mẹ hát một câu là con gái chị nhanh miệng hát câu tiếp theo. Nếu chị Thùy hát: "Bà còng đi chợ trời mưa", con chị dù đang gà gật trên lưng mẹ (do được mẹ cõng) cũng sẽ nhanh nhảu: "Cái tôm cái tép đi đưa bà còng"… Cứ thế, hết bài này rồi lại sang bài khác, có khi đến gần tiếng đồng hồ "hát ru vật vã" với con, mẹ thì khô cổ, díu mắt mà con thì vẫn hăm hở… hát.
"Chẳng biết mẹ ru con hay con ru mẹ nữa" – chị Thùy chia sẻ.

Mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày

Posted: 11 Sep 2013 01:00 AM PDT

Trong thời gian mang bầu, tâm trạng chị em thay đổi thất thường, lúc căng thẳng, khi buồn bã, chốc lại vui ngay. Bởi vậy nhiều mẹ bầu thường không duy trì được thói quen tập thể dục mỗi ngày của mình. Theo các chuyên gia để hạn chế tình trạng trên, thai phụ nên lựa chọn những môn thể thao tùy theo tâm trạng theo bí kíp dưới đây.

Khi bị stress

Nếu bị stress, chị em nên dành thời gian để đi bộ. Bắt đầu với 8 phút khởi động, sau đó đi bộ nhanh trong vòng 30 giây rồi trở về tốc độ bình thường và lặp lại các hành động trên. Điều này sẽ giúp cơ thể sản sinh endorphin, xóa bỏ lượng hormone khiến bạn lâm vào trạng thái căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn.

Khi đi bộ, mẹ bầu chú ý chọn giày thấp, vừa chân để tránh tình trạng trơn trượt ngã. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo một chai nước để uống khi khát, tránh mất nước, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Ngoài ra nếu không thích đi bộ, chị em có thể tập các động tác pilates hay yoga dành riêng cho thai phụ. Những bài tập này là giải pháp tuyệt vời giúp bạn tập trung năng lượng, giảm căng thẳng, kết nối sâu với hơi thở và “thiên thần nhỏ”.

Bơi lội là môn thể thao hoàn hảo cho chị em hay bị kiệt sức

Bơi lội là môn thể thao hoàn hảo cho chị em hay bị kiệt sức

Khi lo lắng

Các bác sĩ khuyên rằng nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn, hãy cố gắng tham gia các lớp học nhảy dành cho bà bầu. "Âm nhạc, bầu không khí và các động tác nhảy múa nhẹ nhàng sẽ thổi bay những lo lắng thường trực trong đầu bạn, khiến bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc", bà Catherine Cram, tác giả của cuốn sách “Tập luyện trong suốt thai kỳ” nói.

Tuy nhiên chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập nhảy bởi cơ địa của mỗi người phụ nữ mang bầu có rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhảy múa có thể phù hợp với người này nhưng chưa chắc đã hiệu quả với người khác. Với những người bị u xơ, nguy cơ dễ xảy thai, xuất huyết khi mang bầu thì những vận động mạnh, không phù hợp sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Khi cô đơn

Trong quá trình "đeo ba lô ngược", nhiều khi chị em cảm thấy cô đơn, chán nản. Tại sao không tụ tập cùng bạn bè và cùng nhau tập luyện. Một nghiên cứu mới đây cho thấy khi có người tập cùng, hiệu quả bài tập có thể lên tới 90%. Vào những ngày đẹp trời chị em có thể đi bộ cùng nhau và hít thở bầu không khí trong lành tại các công viên. Còn nếu thời tiết xấu, hãy đi bộ lòng vòng quanh siêu thị hoặc các trung tâm thương mại lớn.

Mẹ bầu chú ý nên tránh đi bộ khi trời tối trừ những nơi có đèn thắp sáng để hạn chế nguy cơ vấp ngã khi không nhìn rõ đường mình đang đi. Ngoài ra nếu gặp bất kỳ các triệu chứng như chảy máu âm đạo, chóng mặt, khó thở, đau ngực, rò rĩ nước ối… hãy dừng đi bộ và đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi kiệt sức

Nếu hay kiệt sức, mệt mỏi, các mẹ bầu nên tập những động tác nhẹ nhàng hoặc các bài tập hít thở. Ngoài ra bơi lội cũng là môn thể thao hoàn hảo cho chị em. "Áp lực của nước sẽ giúp bạn giảm cơn đau nhức, sưng tấy và đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu như đang đi spa vậy", bà Catherine chia sẻ.

Để đạt được an toàn nhất khi đi bơi chị em nên tuân thủ một số nguyên tắc như: luôn luôn đo huyết áp trước khi xuống bể bơi, kiểm tra nhiệt độ ở bể, chọn tư thế bơi phù hợp cho từng thai kỳ, không nên bơi quá lâu hay lặn ngụp sâu dưới bể….

Khi vui vẻ

Nếu các mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hãy đạp xe quanh chỗ ở hoặc công viên gần đó. Môn thể thao yêu cầu sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giác quan này là sự lựa chọn số một của nhiều chị em trong những ngày đẹp trời.

Song thai phụ nên lưu ý đạp xe vào buổi sáng để tránh tình trạng mệt mỏi vào buổi chiều. Bên cạnh đó hãy chọn tư thế ngồi bạn thấy thoải mái, dễ chịu nhất khi đạp xe. Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy đau lưng, đau hông hay đau xương sườn do sự thay đổi trọng lượng cơ thể, hãy ngừng tập và dành thời gian nghỉ ngơi.

Có nên vượt cạn cùng vợ?

Posted: 11 Sep 2013 12:00 AM PDT

Có lẽ do tâm lý chung muốn được chồng ở bên cạnh động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh trong quá trình vượt cạn khó khăn nên có đến 80% mẹ bầu muốn chồng tham gia ca sinh nở của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít chuyện dở khóc dở cười quanh việc vào phòng sinh cùng vợ mà chỉ khi trải qua rồi mới biết. Vì vậy, nếu các cặp đôi đang chuẩn bị đón thiên thần nhỏ mà phân vân về vấn đề này thì hãy cùng tham khảo những điểm ĐƯỢC – MẤT dưới đây trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé!

ĐƯỢC…

Không phải ngẫu nhiên có đến 80% mẹ bầu muốn được chồng ở bên cạnh mình trong lúc vượt cạn khó khăn. Vì sao vậy?

Tiếp thêm sức mạnh

Ngay từ những ngày đầu mang thai, chị Trâm Anh (Đống Đa, Hà Nội) đã quyết định sẽ khám thai trọn gói tại Bệnh viện Việt – Pháp. Chi phí trọn gói khá đắt đỏ nên đương nhiên dịch vụ cũng khỏi chê luôn và đến lúc vợ lên bàn đẻ, anh Khang chẳng cần xin xỏ gì cũng được vào phòng đẻ cùng vợ. Có chồng ở bên cạnh luôn nắm tay và nói chuyện nên chị Trâm Anh vượt qua ca sinh nở nhẹ nhàng lắm. Chị chia sẻ trên trang cá nhân của mình: "Đúng là chẳng ai bên cạnh tuyệt vời hơn chồng lúc sinh nở các mẹ ạ. Suốt 2 giờ nằm trong phòng đẻ, lúc nào chồng cũng ở bên cạnh nói chuyện, nắm tay rồi lau mồ hôi cho mình. Khi thấy mình rặn đẻ, anh cũng rặn theo. Ánh mắt anh cứ nhìn chằm chằm vào mình như để tiếp thêm sức mạnh. Những hành động ấy dù nhỏ thôi nhưng cũng làm mình quên đi cơn đau đẻ. Thấy các mẹ đau đẻ kêu trời kêu đất nhưng với mình thì thật nhẹ nhàng".

Nếu được chọn một người ở bên cạnh mình trong giây phút đón con chào đời, hầu hết các sản phụ đều chọn người chồng. Lý do là vì khi có chồng ở bên cạnh động viên tinh thần, các mẹ sẽ thấy bớt đau đớn và vì thế ca sinh nở cũng diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Hầu hết sản phụ muốn có chồng bên cạnh khi vượt cạn.

Hầu hết sản phụ muốn có chồng bên cạnh khi vượt cạn.

Hiểu vợ hơn

Việc người chồng có mặt trong phòng sinh cùng vợ mang nhiều ý nghĩa. Nó sẽ giúp các đấng mày râu hiểu hơn sự vất vả, khó nhọc của chị em phụ nữ trong giây phút vượt cạn. Anh Hùng (Nam Định) vừa đón con gái nhỏ tại bệnh viện Phụ sản chia sẻ: "Trước khi vợ sinh nở, tôi đã nghe rất nhiều người nói về sự đau đớn khi người phụ nữ sinh con nhưng có tận mắt chứng kiến mới thấy thương vợ biết nhường nào. Có nhiều lúc cô ấy đau đẻ như trực ngất đi. Vợ tôi lại đau đến 2 ngày ròng rã, khi lên đến bàn đẻ thì cũng gần như kiệt sức. Vì sức rặn yếu nên vợ tôi bị rạch gần đến hậu môn. Thương vợ nhiều lắm. Chính vì vậy mấy hôm nay tôi đều cố gắng thức đêm chăm con để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi".

Theo các chuyên gia, việc người chồng có mặt trong phòng sinh cùng vợ sẽ giúp họ hiểu hơn sự vất vả, đau đớn mà vợ phải trải qua trong cơn chuyển dạ, từ đó họ thêm đồng cảm, yêu thương và giúp đỡ người vợ được nhiều hơn.

Khơi dậy trách nhiệm làm cha

Ngoài những ưu điểm trên, một cái "được" nữa không thể không kể đến là khơi dậy trách nhiệm làm cha ở “đấng mày râu”. Trong suốt 9 tháng mang thai hầu như các ông bố đều không cảm nhận được nhiều sự gắn kết, yêu thương giữa CHA – CON vì họ không hề cảm nhận được từng chuyển động cũng như thay đổi của bé trong bào thai. Vì vậy, việc chứng kiến con chào đời, tự tay cắt rốn cho con sẽ làm các đấng mày râu cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng của mình.

MẤT…

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, chúng ta không thể không kể tới những nhược điểm khi chồng vào phòng sinh cùng vợ nếu các cặp đôi không được chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như kiến thức thai sản. Đã có không ít chuyện dở khóc, dở cười liên quan đến vấn đề này. Đây cũng chính là những lý do vì sao hầu hết các bệnh viện không đồng ý cho người thân đặc biệt là chồng vào phòng sinh cùng vợ.

Làm sản phụ phân tâm

Câu chuyện của anh Phong khi chứng kiến cảnh vợ đau đẻ là một ví dụ. Anh kể vợ chồng anh sinh con đầu lòng khi anh đang công tác bên Nhật Bản. Ở bên đó, hầu hết các bệnh viện đều cho phép chồng vào phòng sinh cùng vợ. Vì vậy anh háo hức lắm, tuy nhiên cũng không khỏi bỡ ngỡ vì ở Việt Nam thấy rất hiếm việc này. Cũng chính bởi "cái sự" bỡ ngỡ ấy khiến anh gây ra họa. "Khi thấy vợ đau đẻ quá như gần ngất lịm đi tôi đã tu lên khóc. Lúc đó không hiểu sao tôi lắm nước mắt thế, cứ nắm chặt tay vợ mà khóc làm cô ấy không thể tập trung rặn đẻ được. Thây tôi khóc cô ấy cũng khóc theo, có lẽ vì đau quá. Ca sinh nở diễn ra cả tiếng mà con vẫn không thể chào đời được vì sức mẹ rặn kém. Cuối cùng các bác sĩ đã phải yêu cầu tôi ra ngoài vì ảnh hưởng đến tâm lý vợ. Sau sinh, vợ tuyên bố thẳng thừng rằng sẽ không bao giờ cho tôi vào phòng đẻ nữa."

Trường hợp như anh Phong chẳng phải là chuyện hiếm. Số liệu thống kê chỉ ra rằng những ca sinh nở có sự chứng kiến của người chồng thì người vợ phải mổ đẻ là cao hơn rất nhiều so với những ca sinh nở khác. Nếu người chồng có tâm lý không tốt hoặc không được trang bị đầy đủ kiến thức khi vào phòng đẻ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý sản phụ. Lúc này, người vợ sẽ bị phân tâm, không tập trung sức mạnh đẻ rặn đẻ. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhịp và làm mẹ bầu cảm thấy căng thẳng hơn.

Ảnh hưởng đến ekip đỡ đẻ

Có không ít câu chuyện về việc người chồng tham gia ca sinh cùng vợ nhưng lại phải nhờ đến sự chăm sóc y tế vì ngất xỉu trong phòng sinh. Thêm nữa, cũng không ít những ông chồng khi thấy vợ mình đau đẻ quá đã không giữ được bình tĩnh mà mắng bác sĩ, y tá loạn lên gây ảnh hưởng đến công việc của ekip đỡ đẻ. Đây là lý do vì sao hầu hết các bệnh viện không muốn cho người nhà đặc biệt là người chồng tham gia ca sinh nở cùng vợ.

Người chồng bị ám ảnh tâm lý

Dù đã chứng kiến cảnh vợ sinh nở đến gần 1 năm nay nhưng anh Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn rất e dè mỗi lần gần gũi vợ. Chị Phương (vợ anh) tủi thân nói: "Nếu biết sớm có hậu quả thế này thì em không để anh ấy chứng kiến cảnh vợ đau đẻ. Ban đầu em cứ tưởng em mang bầu rồi sinh nở khiến anh ấy trăng hoa bên ngoài nhưng ai dè anh ấy sợ em kể từ ngày chứng kiến em sinh con. Anh bảo cứ mỗi lần gần gũi vợ là anh lại tưởng tượng đến cảnh máu me hôm sinh nở, thế là mất luôn hứng thú. Buồn quá!"

Các chuyên gia cho rằng, khi chứng kiến cảnh vợ sinh nở là lúc người chồng được tận mặt nhìn toàn bộ cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất. Đây chính là lý do khiến ham muốn tình dục của họ bị ám ảnh. Không chỉ riêng với chuyện chăn gối vợ chồng, trong một số trường hợp đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống của họ nữa. Chính vì vậy chị em cần cân nhắc kỹ lượng vấn đề này trước khi rủ chồng tham gia ca sinh cùng vợ.

Với những điều ĐƯỢC – MẤT trên, hy vọng các cặp đôi đã tìm được câu trả lời đúng đắn cho mình. Các chuyên gia luôn khuyên rằng việc người chồng vào phòng sinh nở cùng vợ mang rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên việc đầu tiên bạn cần làm là phải chuẩn bị tâm lý, có kiến thức vững vàng để làm động lực chứ không phải gây phiền nhiễu cho vợ và ekip đỡ đẻ.

Chương trình khuyến mại: Vui tết Trung Thu – Sum vầy hạnh phúc

Posted: 10 Sep 2013 11:00 PM PDT

Trung thu là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với trẻ thông qua những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa…

Mùa thu đến, mùa của những ký ức ngọt ngào về, một cái Tết trung thu đầm ấm bên gia đình choáng ngợp trong tâm hồn chúng ta. Cứ đến những ngày ấy các em nhỏ lại háo hức tung tăng đi rước đèn, phá cỗ cùng đám bạn dưới ánh trăng tròn vành vạnh trước sân nhà, được xem các anh chị mười tám đôi mươi xúng xính áo quần biểu diễn văn nghệ, được nhận những món quà nhỏ xinh tràn đầy ý nghĩa từ những người thân yêu.

Để có thể lựa chọn cho Bé yêu của mình những món quà thực sự hữu ích và an toàn. Các Bố Mẹ hãy ghé thăm địa chỉ mua sắm Shop Trẻ Thơ – Thiên đường cho Bé nhé. Với Chương trình khuyến mãi "Vui tết Trung Thu – Sum vầy hạnh phúc", đây sẽ cơ hội để các Bố Mẹ có thể tự tay lựa chọn cho Bé yêu của mình những món quà tốt nhất. Chương trình được áp dụng từ ngày10/9 đến hết 20/9 trên toàn quốc.

Chi tiết về chương trình khuyến mại xin vui lòng click xem tại đây: Vui tết Trung Thu – Sum vầy hạnh phúc

Những gia đình trẻ vừa đón chào thành viên mới ra đời, đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu các mặt hàng đồ sơ sinh giảm giá ưu đãi từ 10% – 30%. Đặc biệt là chính sách tặng kèm quà tặng hấp dẫn khác cho các đơn hàng đồ sơ sinh trọn gói.

tet1

Thêm vào đó, Shop Trẻ Thơ sẽ giúp các Mẹ tiết kiệm được phần nào chi phí tài chính cho gia đình, lại chọn được những món quà thiết thực, giá trị cho con yêu nhân ngày Tết Trung Thu với chương trình giảm từ 10 – 50% một số mặt hàng đồ chơi trẻ em an toàn và mang nhiều ý nghĩa.

tet2

Bên cạnh đó, mẹ sẽ tha hồ vi vu thỏa thích để lựa chọn những món quà tốt nhất cho bé với các chính sách giảm giá khác như : giảm 10% đối với xe tập đi Vessano, 5% đối với xe ô tô điện trẻ em hay tặng ngay tiền mặt cho các mặt hàng như xe đẩy trẻ em Seebaby, ghế ăn BaoHaoHao, tủ nhựa Đài Loan.

tet3

Và còn nhiều nhiều các mặt hàng giảm giá khác nữa đang chờ đón các mẹ khám phá…

Hãy để Shop Trẻ Thơ đồng hành cùng gia đình bạn, tạo ra một cái tết Trung Thu thật ý nghĩa cho bé yêu, để sau này, khi lớn lên và tìm về với ký ức tuổi thơ, bé sẽ thấy những dư vị ngọt ngào của hoài niệm hòa quyện vào niềm thương nhớ chẳng thể nào nguôi!

Chúc các bố, các mẹ và quý khách hàng có được những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời tại Shop Trẻ Thơ!

Hệ thống cửa hàng ShopTreTho.com.vn – Thiên đường cho Bé!

Website: http://www.shoptretho.com.vn/

Tại Hà Nội:

Shoptretho: Số 623, Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình. Tel: 04-3761 8738

Shoptretho: Số 195G Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng. Tel: 04-3627 7059

Shoptretho: Số 133 Thái Hà, Q.Đống Đa (Đầu ngõ 131 Thái Hà). Tel: 04-6268 8383

Tại Tp.Hồ Chí Minh:

Shoptretho: Số 107 Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP HCM. Tel: 08.38 35 3893 – 090 277 5186

Shoptretho: Số 49G Phan Đăng Lưu, P.3, Q. Bình Thạnh (đối diện Công An Bình Thạnh), TP HCM. Tel: 08. 3510 1022 (hoặc) 08. 3510 9739 – 090 278 5368

Tại Hải Phòng:

Shoptretho: Số 11 Hai Bà Trưng (đường Cát dài cũ), Q. Lê Chân, TP HP. Tel: 031-363 1818

0 Nhận xét