Mang bầu – thật tuyệt vời!

Mang bầu – thật tuyệt vời!


Mang bầu – thật tuyệt vời!

Posted: 10 Sep 2013 03:00 AM PDT

Trong 9 tháng mang bầu, các mẹ hầu như đều cảm thấy mệt mỏi, nặng nề nhiều hơn là cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn có biết rằng nếu chúng ta chịu khó dành một chút thời gian để lắng nghe chính chiếc bụng bầu, bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều tuyệt vời đấy.

Yêu lắm những cú đạp

Từ ngày đầu mang bầu mẹ đã rất mong đợi đến ngày được cảm nhận cú đạp đầu tiên của con nhưng chờ mãi, chờ mãi vẫn chẳng thấy… Rồi bỗng một ngày (khoảng tuần 19-20 gì đó) mẹ thấy bụng mình bật nhẹ như một chú tôm búng. Mẹ nằm im cảm nhận nhưng lại chẳng thấy gì. Rối lúc mẹ sao nhãng đi thì lại thấy bụng có cảm giác rất lạ. Mẹ đoán là con đang trêu mẹ. Những ngày sau, những cú máy thai rõ rệt hơn và từ đấy mẹ bỗng yêu, bỗng "nghiện" những cú máy thai đến lại. Giờ nào con ngủ mà không chịu máy là mẹ nhớ lắm ý…

Mỗi ngày chờ đợi là một ngày hạnh phúc để cảm nhận những thay đổi của con.

Mỗi ngày chờ đợi là một ngày hạnh phúc để cảm nhận những thay đổi của con.

Chờ đợi…

Mang thai dậy cho mẹ thêm tính kiên trì, chờ đợi đến ngày con yêu chào đời. Nhiều lúc vì quá mệt mỏi, đau nhức cơ thể hay cảm giác quá nặng nề mẹ lại muốn con chào đời thật nhanh nhưng không phải muốn là được đúng không con yêu? Mẹ phải kiên trì chờ đợi đủ 9 tháng 10 ngày con mới chào đời. Mỗi ngày chờ đợi là một ngày hạnh phúc để cảm nhận những thay đổi của con. Thật tuyệt vời…

Những cú chuyển mình giữa đêm

Khi mẹ đang say sưa trong giấc ngủ thì con bỗng đạp mẹ cái uỵch làm mẹ tỉnh giấc. Dù mơ màng nhưng mẹ vẫn kịp vơ lấy tay bố để đặt lên bụng và cùng cảm nhận những cú nhào lộn của con. Cảm xúc lúc ấy hạnh phúc biết bao nhiêu.

Mẹ như một nghệ sĩ

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ hay dành thời gian để mơ tưởng lắm. Mẹ tưởng tượng đến cái cũi xinh cho con, rồi thật nhiều quần áo tí hon nữa. Mẹ tưởng tượng ra khuôn mặt đáng yêu của con… Cứ như thế suốt những tháng ngày chờ đón con chào đời đấy.

Thỏa thích ăn uống

Mẹ có thể thỏa sức ăn uống những món mình thích mà chẳng còn lo đến việc giữ eo thon nữa. Nhờ có con đấy. Nhiều khi giữa đêm lạnh, mẹ lên cơn thèm ăn, thế là lại bắt bố lóc cóc chạy đi khắp phố để tìm được một cửa hàng bán đồ ăn đêm. Về đến nhà, dù mệt nhưng nhìn thấy mẹ ăn ngon lành là bố lại cười… Thật hạnh phúc biết bao.

Có người bầu bạn

Ngày xưa khi chưa có con, bố đi vắng là mẹ ở nhà thui thủi một mình còn bây giờ thì mẹ có con rồi. Bất cứ lúc nào dù vui, dù buồn mẹ đều tâm sự với con. Dù con không nói lại được nhưng những cú huých nhẹ cũng là cách đáp lại câu chuyện của mẹ thật tuyệt rồi. Có những lúc hai mẹ con mình lại cũng nhau nghe nhạc, cùng nhau đọc truyện… Còn khoảnh khắc nào tuyệt vời hơn?

Cùng “vén màn” những bí mật đáng sợ về bầu bí

Posted: 10 Sep 2013 02:00 AM PDT

Bầu bí khiến nhiều chị em "đỏ mặt", xấu hổ vì "hôi như cú", "xì hơi" không kiểm soát. Trong thời gian mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến nhiều mẹ bầu lâm vào tình trạng "khóc dở mếu dở" vì những thay đổi "kỳ cục" của cơ thể. Hãy cùng "vén màn" những bí mật đáng sợ về bầu bí mà nhiều chị em chưa từng được biết tới.

Ôi trời ơi, ốm nghén

Một trong những điều mà các chị em thường xuyên nghe người thân, bạn bè, đồng nghiệp ca thán khi mang thai là tình trạng ốm nghén nghiêm trọng của họ. Lúc đó có thể bạn nghĩ: "Ôi trời, nôn thì có là gì đâu. Mình đã nôn suốt cả tuần sau bữa tiệc điên cuồng ở nhà Hà Lan đấy chứ. Chắc các chị chỉ "than" lên cho sướng thôi. Bà bầu mà". Nhưng trên thực tế, ốm nghén quả là cơn ác mộng với nhiều mẹ bầu khi hàng ngày họ thường xuyên phải chạy vào toilet và phun ra nào là mật xanh, mật vàng. Tồi tệ hơn, nôn ọe có thể dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân, ợ nóng …. và khiến thai phụ phải nhập viện.

Ốm nghén đồng hành cùng chị em trong quá trình mang thai

Ốm nghén đồng hành cùng chị em trong quá trình mang thai

Để hạn chế ốm nghén, chị em nên làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng: trà gừng, kẹo gừng….hay chanh tươi. Ngoài ra đừng quên vitamin B6 và các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, rau lá xanh…. Lưu ý uống đủ nước và tránh xa các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ nhé.

"Ngượng chín mặt" vì són tiểu

Nhiều thai phụ chia sẻ rằng họ cảm thấy "ngượng chín mặt" vì bị són tiểu khi cười, hắt hơi hay chỉ đơn giản là cúi xuống nhấc một đồ vật nào đấy. Tuy nhiên đây là chuyện "bình thường như cân đường hộp sữa" bởi áp lực của thai nhi đè lên bàng quang cùng với lượng nước tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn bình thường sẽ khiến chị em lâm vào tình trạng xí hổ nói trên, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ.

Do đó các bác sĩ khuyên rằng chị em nên ghé thăm nhà vệ sinh ngay khi thấy bụng tưng tức, không nên để bàng quang đầy nước và tăng cường tập các bài tập Kegel giúp xương chậu chắc khỏe. Nếu bị són tiểu thường xuyên, mẹ bầu nên chọn quần lót có độ thấm hút cao, thay quần lót thường xuyên. Tránh sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để phòng chống nguy cơ viêm nhiễm "cô bé".

Sao da dẻ xấu thế?

Có lẽ mơ ước cháy bỏng của nhiều chị em khi đang trong quá trình "đeo ba lô ngược" là bao giờ da đẹp lại như thời con gái, trắng mịn, hồng hào, không vết thâm, nám. Nguyên do là bởi khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi khiến hầu hết mẹ bầu gặp rắc rối với vấn đề da dẻ.

Chị Hoàng Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) than thở: "Ôi khi mang thai bé Nhím, có lúc em phát điên với làn da của mình. Nào là mặt đỏ phừng phừng như con gà chọi, đèn pin nổi loạn khắp nơi, da xỉn hẳn lại, rạn rồi ngứa ghê gớm nữa chứ. Suốt ngày gãi như gãi ghẻ. Khổ lắm chị ạ".

Theo các chuyên gia, để hạn chế trường hợp trên chị em nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài, uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, rửa mặt sạch sẽ và tập thể dục đều đặn.

Vùng kín có mùi

Trong thời gian mang thai, vùng kín của thai phụ có nhiều thay đổi như "cô bé" sưng to lên, tăng dịch nhờn âm đạo. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm, khiến chị em bị ngứa, viêm nhiễm…. âm đạo, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng ối và các bệnh hậu sản khác.

Vì thế chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày, thay quần chíp ít nhất 2 lần/ 1 ngày, giữ "cô bé" khô ráo, sạch sẽ, tránh thụt rửa quá mạnh, hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh …. và đi khám phụ khoa trong trường hợp cần thiết.

Ngại quá, em lại "xì hơi"

Dù rất cố gắng nhưng hầu như chị em rất ít có thể kiểm soát được chứng xì hơi vô tội vạ của mình trong thời gian mang bầu. Nguyên nhân là do hoạt động đường ruột chậm đi dưới ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể. Vì thế thức ăn sẽ lưu lại lâu hơn trong dạ dày. Trong dạ dày lại có chứa những vi khuẩn có lợi, có chức năng tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn. Quá trình này sẽ sản xuất ra hơi khí, khiến chị em "méo mặt" khi bất chợt "xì hơi".

Chị Trâm Anh (Ba Đình, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ trên một diễn đàn nổi tiếng: "Các mẹ ạ, em bị "xì hơi" suốt cả ngày. Lúc ở nhà một mình thì em “xả” thoái mái. Nhưng mà lúc ở cơ quan thì khổ quá, cứ phải nhẹ nhàng sao cho không ra tiếng chứ nếu không thì "ê" mặt lắm. Đêm về hai vợ chồng đang trùm chăn ngủ mà em lại “xì khói” chứ. Ngượng chín cả mặt".

Bà bầu có thể giảm thiểu tối đa tình trạng này bằng cách chia nhỏ bữa ăn, cố gắng nhai thật chậm và tránh xa các thực phẩm có chứa sulfur như cải bắp, hành tây, súp lơ. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, chị em nên đến gặp bác sĩ để được trợ giúp.

Mùi cơ thể nồng nặc

Hiện tượng đổ mồ hôi đầm đìa khắp cơ thể nhất là trong những tháng cuối thai kỳ khiến nhiều chị em cảm thấy bối rối. Chị Hương Tràm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể: "Phòng làm việc của em rất đông người nên khi thấy người ra nhiều mồ hôi em đã chủ động xịt đủ các thể loại mà không ăn thua các chị ạ. Nhiều khi đứng gần đồng nghiệp, em thấy họ kín đáo nhăn mũi mà thấy buồn ghê, biết là mấy em ấy chưa chồng nên chưa có kinh nghiệm nhưng mà… Có hôm sáng đến em thấy lọ lăn nách đặt trên bàn chứ. Tủi thân chỉ muốn khóc thôi. May mà kìm lại được".

Các chuyên gia cho rằng thực ra đổ mồ hôi là cách để cơ thể hạ nhiệt khi sự trao đổi chất và lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao khiến thân nhiệt thai phụ tăng 0.3 – 0.5 độ C so với bình thường. Chị em có thể hạn chế tình trạng trên bằng cách lựa chọn những trang phục có chất liệu thấm hút tốt, rộng rãi, thoáng mát, uống nhiều nước, sử dụng lăn khử mùi dạng thoa hoặc dạng xịt thường xuyên.

Những điều tuyệt vời khi cho con bú

Posted: 09 Sep 2013 11:00 PM PDT

Cùng khám phá những lợi ích cực bất ngờ từ việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với chính các bà mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các em bé mới sinh. Chất lượng của sữa mẹ đã được khẳng định bằng thực tế và nghiên cứu của các chuyên gia từ hàng bao năm qua. Nhưng còn có những điều tuyệt vời khi cho con bú đối với chính người mẹ mà không phải chị em nào cũng nắm rõ.

Giảm nguy cơ bị ung thư vú và ung thư cổ tử cung

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng tới hơn 45000 phụ nữ mỗi năm và cướp đi mạng sống của hơn 1000 mỗi tháng, tính theo kết quả nghiên cứu của hội chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh tại Anh. Việc cho con bú chính là yếu tố quan trọng và phương pháp đơn giản nhất để phòng ngừa căn bệnh này cho các bà mẹ. Bệnh ung thư phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố thường xuyên gặp phải ở phụ nữ và tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Khi cho con bú, sữa mẹ kích thích các hormone bảo vệ giúp mẹ ngăn ngừa được căn bệnh phổ biến này, làm giảm khả năng gây nguy hiểm của các căn bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra nuôi con tự nhiên bằng sữa mẹ cũng làm hạ thấp nguy cơ ung thư cổ tử cung và giảm 25% xác suất các bệnh về tim mạch.

Giúp mẹ đốt cháy calo, giảm cân sau sinh

Mẹ sẽ rảnh rang và có nhiều thời gian bên con hơn

Mẹ sẽ rảnh rang và có nhiều thời gian bên con hơn

Sau khi sinh con, bụng người mẹ vẫn như đang có một em bé nữa chưa lấy ra, thân hình xồ xề với ba vòng ngấn mỡ khiến nhiều chị em buồn lòng lo lắng. Một số lao ngay vào quá trình giảm cân và không muốn cho con bú vì sợ phải ăn uống với chế độ nghiêm ngặt, nhiều chất. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế cho con bú còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả nhất là những tháng đầu sau khi em bé chào đời.

Chị em cho con bú đốt cháy nhiều calo để tạo sữa nên thường giảm cân nhanh hơn so với những mẹ nào nuôi con bằng sữa công thức. Cho con bú làm co thắt tử cung, giúp tập luyện cho cả cơ thể, giảm tỉ lệ béo phì và thừa cân ở mẹ

Kéo dài khoảng cách có con lần kế tiếp

Mẹ cho con bú thường kinh nguyệt sẽ trở lại chậm hơn vài tháng so với mẹ nuôi con bằng sữa công thức, nhờ đó làm chậm hơn thời gian mang thai kế tiếp.

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Đây là lợi ích hiển nhiên mà mẹ nào cũng nhìn rõ khi so sánh giữa việc cho con bú bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa ngoài. Khi cho con bú, mẹ không phải vất vả pha sữa về đêm, chuẩn bị bình sữa, không phải tốn kém nhiều tiền bạc cho các loại sữa công thức đắt tiền muôn hình vạn trạng trên thị trường, chưa kể các loại máy hấp bình và ủ ấm sữa. Khi cho con bú mẹ rảnh rang hơn và có nhiều thời gian dành cho con hơn là tập trung khử trùng mấy bình sữa và những dụng cụ rắc rối lỉnh kỉnh.

Tốt cho tinh thần của mẹ và thắt chặt sợi dây liên kết mẹ con

Các chuyên gia chỉ ra rằng các mẹ cho con bú ít bị trầm cảm sau sinh và ức chế tinh thần hơn các bà mẹ cho con ăn sữa công thức. Ngoài ra tình cảm mẹ con càng thắt chặt hơn khi cho bé bú mẹ. Khoảnh khắc cho con bú như một thời khắc thiêng liêng giúp mẹ và bé gần nhau hơn, thông qua việc tiếp xúc với bé, kề cận với bé, cảm nhận được hơi thở và ánh mắt của con, càng giúp con thích ứng nhanh hơn với việc bú mẹ, càng là sợi dây kết nối tình thân mà không một cách nào khác thay thế được.

Có thể nói, nuôi con bằng sữa mẹ quả là “một người khỏe, hai người vui”. Hãy cố gắng dành những giọt sữa mẹ quí giá nhất của mình cho con yêu.

Những điều hầu như mẹ nào cũng thắc mắc khi lần đầu cho con ăn dặm

Posted: 09 Sep 2013 10:00 PM PDT

Khi nào nên cho bé ăn dặm, chế độ cho bé tập ăn dặm ra sao và cách nấu như thế nào… Đó là những điều hầu như mẹ nào cũng thắc mắc khi lần đầu cho con ăn dặm.

"Mẹ tự nhận mẹ là người mẹ vụng về nhất con yêu à. Hai mươi hai tuổi, mẹ đã có thêm một thiên thần bé nhỏ nên mọi thứ với mẹ đều mới mẻ lạ lẫm. Chúng khiến mẹ lo lắng rất nhiều. Với bản năng, con sinh ra là đã biết thưởng thức sữa mẹ luôn, mẹ không cần hướng dẫn, không cần chỉ dạy… Nhưng khi con bước sang tháng thứ 6, mẹ bối rối không biết chuẩn bị bữa ăn dặm đầu tiên cho con như thế nào? Nên cho ăn bao nhiêu, ăn thực phẩm gì…? Mẹ đã phải nhờ sự trợ giúp của bà ngoại và bà nội rồi hỏi han kinh nghiệm của những người mẹ khác. Và rồi bữa đầu tiên của con cũng đến, mẹ thật hạnh phúc khi con đón nhận nó ngon lành và tỏ ra thích thú…"

Đó là những dòng nhật ký đầy tình cảm của một người mẹ ghi lại cảm xúc và những bỡ ngỡ của mình khi con yêu bước vào giai đoạn ăn bổ sung (hay ăn dặm).

ll

Đó cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng của không ít những người lần đầu làm mẹ. Nhiều bà mẹ trẻ hỏi han kinh nghiệm từ ông bà và những người đi trước, các bà mẹ khác hoặc tham khảo sách báo… Trên nhiều diễn đàn dành cho bà mẹ và em bé, những vấn đề xung quanh việc ăn dặm của con cũng được các mẹ đem ra xin ý kiến và bàn tán sôi nổi.

Từ việc bắt đầu cho con ăn dặm khi nào, chọn loại bột nào cho con đến việc làm sao để tạo thói quen ăn uống tốt cho con…, tất cả đều được những bà mẹ trẻ quan tâm và thắc mắc.

ad

Khi bé được 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Bé sẽ được làm quen với thức ăn đặc hơn và thức ăn khác ngoài sữa. Nhưng để mẹ bắt đầu và đưa ra chế độ ăn đúng đắn cho bé không phải là điều đơn giản và đúng khuyến cáo khoa học. Để giúp các mẹ có thêm kiến thức và sự tự tin chăm sóc bé trong giai đoạn này, Công ty TNHH Thương mại Vạn An (nhãn hàng HiPP) tổ chức một buổi chia sẻ về kiến thức dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ giai đoạn ăn bổ sung cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Nội dung hội thảo:

- Chuyên đề: "Hướng dẫn cho bé ăn bổ sung đúng cách và xử trí các tình huống thường gặp"

- Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp câu hỏi của các mẹ liên quan đến giai đoạn ăn bổ sung của trẻ

- Giới thiệu về thực phẩm hoàn toàn hữu cơ Organic HiPP để các mẹ tham khảo cho bé trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé yêu của mình.

- Tham gia chương trình đố vui có thưởng và bốc thăm may mắn…..

Bác sĩ trực tiếp hướng dẫn và giải đáp: Thạc sĩ , bác sĩ Lê Thị Hải – Giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng và kiểm soát béo phì – Viện dinh dưỡng quốc gia.

Đối tượng tham gia: Các mẹ có bé yêu từ 3 tháng đến 1 tuổi.

Thời gian và địa điểm: 8h30 ngày 15/9/2013 tại Khách sạn Sofitel Plaza, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội

Số lượng vé mời có hạn các mẹ nhanh tay đăng ký!

Vui lòng liên hệ:

Website: www.hipp.vn

Fanpage: www.facebook.com/hipp.vn

Điện thoại: (04) 38626345 số máy lẻ 1
Email: [email protected]

Đến bao giờ con mới hiểu tấm lòng của mẹ?

Posted: 09 Sep 2013 08:05 PM PDT

Nhìn đứa con gái mẹ từng bế ẵm với bao yêu thương giờ nhìn mẹ với ánh mắt căm thù, mẹ đau quá!

Mẹ sinh con muộn. Mẹ 50 con gái mới 15. Có lẽ vì cách biệt tuổi tác nên đã ngăn cách sự thấu hiểu giữa hai mẹ con mình. Con chưa đủ hiểu, làm mẹ, ngoài tình thương, còn là bổn phận. Bổn phận dạy con phải biết cư xử, biết sống thế nào là đúng, biết thế nào là sai, là xấu, biết chọn bạn mà chơi, biết thấu hiểu, cảm thông và sống chân thành. Hạnh phúc nhất của một người mẹ, không phải là nhìn thấy con giàu sang thành đạt, mà thấy con thành người hữu ích, sống tình cảm và nên người.

Mẹ không kỳ vọng ở con sự nổi trội. Chỉ mong con lớn từng ngày theo đúng lứa tuổi của mình, đừng tập tành, tiêm nhiễm những thói hư của người đời ngày nay. Có lẽ thế, nên đôi khi mẹ hay căng thẳng trong cách quản lý, giáo dục con làm con có cảm giác ngột ngạt, nhưng không có nghĩa là con phản ứng bằng cách xa lánh, không chia sẻ cùng mẹ.

Đọc báo chí, mẹ biết được gần đây có một cô ca sĩ cũng vì những mâu thuẫn với mẹ mà đã rời khỏi nhà sống riêng. Mẹ cũng giật mình xét lại cách đã "quản lý" con bấy lâu nay có phải đã quá khắt khe, để đến lúc con cũng tự giằng ra khỏi tay mẹ?

Chẳng lẽ con không tin rằng những điều mẹ làm đều vì muốn con được an toàn và khỏe mạnh?

Chẳng lẽ con không tin rằng những điều mẹ làm đều vì muốn con được an toàn và khỏe mạnh?

Còn nhớ khi con lên 10, một ngày từ trường về nhà, con đã khoe với mẹ chiếc bút máy rất đẹp, trên đó còn có hiệu tiếng Anh. Mẹ hỏi ai cho con, con ngập ngừng hồi lâu mới dám nói của bạn ngồi cạnh bên. Ba bạn ấy đi nước ngoài về mua cho bạn, bạn khoe con. Con thích quá nên đã lén "mượn tạm" về nhà vài hôm rồi trả lại. Khoảnh khắc đó mẹ quá tức giận đã phát mấy đòn vào mông con. Mắng con là "đứa ăn cắp". Con khóc ròng, nép sát vào tường trước cơn thịnh nộ của mẹ… Nhìn con khóc, mẹ cũng khóc. Mẹ tự trách mình là người mẹ thất bại, đã không dạy được con phân biêt tốt – xấu; không cho con biết rằng lấy đồ của bạn đồng nghĩa với việc ăn cắp – việc làm tồi tệ nhất. Mẹ đã không giải thích với con mà liền tay bạo lực để thỏa cơn giận. Là mẹ sai. Từ ngày đó, mẹ đã tự hứa với lòng sẽ dạy dỗ con bài bản hơn, đàng hoàng hơn để con sẽ tự đánh giá được sự việc và tránh phạm sai lầm.

Rồi con vào tuổi 15, mẹ bảo con phải chọn bạn mà chơi. Bạn đến nhà, nhìn nhóc nào nào có vẻ ngỗ ngược, mẹ lại tốn công sức tìm hiểu cặn kẽ gia đình, nguồn gốc để an tâm con không bị ảnh hưởng xấu. Trước những câu hỏi của mẹ, con trả lời tiếng được tiếng mất, có khi lại bực dọc, lên phòng sập cửa lại… Con phật ý khi mẹ can thiệp chuyện bạn bè. Con bắt đầu biết đến rạp chiếu phim, quán cà phê. Mỗi cuối tuần đều đặn, con đều hẹn hò đi chơi. Con trang điểm, mẹ không hài lòng. Mẹ bảo con đang tuổi lớn, da nhạy cảm, mỹ phẩm vào dễ hư hại cho da, sau này sẽ không đẹp nữa. Con cãi, chúng bạn con đều như vậy cả, không trang điểm con sẽ lỗi thời. Rồi con dùng dằng ra cửa. Mẹ nhìn theo bất lực. Nếu mẹ làm dữ hơn, con lại càng khép mình lại, xa lánh mẹ…

Mẹ đem chuyện nói với bố, mong rằng bố sẽ có cách hay… Trong buổi cơm gia đình, bố bảo dạo này thanh thiếu niên cãi lời cha mẹ nhiều, làm điều xấu cũng nhiều nên có hậu quả đáng tiếc. Bố bảo con gái của bố ngoan hiền, cố gắng học tập, chuyện quần áo thời trang để sau này lớn hơn tí nữa hãy chú ý đến. Con liếc nhìn mẹ có vẻ trách móc… Từ ngày đó, con đi học rồi về ở mãi trong phòng, tránh mặt mẹ. Cả tuần mẹ con không nói được quá năm câu. Mẹ cũng không biết con đang vui buồn, đang nghĩ gì, làm gì, mọi thứ có ổn không. Bức tường giữa hai mẹ con quá lớn mà không cách nào phá ra được.

Hôm lễ vừa rồi, con soạn đồ xong mới xuống xin mẹ cho đi du lịch cùng bạn. Mẹ bảo lễ lạc đông người, dễ có chuyện không hay, con nên ở nhà. Vậy là con giận, xách ba lô về nhà ngoại ở suốt 3 ngày nghỉ…

Chẳng lẽ con không tin rằng những điều mẹ làm đều vì muốn con được an toàn và khỏe mạnh? Đến bao giờ con mới biết có những lo lắng đôi khi thái quá đó vì mẹ là mẹ của con? Đến bao giờ con sẽ hiểu được niềm hạnh phúc tột cùng của mẹ là được con tin tưởng và yêu thương?

Tiểu học chỉ nên vừa học vừa chơi

Posted: 09 Sep 2013 07:15 PM PDT

Theo GS Văn Như Cương, sự học là cuộc chạy marathon trong đó cấp 1 không phải là giai đoạn nước rút…

Gặp Giáo sư Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh, Hà Nội) khi hàng triệu học sinh Việt Nam vừa bước vào năm học mới, người thầy giáo với hàng chục năm gắn bó với ngành giáo dục vẫn mang trong mình nhiều trăn trở. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, cách giáo dục của một bộ phận phụ huynh đang khiến con cái trở nên lười biếng và chỉ có suy nghĩ cho riêng mình. Cuộc trao đổi của chúng tôi với Giáo sư sẽ đưa đến cho phụ huynh đặc biệt những bố mẹ có con vừa bước vào lớp 1 có những kinh nghiệm quý báu.

Osin, gia sư làm hư con

Năm học mới 2013-2014 đã bắt đầu được ít ngày, có lẽ còn quá sớm để nói đến những kết quả sẽ làm được khi kết thúc năm học. Tuy nhiên, xin Giáo sư cho biết những điều mà bản thân kỳ vọng ngành sẽ làm được trong năm học này?

Nếu bây giờ chưa có kế hoach lâu dài để thay đổi cơ bản, toàn diện thì ngành giáo dục ít nhất cũng nên thay đổi những điều mà rõ ràng là không tốt. Ví dụ một trong những vấn đề xã hội đều thấy trong hàng chục năm nay là chương trình quá nặng nề, học sinh học rất vất vả. Về việc này, trong năm nay, Bộ có thể làm được việc chỉ thị những môn học nào, chương trình nào cắt bỏ những chương hay bài nào.

Việc giảm tải đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo thực hiện trong vài năm trở lại đây nhưng đó là đưa ra những cắt giảm vụn vặt, chắp vá như môn Toán bỏ ví dụ này, ví dụ kia…Ngoài vấn đề giảm tải, cần làm quyết liệt để chấn chỉnh và chống việc dạy thêm học thêm. Điều này đã được ngành giáo dục thực hiện nhưng vẫn chưa đi đến đâu. Lễ khai giảng năm học mới đã hoàn tất, tôi rất mong muốn, ngành giáo dục sẽ giảm tải chương trình phổ thông.

Bức tâm thư của Giáo sư gửi tới phụ huynh vào thời điểm cả nước rộn ràng không khí khai giảng năm học mới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Những gì được đề cập là tâm huyết của bản thân nhưng qua đó phải chăng Giáo sư cũng nhận ra cách giáo dục con của phụ huynh đang có vấn đề?

Trong cách dạy con của phụ huynh hiện nay đúng là có vấn đề. Một số phụ huynh chiều chuộng con cái quá mức và không bắt con làm gì. Và chính Osin và gia sư làm hư con. Vì osin làm thay tất cả từ việc nhỏ đế việc lớn, biến đứa trẻ thành không biết lao động.

Khi trẻ đến trường mầm non, được cô giáo hướng dẫn tự cởi giày dép, mũ, cặp để đúng nơi quy định. Trẻ con rất thích làm những việc này. Tuy nhiên, khi về đến nhà, dép cởi ra sẽ có osin đi cất. Lên cấp 2, khi về nhà, thay quần áo có người giặt và gấp. Ăn cơm xong không phải rửa bát vì có osin hoặc mẹ làm thay.

Còn về gia sư làm cho trẻ không động não. Ví dụ ngày mai thầy giáo chữa bài tập, nếu tối nay không có gia sư đến dạy thì trẻ sẽ tự làm, suy nghĩ, đến khi không làm được thì trẻ sẽ tự hỏi bạn bè hoặc bố mẹ. Tuy nhiên, vì có gia sư đến dạy, nếu giảng mà không hiểu thì gia sư sẽ nói mở vở ra rồi đọc cách giải luôn. Ngày hôm sau, trẻ đưa 3 bài toán lên bảng, thầy giáo cho 10 điểm. Khi phụ huynh thuê gia sư kèm con em mình thì gia sư phải tạo được sự tin tưởng bằng việc học sinh tiến bộ. Vì vậy người gia sư phải tỏ ra là học sinh mình dạy kèm đang tiến bộ nhưng rõ ràng không có tiến bộ gì cả.

Giáo sư Văn Như Cương cho rằng: "Tiểu học chỉ nên vừa học vừa chơi, phụ huynh không nên quá lo lắng"

Giáo sư Văn Như Cương cho rằng: “Tiểu học chỉ nên vừa học vừa chơi, phụ huynh không nên quá lo lắng”

Cũng cách đây ít hôm, cộng đồng mạng xôn xao về câu chuyện học mầm non ở Nhật Bản. Cách dạy về tự lập của người Nhật khiến mọi người không khỏi choáng. Phụ huynh Việt Nam dường như đã nhận ra được tác dụng của điều này, nhưng theo Giáo sư vì sao ngành giáo dục chúng ta chưa làm được những điều như họ?

Tôi nghĩ rằng cách giáo dục này đã được một số trường mầm non bài bản ở Việt Nam đưa vào áp dụng. Tuy nhiên, giữa phụ huynh và nhà trường cần có sự phối hợp. Bởi vì, có khi trẻ về nhà, vứt đôi dép ra sàn thì bố mẹ cần nhắc nhở con để đúng chỗ, chứ không phải làm thay hay để osin làm. Hay ví dụ như khi ở trường dạy về luật giao thông có quy định khi gặp đèn đỏ phải dừng lại. Tuy nhiên, trên đường đón con về, qua chỗ ngã tư có đen đỏ thấy vắng vẻ có bố mẹ vẫn sẵn sàng vượt. Như vậy là phản tác dụng. Cho nên, giáo dục ở gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp để đạt được hiệu quả.

Không ít phụ huynh nói muốn dạy con tự lập nhưng lại sợ con bị mệt hay không lo được cho bản thân nên lại giúp con làm mọi việc. Phải chăng điều này là mâu thuẫn ngay trong suy nghĩ của nhiều bố mẹ?

Mâu thuẫn trong phụ huynh như vậy là rõ ràng, với bố mẹ không có quan điểm thì một bên nói muốn con tự lập nhưng lại cứ thích làm hộ con mọi việc. Tuy nhiên, điều đáng nói nữa là sai lầm ngay trong nhận thức. Có phụ huynh quan niệm để cho con tự lập là cho con thời gian, tiền bạc để con suốt ngày chỉ có học, đi học các lò luyện thi hay mua đồ xịn để trao đổi với bạn bè… song điều này không biết đang vô tình làm hư con.

Hiểu biết và thời gian dạy con còn thiếu

Vấn đề trường điểm, lớp chọn đã bớt nóng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những phụ huynh còn xem đây là chuyện rất quan trọng và tạo áp lực cho con. Phải chăng tâm lý thích cái gì cũng nhất của phụ huynh, khiến căn bệnh trầm kha này chưa thực sự chấm dứt?

Với nhiều phụ huynh, cái gì cũng muốn mình là nhất. Trong lớp, muốn con là nhất, chỉ cần xuống vị trí thứ hai hay ba đã là không bằng lòng. Tôi đồng tình với việc không chấm điểm ở lớp 1. Đi học không phải là để xếp thứ tự hay xem học sinh nào hơn học sinh nào. Vấn đề quan trọng là phải biết con mình như thế nào và cách dạy con.

Một năm học mới đã bắt đầu với bao kỳ vọng về sự đổi mới của ngành giáo dục

Một năm học mới đã bắt đầu với bao kỳ vọng về sự đổi mới của ngành giáo dục

Có phụ huynh cố gắng cho con vào trường tiểu học mà người này truyền tai người kia là trường điểm để hơn những đứa trẻ khác, hết tiểu học thì vào trường THCS cũng được truyền tai là "trường điểm"… để vào đại học. Mục tiêu cuối cùng mà hầu hết phụ huynh hướng đến cuối cùng là đại học. Nhiều phụ huynh vẫn có suy nghĩ muốn vào đại học thì cứ phải ở vị trí cao trong lớp.

Điều đó có nghĩa sự kỳ vọng mà không ít phụ huynh Việt Nam đặt lên vai con đang quá lớn, thưa Giáo sư?

Kỳ vọng vào con cái bao giờ cũng có. Vấn đề đặt ra là đôi khi kỳ vọng không đánh giá đúng năng lực của con để đặt ra mục tiêu vừa phải. Tại sao nhiều gia đình biết năng lực của con không thể đổ đại học mà vẫn cứ bắt đi học thêm. Rõ ràng trong tư tưởng của nhiều người vẫn nghĩ là học để làm quan. Có những nghề như đầu bếp, làm tóc… có thể chỉ cần học trung cấp mà vẫn rất vinh quang nhưng nhiều người trong xã hội vẫn chưa hiểu được điều này.

Như Giáo sư nói ở trên về chuyện phụ huynh cố gắng bù đắp cho con bằng việc cho tiền mua cái này cái kia nhưng dường như vẫn còn tồn tại một "khoảng trống" trong việc dạy con hiên nay?

Hiểu biết và thời gian của phụ huynh để dạy con còn thiếu. Ở các nước trên thế giới, có những lớp học dạy dỗ cách làm bố, làm mẹ như thế nào. Nếu không có những lớp như vậy thì báo chí cần có các chuyên đề hướng dẫn thêm về điều này. Nhiều phụ huynh bây giờ phải lăn lộn với cuộc sống mưu sinh, không phải lúc nào cũng có mặt đầy đủ cha mẹ và con cái trong bữa cơm gia đình để trò chuyện với nhau.. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc giáo dục, khuyên răn con. Bởi chỉ cần thông qua bữa cơm có thể tâm sự, hướng dẫn để con em hiểu hơn về những điều trong cuộc sống.

Một chương trình học như Giáo sư nói là quá nặng, có vẻ như việc dạy chữ đang được chú ý hơn là yếu tố dạy làm người?

Gia đình lăn lộn với mưu sinh, bận rộn là thế, trách nhiệm của nhà trường là dạy học sinh về lòng nhân ái, cái đúng, cái sai…Ví dụ hai bạn đánh nhau, thái độ của mình trước sự việc đó như thế nào, báo cáo với cô giáo hay đứng ngoài cổ vũ… Việc dạy về làm người không thể chỉ dừng ở việc học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân với lý thuyết sách vở. Chúng ta phải để các em tự giáo dục nữa, cho học sinh tham gia các chuyến dã ngoại là điều cần thiết.

Cần có quy định rõ ràng, khi đến trường, bao nhiêu phần trăm chương trình học kiến thức văn hóa, bao nhiêu phần trăm học về làm người. Theo tôi cần ở mức cân bằng 50-50.

Tiểu học chỉ nên "vừa học vừa chơi"

Hiện nay, nhiều phụ huynh cho con đi học thêm trước khi vào lớp 1. Giáo sư có ý kiến như thế nào về điều này?

Việc bố mẹ cho con học thêm trước khi vào lớp 1 là rất có hại. Bởi, chương trình lớp 1 của Việt Nam không nặng lắm. Tuy nhiên, có tình trạng một số thầy cô làm nặng thêm chương trình. Như cháu tôi khi học lớp 2, gần 23h đêm vẫn gọi điện để nhờ giảng về một bài toán ngoài sách giáo khoa. Hoặc trước khi về Tết, có thầy cô ra tới 20 bài khó để học sinh làm. Khi viết sách giáo khoa không ai đưa ra những bài như thế cả.

Vậy, Giáo sư có lời khuyên như thế nào với phụ huynh vừa có con bước vào lớp 1 – ngưỡng cửa quan trọng trong hành trình học tập kéo dài trước mắt?

Khi con học tiểu học thì chỉ nên vừa học vừa chơi, phụ huynh không nên quá lo lắng. Bây giờ áp dụng không chấm điểm nữa thì hãy để các cháu được thoải mái. Sự học là một cuộc chạy marathon, không ai chạy nước rút ngay khi mới bắt đầu. Học cũng cần sự thong thả, có thời gian nghỉ ngơi. Chạy nước rút là giai đoạn cuối chứ không phải ngay khi vừa bắt đầu.

Xin Giáo sư bật mí một chút kinh nghiệm về cách dạy con học và đối nhân xử thế của gia đình?

Với gia đình tôi, có kinh nghiệm nào của ông cha thì tôi áp dụng để dạy con. Tôi để con cái tự học, khi con hỏi thì giải thích cặn kẽ. Tôi chú ý thời gian tới học của các con, khi học cần chú tâm và tập trung. Tôi không cho con đi học thêm, chỉ có những năm cuối cấp có nhóm bạn. Còn với việc dạy đối nhân xử thế, trước hết bố mẹ phải làm gương trong ứng xử với hàng xóm làng giềng, bạn bè, học sinh…

Xin cám ơn Giáo sư!

Giáo sư Văn Như Cương sinh năm 1937 tại làng Quỳnh Đôi, Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Cha của ông là một thầy giáo dạy chữ Hán trong làng

Ông từng học chương trình nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ Toán năm 1971

Ông từng giảng dạy tại Khoa Toán (Đại học Sư phạm Hà Nội), Đại hoc Sư phạm Vinh (nay là Đại học Vinh)

Ông là chủ biên của nhiều đầu sách giáo khoa, tham khảo và giáo trình đại học.

Năm 1989, ông mở trường THPT DL Lương Thế Vinh,Hà Nội và liên tục giữ vai trò Hiệu trưởng từ đó đến nay.

Cho con ăn uống thế nào thì bé phát triển tốt?

Posted: 09 Sep 2013 04:00 AM PDT

Hàng ngày em cho bé uống canxi loại thuốc nước 500 mg lúc 7h đến 7h30; tắm nắng từ 6h30 sáng trong 15 phút hoặc uống Vitamin D3 1-2 giọt vào 9h sáng những ngày không nắng.

Nhà gần biển nên em có điều kiện cho cháu ăn dặm với đa dạng các loại hải sản. Bé bú mẹ và uống sữa công thức đủ lượng, ăn phô mai và sữa chua, váng sữa thay đổi. Bé tiêu hóa tương đối tốt, thỉnh thoảng táo bón 1-2 ngày, tháng khoảng 1-2 lần.

Bé nhà em 8 tháng, cao 68 cm, nặng 8,7 kg. Mẹ 160 cm, ba 163 cm. Như vậy bé nhà em có thấp so với chuẩn? Làm sao để kiểm soát lượng đạm vừa đủ với nhu cầu đúng với độ tuổi của bé, tính thực phẩm thế nào để không ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ạ? Nhờ bác sĩ hỗ trợ giúp. Cảm ơn bác sĩ (Phan Thị Thanh Huệ)

Các sản phẩm của sữa (sữa chua, váng sữa, phô mai...) nên để khi bé qua 9 tháng tuổi mới cho ăn, theo lời khuyên của bác sĩ.

Các sản phẩm của sữa (sữa chua, váng sữa, phô mai…) nên để khi bé qua 9 tháng tuổi mới cho ăn, theo lời khuyên của bác sĩ.

Trả lời:

Chào Thanh Huệ,

Bé 8 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao theo tuổi là 7,9 kg và 68,7 cm đối với trẻ gái và 8,6 kg và 70,6 cm đối với bé trai. Bé của em đã đạt chuẩn tăng trưởng.

Chế độ ăn hàng ngày của bé cho đến 9 tháng tuổi nên có 2-3 bữa bột đủ 4 nhóm dinh dưỡng cân đối, lượng thực phẩm cho một chén bột khoảng một muỗng ăn cơm thịt/cá/tôm/đậu hũ băm nhuyễn, một muỗng ăn cơm rau xanh băm nhuyễn và một muỗng tương tự dầu ăn, sữa cho uống khoảng 800 ml, trái cây tươi.

Các sản phẩm của sữa (sữa chua, váng sữa, phô mai…) nên chờ bé qua 9 tháng tuổi mới cho ăn để bé được uống đủ sữa. Bé bú đủ sữa, và được cho ăn với thực đơn phong phú, nhiều hải sản vùng biển, được phơi nắng đủ thì không cần uống bổ sung canxi hàng ngày như em cho bé uống hiện nay.

Xin lưu ý là tất cả loại thuốc cho bé uống đều phải có chỉ định của bác sĩ. Em đã có phần lo lắng hơi nhiều về chiều cao của con trong khi bé mới 8 tháng tuổi. Chiều cao của bé do nhiều yếu tố quyết định, vai trò của dinh dưỡng là quan trọng, luyện tập thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ và không thể thiếu yếu tố gia đình, cha mẹ không cao thì con khó mà cao vượt trội được.

Thân mến.

Bác sĩ Hoàng Thanh Thủy
Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng I

0 Nhận xét