Chọn sản phẩm chống rạn da cho bà bầu

Chọn sản phẩm chống rạn da cho bà bầu


Chọn sản phẩm chống rạn da cho bà bầu

Posted: 05 Sep 2013 03:00 AM PDT

Việc chống rạn da cần tiến hành từ khi mang thai. Nhưng sau sinh, bạn vẫn cần duy trì thói quen tốt để giúp da phục hồi.

Rạn da thường xảy ra ở phần bụng, ngực, đùi khi phụ nữ mang thai và lên cân. Đa phần, sau khi sinh, phần bụng không còn bị căng giãn như lúc mang thai nên các vết rạn sẽ không tăng thêm. Tuy nhiên để da phục hồi hoàn toàn, bạn vẫn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Việc điều trị rạn da sau sinh cũng sẽ dễ dàng hơn khi mang thai, bởi bạn không lo ảnh hưởng tới sự hình thành phát triển của em bé. Dưới đây là một số cách giúp các mẹ mới sinh khắc phục làn da bị rạn:

Massage vùng da rạn: Massage vùng da bị rạn thường xuyên bằng dầu dừa, dầu olive cũng khiến cho những vết rạn mau mờ. Những tác động xoa bóp nhẹ nhàng làm gia tăng sự lưu thông máu, tăng tính đàn hồi cho da và giúp mờ vết rạn nhanh chóng. Cách thực hiện là xoa bóp đều từ phần bụng dưới lên đến ngực. Bạn nên làm như thế mỗi ngày, vừa giúp bạn nhanh giảm béo bụng, vừa khắc phục vết rạn.

ran

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E: Ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E (cam, quýt, bưởi, rau xanh) và kẽm (ngao, hàu) sẽ giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi nhanh chóng. Đó là vì các thực phẩm này giúp tăng cường hình thành collagen để nâng đỡ da.

Giữ cân nặng hợp lý: Một số chị em sau sinh vẫn béo tròn béo trục bởi chế độ dinh dưỡng quá dồi dào. Điều đó cũng khiến tăng vết rạn hoặc các vết rạn trong lúc mang thai khó mờ đi. Chính vì thế sau sinh, bạn cần lấy lại vóc dáng bằng việc tập luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý. Thể lực của phụ nữ sau sinh có ít nhiều giảm sút so với thời con gái. Do đó bạn nên chọn bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, co duỗi nhẹ nhàng…

Xông hơi: Nếu khi mang thai, bạn e ngại khi xông hơi thì sau sinh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp này. Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần xông hơi bạn nên xông khoảng 10 – 15 phút, chỉ nên xông khoảng 2 lần/tuần.

Dùng kem chống rạn tăng cường hiệu quả

Những vết rạn, đặc biệt ở những người có làn da đàn hồi kém thì cần thời gian dài mới phục hồi. Sau sinh, dù cân nặng đã giảm, da không bị rạn thêm nhưng bạn vẫn cần kiên trì dùng kem chống rạn để xóa vết rạn cũ và làm săn chắc da. Có những chị em kiên trì dùng kem chống rạn cả một năm sau sinh.

Kem chống rạn nhằm tăng collgen, eslatin giúp tăng độ ẩm, săn chắc và làm mờ vết rạn. Bạn nên dùng chúng để massage cho vùng rạn mỗi ngày. Nếu để trị rạn da trên vùng bầu ngực, bạn nên lưu ý để khi ti, bé không nuốt kem.

tril

Với ba thành phần chính là collagen, serine và alginate, TriLASTin giúp phục hồi và nâng đỡ làn da. Khi da thiếu collagen và độ ẩm, chúng sẽ bị đứt gẫy, hình thành các vết rạn. Bởi vậy TriLASTIN bổ sung thành phần collagen nhằm nâng cao sự đàn hồi giúp da mạnh khỏe hơn và chống rách; serine nhằm dưỡng ẩm giúp làm cho da mềm mại hơn; alginate ngăn chặn sự thoát ẩm trong da. Sự kết hợp của ba thành phần trên giúp bạn chăm sóc da toàn diện, chống và phục hồi vết rạn cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, TriLASTIN là sản phẩm ứng dụng 2 công nghệ tách biệt hợp chất LipoTrisome và SDDS hệ thống truyền khuyếch tán liên tục, đưa hoạt chất thấm sâu vào da, nhằm nâng cao hiệu quả chống rạn. Chính vì thế TriLASTIN có thể "ứng cứu" được mọi trường hợp rạn da. Thậm chí những vết rạn da lâu ngày cũng sẽ mờ dần nếu bạn kiên trì dùng sản phẩm này thường xuyên mỗi ngày.

Ý kiến của người đã sử dụng:

TriLASTIN giúp tôi tránh rạn da khi có bầu

(Chị Thu Hồng – Nhân viên văn phòng – Hồ Chí Minh)

Tôi đã dùng sản phẩm này khi mang thai được hơn 2 tháng. Tôi xoa kem hàng ngày. Đến cuối thai kỳ, mình tăng 15kg, vết rạn rất nhẹ. Em bé nhà mình sinh ra khỏe mạnh, thông minh và giờ mình vẫn rất tự tin diện bikini.

Tôi đã tìm được loại kem thích hợp

(Chị Thanh Hằng – Tạo mẫu tóc – Hà Nội)

Từ nhỏ, tôi đã rất dễ bị dị ứng. Bởi vậy khi bị rạn da, tôi đã chọn nhiều loại kem nhưng đều bị dị ứng, mẩn đỏ và ngứa. Khi biết đến TriLASTIN, tôi cũng không tin tưởng lắm. Nhưng dùng rồi thì hoàn toàn tự tin. Giá của sản phẩm đắt hơn nhiều loại nhưng "tiền nào của nấy". Tôi không còn lo dị ứng và sau 1 năm dùng, các vết rạn đã mờ, mùa hè này có thể diện đồ ngắn mà không ngại nữa.

Khi bạn muốn có em bé…

Posted: 05 Sep 2013 02:00 AM PDT

Để dễ thụ thai, các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thời gian trứng rụng. Với một số cặp vợ chồng, mang thai rất dễ dàng nhưng với nhiều cặp vợ chồng việc này lại rất khó khăn. Nhiều người tin rằng “con cái là lộc trời cho”, tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây hoặc điều chỉnh lối sống để tăng khả năng thụ thai khi hai vợ chồng muốn có em bé.

Uống vitamin tổng hợp

Bạn đã từng nghe qua việc uống thuốc để giảm đau trong khoảng thời gian sinh nở nhưng có lẽ bạn chưa biết có một số loại thuốc cũng có ích cho bạn trước khi bạn mang thai. Các bác sĩ sản khoa khuyên các cặp vợ chồng muốn có con nên uống vitamin tổng hợp giàu axit folic và vitamin D, cũng như uống Omega 3 (DHA) để tăng khả năng thụ thai. Ngay cả khi mang thai, bạn cũng nên uống axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ để giảm nguy cơ trẻ mắc các dị tậ bẩm sinh. Axit folic cũng được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Giảm căng thẳng

Quá nhiều lo lắng, lo âu tác động xấu đến khả năng thụ thai của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể làm tăng chất dẫn truyền thần kinh, chất làm ảnh hưởng đến hoocmon kiểm soát rụng trứng. Ngoài ra, căng thẳng thường xuyên khiến kinh nguyệt không đều, lo lắng cũng ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn. Trong thực tế, ngay cả những phụ nữ đã trải qua phương pháp điều trị khả năng sinh sản nhưng không chú tâm kiểm soát căng thẳng thì cũng gặp khó khăn trong việc thụ thai.

 Căng thẳng và vô sinh có quan hệ mật thiết với nhau

Căng thẳng và vô sinh có quan hệ mật thiết với nhau

Để giảm căng thẳng liên quan đến khả năng sinh sản, các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên nghe nhạc, tập yoga, massage thường xuyên, đọc sách, viết nhật kí, chia sẻ lo lắng của mình với người thân, các bác sĩ tâm lí, thậm chí nói chuyện với bạn bè qua điện thoại cũng là một cách tốt để giảm căng thẳng.

Có lối sống lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh, kết hợp với thường xuyên vận động là một cách để tăng cường khả năng có con của bạn. Ngay cả khi đã có bầu rồi, việc duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ cũng là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, bạn nên bỏ hẳn việc hút thuốc lá và uống rượu, chúng thực sự có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ hút thuốc mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người không hút thuốc. Bạn nên từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Nếu bạn bỏ thuốc lá một năm trước khi muốn có em bé thì bạn có khả năng thụ thai trong khoảng thời gian tương tự như người không hút thuốc.

Kiểm soát trọng lượng

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ vừa phải cũng là một cách tăng cường khả năng thụ thai của bạn. Các nghiên cứu cho biết, chỉ số BMI rất thấp hoặc rất cao đều ảnh hưởng đến sự rụng trứng cũng như việc sản xuất các hoocmon sinh sản quan trọng.

Đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người thừa cân thì vấn đề rối loạn chức năng rụng trứng thường gây ra bởi PCOS (buồng trứng đa nang). Trong một nghiên cứu gần đây của Hà Lan tiến hành với hơn 3.000 phụ nữ cho thấy vượt quá trọng lượng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ngay cả khi họ rụng trứng bình thường, những người phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 thì tỷ lệ thụ thai giảm 4%, BMI trên 35 giảm 43%.

“Yêu” trong khoảng thời gian rụng trứng

Hãy tận dụng cơ hội mang thai bằng cách gần gũi nhau nhiều hơn trong khoảng thời gian rụng trứng. Tế bào trứng chỉ sống trong khoảng 24 – 36 tiếng nhưng tinh trùng có thể sống tới 72 tiếng. Chính vì thế, để tăng cơ hội thụ thai, vợ chồng nên quan hệ bắt đầu trước khi rụng trứng khoảng 3 – 4 ngày, và tiếp tục cho tới 1 ngày sau khi rụng trứng.

Bạn có thể thông qua một số dấu hiệu để nhận biết thời gian rụng trứng như sự thay đổi trong chất nhờn ở cổ tử cung, nhiệt độ cơ thể tăng lên, một số chị em còn cảm thấy đau giữa chu kỳ và có các triệu chứng khác như tức bụng, mệt mỏi…trong thời gian rụng trứng.

"Yêu" trong giai đoạn rụng trứng nâng cao khả năng thụ thai

“Yêu” trong giai đoạn rụng trứng nâng cao khả năng thụ thai

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu bạn đang bị bất kì bệnh gì (tiểu đường, huyết áp…), mới trải qua cuộc phẫu thuật nào đó hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ có chuyên môn về sản khoa. Tất cả các điều kiện sức khỏe trên đều có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai của bạn. Thậm chí, ngay cả khi đã có thai, bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn về việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, axit folic…thế nào cho phù hợp.

Giữ sạch tay

Xét nghiệm có thai gần như cho bạn câu trả lời chắc chắn là bạn đang mang thai hay không nhưng thụ thai và giai đoạn đầu của sự phát triển diễn ra trong vài ngày thậm chí là vài tuần để bạn biết mình đã có em bé. Đó là lí do tại sao chị em đang cố gắng thụ thai cần chú ý đến toxoplasmosis, một loại ký sinh trùng truyền qua thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Bạn nên rửa tay thật kỹ sau khi xử lý thịt sống hoặc trái cây và rau chưa rửa cũng như sau khi trồng cây, làm vườn. Nhờ ai đó dọn sạch “sản phẩm” của mèo vì chúng cũng có thể chứa ký sinh trùng.

Tập thể dục

Nếu bạn thường xuyên đi bộ hoặc đi xe đạp, bạn đang làm tăng cơ hội thụ thai cho mình. Một nghiên cứu năm 2012 của Đại học Y tế công cộng Boston khi đánh giá tác động của tập thể dục đối với khả năng sinh sản đối với 3.000 phụ nữ đang cố gắng mang thai đã nhấn mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, mức độ vừa phải là một yếu tố quan trọng góp phần cho việc thụ thai thành công.

Hoạt động thể chất thường xuyên, mức độ vừa phải là yếu tố quan trọng góp phần cho việc thụ thai thành công

Hoạt động thể chất thường xuyên, mức độ vừa phải là yếu tố quan trọng góp phần cho việc thụ thai thành công

Kiên nhẫn

Nếu hai vợ chồng sinh hoạt tình dục thường xuyên trong vòng một năm, không áp dụng biện pháp tránh thai nào trong thời gian này thì vẫn cần hết sức kiên nhẫn. Càng nôn nóng, căng thẳng càng khiến xác suất thụ thai thành công không cao bởi bó có thể tạo ra các ức chế trong việc rụng trứng. Việc này cần phải thực hiện một cách khoa học, loại vỏ các nguy cơ gây ra việc giảm khả năng thụ thai của cả hai sau đó cùng áp dụng phương pháp thụ thai hiệu quả nhất để có kết quả như mong muốn.

Lần sau sinh con, tôi sẽ lại chọn Nhật Bản để đón con yêu

Posted: 05 Sep 2013 01:00 AM PDT

Tôi quyết định bỏ tất cả công việc, bố mẹ, người thân, bạn bè… để theo chồng sang một đất nước xa tít mù khơi sinh sống. Thời gian đó, tôi đang làm việc cho một ngân hàng ở trong nước, công việc khá ổn định. Tuy nhiên do công việc của chồng ở bên Nhật không thể xin chuyển công tác về Việt Nam, thu nhập của anh cũng đáng để nhiều người mơ ước nên tôi quyết định theo anh dù sang đó tôi không thể xin được một công việc đàng hoàng vì không thạo tiếng Nhật.

Một năm đầu mới sang, tôi ở nhà với vai trò một bà nội trợ. Sau cả năm trời, tôi chán, đã có lúc đòi về Việt Nam nhưng chồng khuyên can mãi. Sau đó tôi xin được một công việc bán hàng cho một cửa hàng thời trang Việt. Thu nhập từ công việc này chẳng đáng là bao nhưng đổi lại nó giải tỏa được nỗi buồn nơi xứ người trong tôi. Ngày đó, bạn bè luôn khen tôi sướng vì được sống ở nước ngoài nhưng nói thật tôi buồn nhiều lắm. Sang đây hơn 1 năm tôi bập bẹ được vài câu tiếng Nhật. Chồng thì đi làm suốt ngày nên tôi lủi thủi ở nhà, may mà không bị tử kỷ. Tôi cũng không được sống ở thành phố nổi tiếng gì (tôi ở tỉnh Shiga) nên sao có thể gọi là sướng được. Thế nhưng đã” đâm lao thì phải theo lao”, chẳng nhẽ bây giờ lại bỏ chồng để về Việt Nam.

Hơn 2 năm sau ngày sang Nhật, tôi có bầu. Thực sự thời gian đó tôi đã rất hoang mang, không biết có nên về Việt Nam để chăm sóc và sinh nở vì người thân của tôi đều ở trong nước cả. Ở bên này tôi cũng có rất ít bạn bè. Thế nhưng may mà được chồng động viên tinh thần và cũng không lỡ xa chồng nên tôi đã ở lại và thật may mắn quyết định của tôi là sáng suốt. Tôi đã có những trải nghiệm phải nói là "sướng" khi mang bầu và sinh con ở đây.

 Tôi đã rất phân vân khi quyết định ở lại Nhật sinh con.

Tôi đã rất phân vân khi quyết định ở lại Nhật sinh con.

Khi mang thai được 7 tuần, tôi được cán bộ y tế phường phát cho một quyển sổ tay dành cho mẹ và bé trong đó bao gồm tất cả những phiếu giảm giá khi đi khám thai và sách hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng đầu thai kỳ cứ 2 tuần khám thai 1 lần. Cũng trong giai đoạn này sẽ có một lớp học tiền sản hướng dẫn về chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu. Tại lớp học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cặn kẽ chị em ăn sao cho đủ chất mà không tăng cân quá nhiều. Nếu mẹ bầu nào tăng cân quá nhanh sẽ bị nhắc nhở xem lại chế độ ăn uống, thậm chí phải liệt kê tất cả những thứ đã ăn trong ngày cho bác sĩ xem và điều chỉnh lại. Bác sĩ ở Nhật luôn khuyên bà bầu không nên ăn quá nhiều vì thai nhi to sẽ rất khó đẻ, mẹ tăng cân nhiều cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ xấu. Trong mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi rất sát sao cân nặng, đo huyết áp của mẹ và nhịp tim thai.

Đến giai đoạn thứ 2, tôi được tham gia vào lớp học tiền sản về cách massage ngực để nhũ hoa được mềm, dài chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tại lớp học này, các chuyên gia cũng không quên nhắc nhở chị em về cách chăm sóc núi đôi để có nhiều sữa và sữa thơm ngon sau sinh nở. Tôi bị đầu ti ngắn nên tham gia lớp học này rất sốt sắng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi lần đi khám thai tôi đều được nằm 30 phút để theo dõi cử động của thai nhi, xem em bé có phát triển tốt hay không. Cũng trong giai đoạn cuối này, tôi được tham gia một lớp học tiền sản về cách rặn đẻ và thở khi sinh nở. Trong buổi học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn từng mẹ bầu một. Thời gian đó, tôi phải đi bộ đến những trung tâm này nhưng vẫn háo hức tham gia. Đến tháng thứ 9 thì cứ mỗi tuần đi khám thai một lần. Hồi đó, cũng may là có mẹ đẻ sang cùng nên mẹ luôn "hộ tống" tôi đi khám thai.

Điều đặc biệt khi khám thai ở đây là sản phụ sẽ không được biết giới tính bé cho đến khoảng tuần thứ 30. Với trường hợp của tôi, đến tuần thứ 28 khi tôi năn nỉ mãi, bác sĩ mới tiết lộ "con giống bố nhé!".

Có lẽ trong thời gian mang bầu, tôi lười vận động nên đến ngày sinh rồi mà con trai vẫn chẳng chịu tụt xuống, đã thế đầu con lại to nên phải mất 2 ngày đau đẻ ZinZin mới chào đời. Sáng đó, tôi bắt đầu thấy những cơn đau nhẩm nhẩm. Tôi gọi điện ngay cho bác sĩ và hai mẹ con lỉnh kỉnh đồ vào viện. Vì hôm đó, chồng vẫn phải đi làm xa nên mãi đến 9 giờ chồng mới về. Khi nhập viện tôi được truyền dịch luôn. Bệnh viện thành phố Otsu nơi tôi sinh ZinZin có quy định khi cổ tử cung sản phụ đã mở 4-5 phân thì chị em sẽ không được ăn uống, không đi lại và vệ sinh tại giường luôn. Khi đó sẽ có y tá phục vụ mình tận tình, nếu cần gì thì gọi người ta qua bộ đàm.

Việc khám thai và học tiền sản ở bên Nhật rất cẩn thận.

Việc khám thai và học tiền sản ở bên Nhật rất cẩn thận.

Cả ngày đầu tiên nhập viện, cổ tử cung mới chỉ mở được 6 phân mặc dù lúc nhập viện đã mở 4 phân. Sang đến ngày thứ 2, nằm cả buổi sáng mà cổ tử cung cũng chỉ mở thêm được 1 phân nữa. Lúc đó, gia đình tôi đã xin bác sĩ được đẻ mổ nhưng cả bác sĩ và các y tá đều khuyên tôi nên cố gắng chịu đau và đẻ thường vì em bé vẫn rất khỏe mạnh, đẻ thường sẽ tốt nhất cho cả mẹ và con. Để ủng hộ tinh thần cho tôi, các y tá luôn ngồi cạnh giường để trò chuyện, có lúc còn thở cùng tôi. Nói thật tôi thấy "ấm lòng" về thái độ phục vụ của y bác sĩ ở đây lắm lắm.

Khi những cơn đau đẻ lên đến đỉnh điểm, chính bác sĩ trưởng khoa đã vào đỡ đẻ cho tôi, ekip trực buổi sáng hôm đó đều có mặt trong phòng sinh, người thì ở bên cạnh động viên, người thì ấn bụng cho bé xuống, người thì giữ chân tay… Thật may mắn, ZinZin cũng chào đời an toàn. Sau sinh nở, tôi còn được các y tá tận tay vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo mới và gen bụng…

Thích nhất là khoản chăm sóc sau sinh tại đây. Dù còn rất mệt sau 2 ngày vật vã đau đẻ nhưng sự ân cần và nhiệt tình của bác sĩ và y tá trong bệnh viện cũng khiến tôi tỉnh táo hơn nhiều. Sau khi con được vệ sinh xong, các y tá bế con đến giường tôi và yêu cầu chụp ảnh cho cả gia đình. Con sẽ không để ở cùng phòng mẹ như các bệnh viện ở Việt Nam mà trẻ sơ sinh ở đây được ở phòng riêng. Với riêng tôi thì cứ 30 phút được các y tá thay băng vệ sinh và thăm khám một lần. 6 giờ sau sinh, tôi được các y tá hướng dẫn tập đi lại. Hôm sau là được tắm gội bình thường và sẽ có y tá hỗ trợ gội đầu.

Ở bên Nhật các mẹ đẻ không kiêng khem ăn uống như ở Việt Nam. Ngay sau sinh, nhiều mẹ đã ăn cả sashimi, sushi, dưa các loại và salat luôn rồi. Tôi thì cẩn thận hơn nhưng vẫn ăn uống thoải mái những đồ mình thích. Hai ngày đầu tiên, em bé sẽ ở phòng chăm sóc đặc biệt và các y bác sĩ sẽ chăm từ a-z, mẹ chỉ việc nghỉ ngơi thôi. Đến cữ bú của con, mẹ sẽ vào phòng cho bé bú nhưng trước khi cho con tu ti, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng, rồi xịt ancol mới được bế con. Ban đêm các y tá sẽ lo phần việc cho bé ăn. Đến đêm thứ 3 mẹ mới phải thức giấc cho con tu ti nhưng mỗi lần đến cứ bú của con đều được y tá gọi dậy nên mẹ không lo ngủ quên giấc.

Các bác sĩ đã rất nhiệt tình trong ca sinh nở của tôi.

Các bác sĩ đã rất nhiệt tình trong ca sinh nở của tôi.

Cũng trong những ngày sau sinh, tôi và chồng được hướng dẫn cách tắm cho bé, cách pha sữa cho con và thay tã bỉm cho con. Đến ngày thứ 5 thì tôi được xuất viện. Thông thường ở bệnh viện bên này, với ca đẻ thường sẽ ở lại viện trong 5 ngày còn đẻ mổ là 10 ngày. Phải công nhận các y bác sĩ ở bệnh viện Nhật Bản rất nhẹ nhàng và nhiệt tình. Bệnh viện thì sạch sẽ, thái độ phục vụ đúng tư tưởng khách hàng là thượng đế. Đấy là tôi chỉ sinh ở bệnh viện của một thành phố nhỏ thôi đấy, chứ như bạn bè sinh ở Tokyo hay Osaka thì còn sướng hơn nhiều.

Vì tôi đóng bảo hiểm nên hầu hết các chi phí ở viện sẽ được bảo hiểm chi trả. Sau sinh, mỗi tháng em bé còn được nhận trợ cấp của nhà nước, tuy nhiên không được nhiều (chỉ đủ tiền bỉm, sữa một tháng), gọi là động viên gia đình. Dù vậy, tôi vẫn thấy vui vui với khoảng hỗ trợ này.

Đến giờ tôi vẫn thấy quyết định ở lại đất nước mặt trời mọc sinh con là quyết định cực kỳ sáng suốt. Nếu có "tập 2", tôi vẫn sẽ chọn nơi đất khách này để đón con yêu.

Những điều đáng nói về giáo dục mầm non ở Nhật Bản

Posted: 04 Sep 2013 10:00 PM PDT

Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn “há hốc miệng” khi thấy những điều “kì quặc” ở trường mầm non Nhật…

Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải "choáng váng". Tôi xin kể ra đây 8 điều "kì quặc" về mẫu giáo tại Nhật Bản:

1. Nhiều túi một cách kì lạ

Ngày đầu tiên nhập học, các cô giáo đã giải thích với tôi là cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy-và-như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Tôi quả thật chỉ có thể "há hốc mồm". Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.

Túi đựng chăn

Túi đựng chăn

Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày

Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày

Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.

2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả.

Đây là một cảnh tượng mà tôi thực sự bị sốc: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa rất nhanh!

Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen, có lẽ vì là sự khác biệt văn hóa, nhưng tôi thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Một vài ngày sau, cô giáo đến và đã có một cuộc trò chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình…”. Người Nhật có thói quen chỉ nói một nửa câu, và để bạn tự hiểu nốt phần còn lại. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, “…tự xách túi đi học là một ví dụ…”. Sau lời nhắc nhở tế nhị này, tôi để cho Tiantian mang túi xách của mình.

Khi buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản "choáng váng". Đồng lòng như một, họ hỏi: “Tại sao?”

Tại sao? Có phải vì chúng ta yêu thương con cái của mình nhiều hơn mẹ Nhật?

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.

Khi Tiantian còn học Lớp hoa cúc, bé thay quần áo rất chậm và tôi không thể không giúp con một tay. Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tất cả các bà mẹ Nhật Bản đều đang đứng sang một bên, không ai giúp đỡ con mình cả. Tôi từ từ thấy rằng việc thay quần áo tưởng như "kì quặc" này cũng góp phần giáo dục con cái biết tự lập và độc lập trong cuộc sống. Thông qua những việc ở trường như thay quần áo, gắn "sao" hàng ngày, treo khăn tay lên giá…những đứa trẻ này bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.

4. Mặc quần đùi vào mùa đông

Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi

Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi

Trẻ em trong các trường học của Nhật Bản mặc quần short (quần đùi) kể cả trong mùa đông, bất kể trời lạnh đến như thế nào. Ông bà của con gái tôi ở nhà đã rất lo lắng, và liên tục nhắc nhở tôi cần nói chuyện với giáo viên về vấn đề này, bởi vì con tôi không như trẻ Nhật, không thể chịu lạnh được.

Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh.”

Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.

5. Giáo dục hỗn hợp

Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.

Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những “chị cả" của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.

Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có “anh chị em" và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.

6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói "cảm ơn".

Ở cấp mẫu giáo Nhật bản, có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…

Vậy các trường mẫu giáo ở Nhật dạy gì? Khi tôi hỏi câu hỏi này, các cô giáo đã trả lời rằng: "Chúng tôi dạy các em học cách mỉm cười". Ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất.

Giáo dục mầm non Nhật Bản còn dạy gì nữa? Họ dạy trẻ em cách nói "Cảm ơn". Có thể nói, tất cả những gì mà người Nhật coi là quan trọng, thì ở nước ta, điều đó lại không quá được chú tâm. Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.

7. Vô vàn buổi dã ngoại

Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại.

Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại.

Trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là tôi phải đánh dấu vào lịch những ngày tôi cần chuẩn bị hộp ăn trưa cho con để bé mang đi theo đường. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần Tiantian đi leo núi, bao nhiêu hồ bé đã nhìn thấy, hoặc có bao nhiêu động vật hoặc thực vật bé gặp.

Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.

8. Khả năng phi thường của giáo viên

Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ.

Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ.

Trong một lớp mầm non Nhật có 10-30 học sinh, nhưng chỉ có một giáo viên. Ban đầu tôi đã khá nghi ngờ, nếu chỉ một giáo viên mà có thể kiểm soát hết tất cả chừng đấy học sinh thì quả thật "phi thường". Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã đánh giá thấp những giáo viên mẫu giáo Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, cô đã có thể tổ chức ra chương trình văn nghệ của các bé (rất chuyên nghiệp), 30 tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách, ngày sinh nhật ba mươi trẻ em…tất cả đều rất qui củ và có phương pháp. Nhìn vào giáo viên, tôi thấy cô ấy luôn luôn vui vẻ và thoải mái, mặc dù cũng đã khoảng 50 tuổi. Quả thật, những điều tôi đã “mắt thấy tai nghe” về nền giáo dục và nuôi dạy con cái của Nhật Bản quả thật luôn khiến tôi cảm thấy thú vị và khâm phục.

Bí quyết chăm sóc con yêu có thể mẹ chưa biết

Posted: 04 Sep 2013 09:00 PM PDT

Mỗi một bà mẹ lại có một bí quyết chăm sóc con yêu của riêng mình. Với sự phát triển của thời đại công nghệ và thông tin, không khó để mẹ tìm thấy các mẹo riêng cho con mình, giúp bé ngày càng lớn khỏe. Nhưng bên cạnh đó có những điều mà mẹ nào cũng tưởng rằng đó là điều "hiển nhiên" vậy mà lại hoàn toàn sai lầm.

Con khóc không có nghĩa là đau bụng – Mẹ nên nhớ

Với những bà mẹ nuôi con từ ngày xưa, trong thời gian khi thông tin chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp các phương tiện, cách cổ điển nhất để chăm con là tự giải mã những triệu chứng của con dựa trên các kinh nghiệm thực tế. Chẳng thế mà cứ khi nào con khóc không kiểm soát được là mẹ quy ngay con đang bị đau bụng.

Đau bụng có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng, mỗi một loại lại có một cách điều trị khác nhau. Ngày nay những bà mẹ thông thái đương nhiên không thể dễ dàng chụp lên con mình chỉ một căn bệnh duy nhất ấy khi con gào khóc. Đó có thể là axit trào ngược trong thực quản, có thể liên quan đến dạ dày hoặc các chức năng khác của bộ phận tiêu hóa. Tốt nhất không nên tự bắt bệnh. Trị đúng cách đúng khoa học mới tốt và bé mới vui vẻ, khỏe mạnh được.

Nhiều chị em "kêu trời" khi cứ mở bỉm ra là con tè

Nhiều chị em “kêu trời” khi cứ mở bỉm ra là con tè

Bế con là một điều tốt

Nhiều năm trôi qua, rất nhiều chị em dần cảm thấy bế ẵm con quá nhiều là sai lầm. Tuy nhiên, xin khuyên các mẹ thông thái, hiện đại hãy bỏ qua tất cả những quan niệm sai lầm ấy và nghĩ đến thực tế: Bé yêu sẽ không hư nếu mẹ bế bé quá nhiều. Đó là sự thực. Những em bé được bế ẵm thường xuyên cảm thấy nhu cầu của mình được đáp ứng ngay lập tức và từ đó dần nhận thấy bản thân bé được nâng niu và trân trọng. Vì vậy ngay cả khi có người khuyên chị em không nên bế con nhiều thì mẹ hãy cứ yên tâm rằng ôm ấp và nựng nịu bé là một điều tốt và tự nhiên.

Bỏ qua các loại khăn tã không cần thiết

Có lẽ các mẹ là người hiểu hơn hết những vật dụng cho bé đắt đỏ như thế nào. Sắm quá nhiều các loại khăn tã điều hoàn toàn không cần thiết, nhất là với trẻ bú mẹ. Do lượng axit và vi khuẩn trong phân của các bé bú mẹ là rất thấp, nước tiểu loãng và không có tính ăn mòn nên có thể lau sạch đi một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Các mẹ lau sạch mông cho bé với khăn xô ẩm rồi lại bọc bé trong tã vải sạch mới mà có thể hoàn toàn yên tâm khi bé sẽ không bị bất cứ một dấu hiệu kích ứng da nào.

Hãy cẩn thận nếu không muốn bé tè vào người khi thay bỉm

Rất nhiều ông bố bà mẹ gặp tình trạng "dở khóc dở cười" khi vừa cởi bỉm của con ra là bé liền…tè ngay ra ngoài. Đôi khi khiến chúng ta phải thay toàn bộ ga đệm và quần áo chỉ vì những "tai nạn" đáng yêu như vậy.

Lý do vì sao? Khi mẹ mở bỉm, luồng khí mát bên ngoài ùa vào chạm đến vùng kín sẽ tạo cho bé cảm giác muốn đi tè ngay lập tức. Do đó, khi thay bỉm cho bé, mẹ hãy cởi bỉm thật chậm và từ từ để chắc chắn bé đã tè hết và không còn sót "tia" nào, nếu không cả mẹ và bé sẽ được thụ hưởng cơn "mưa phun" của bé ngay lập tức.

Sức mạnh của âm nhạc

Âm nhạc có thể chế ngự được cả một chú sư tử chứ chưa nói đến tác dụng của âm nhạc với trẻ em. Âm nhạc có thể dỗ trẻ con ngủ, làm dịu những cơn khóc mè nheo và dỗ dành trẻ nhỏ. Mẹ hãy bật một chút nhạc nhẹ nhàng và thư thái để tạo không khí thư giãn và thoải mái cho cả mẹ và con.

Bỏ qua những đôi giày

Các mẹ hãy nhìn thẳng vào sự thật: Trước khi bé con biết đi thì những đôi giày là hoàn toàn không cần thiết. Mẹ mua giày cho con chỉ vì không thể kìm hãm trước sự đáng yêu tuyệt vời của chúng. Tất thì hoàn toàn cần thiết nhưng giầy thì không. Vì thế tốt nhất chị em hãy cố gắng tiết kiệm cho đến khi con của mình thật sự cần đến chúng.

Làm thế nào để con dậy muộn?

Mẹ thường xuyên mệt mỏi vì con dậy quá sớm, đặc biệt khi mẹ đã không có những giấc ngủ ngon và trọn vẹn ban đêm? Cách tốt nhất để khắc phục là hãy kéo rèm tối và kín trước khi đi ngủ, khi đó buổi sáng cả mẹ và bé đều không dễ bị đánh thức bởi những tia nắng sớm lọt vào. Đối với những trẻ em lớn hơn mẹ hãy dạy con không thể dạy trước một giờ cố định vì ngủ đủ là quan trọng và cần thiết.

Hôm nay – ngày đầu tiên mẹ đưa con đến trường

Posted: 04 Sep 2013 08:00 PM PDT

Tiếng trống khai giảng đã vang lên, mẹ lại một lần nữa được sống trong không khí náo nức của ngày hội 5/9. Hôm qua đọc báo, mẹ giật mình khi thấy tin đợt gió mùa đông bắc đầu tiên đã chuẩn bị tràn về. Đắp thêm cho con cái chăn mỏng, mẹ là lại cho bé bộ quần áo mới và cẩn thận sắp xếp bút thước. Ngày mai, "chiến sĩ nhí" của mẹ sẽ chính thức bước vào cuộc đời học sinh tiểu học.

…..

"Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi. Chao ôi! Sao thiết tha…" những câu hát ngày xưa cứ vang lên trong đầu mẹ buổi sáng hôm nay. Một sáng mùa thu trời mưa, có cái lạnh thoang thoảng nhưng cũng đủ làm rùng mình những ai trót lỡ mặc áo ngắn tay. Mẹ nhớ đến mình, cô học sinh loắt choắt ngày nào chập chững đi trên con đường làng, học cho mình những bài học vỡ lòng đầu tiên. Rồi mẹ lại nhớ, cô thiếu nữ lớn xinh hôm ấy, tươi cười đạp xe trong tà áo dài duyên dáng, đến trường dự lễ khai giảng lần thứ 12 trong đời. Thấm thoắt cũng đã 10 năm kể từ ngày mẹ tốt nghiệp cấp 3, rời xa thời đồng phục cắp sách, rời xa tiếng trống khai giảng và những bài phát biểu diễn văn khai trường tưởng như "chán ngán" nhưng sao bây giờ lại nhớ đến quay quắt.

Tạm biệt những buổi ngủ nướng mỗi sáng, tạm biệt những trò chơi đá banh, trốn tìm với lũ nhóc lít nhít hàng xóm… con trai mẹ khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải để chuẩn bị đến trường.

Tạm biệt những buổi ngủ nướng mỗi sáng, tạm biệt những trò chơi đá banh, trốn tìm với lũ nhóc lít nhít hàng xóm… con trai mẹ khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải để chuẩn bị đến trường.

Sau 10 năm rời xa tuổi học sinh đầy sôi động, tưởng như đã quên khái niệm "ngày 5/9", hôm nay, mẹ lại một lần nữa được hòa cùng không khí náo nức của ngày toàn dân. Hôm nay – ngày đầu tiên mẹ đưa con đến trường.

Tạm biệt những buổi ngủ nướng mỗi sáng, tạm biệt những trò chơi đá banh, trốn tìm với lũ nhóc lít nhít hàng xóm… con trai mẹ khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải để chuẩn bị đến trường. Cậu nhóc mới hôm nào còn bé xíu xíu, ẵm ngửa rồi giương đôi mắt to tròn lên nhìn mẹ, giờ ra ra dáng người lớn lắm rồi. Đưa con đến trường, chẳng còn những giọt nước mắt, chẳng còn những cái níu tay, con trai hớn hở tách vòng tay mẹ để hòa vào đám đông cùng chúng bạn. Con đã quen bạn quen lớp, đã thuộc làu tên các cô trong trường từ những ngày đi học thêm trước lớp một rồi, biết vậy nhưng sao mẹ vẫn còn lo lắng.

Mẹ chợt nhận ra, ngày con chính thức bước vào lớp 1, cũng là ngày con bắt đầu chập chững rời xa vòng tay mẹ. Con sẽ có những mối bận tâm mới, trường lớp, bạn bè, thầy cô. Mẹ không biết, liệu con trai mẹ ở lớp có được thầy yêu bạn mến, có bị ai bắt nạt hay không, buồn tè liệu có biết xin cô đi vệ sinh, bút hết mực liệu có biết quay sang mượn bạn?

Mẹ nhớ lúc đi đường, thoáng nghe tiếng con yêu thoáng “càu nhàu” vì trời mua làm bẩn đôi giảy mẹ mới mua, mẹ chỉ mỉm cười. 5/9 – cái ngày đã đi vào trái tim của biết bao người, cái ngày điểm những mốc son trong cuộc đời của mẹ và bây giờ sẽ là của con yêu. Rồi sau này lớn lên, con sẽ còn được dự rất nhiều lễ khai giảng. Ngày nắng có, ngày mưa cũng không ít. Vậy nhưng 5/9 nào cũng sẽ luôn đọng lại trong con những kỉ niệm tuyệt vời.

Mẹ mong con mỗi ngày đến trường là một ngày vui, không có sức ép về điểm số, sự cạnh tranh, những bài tập, các lớp học thêm oằn trên đôi vai bé nhỏ. Mẹ sẽ đón con mỗi ngày ở trường, không phải với câu hỏi hôm nay con được mấy điểm mà sẽ là "Hôm nay đi học có gì vui không con?".

Mẹ sẽ rất vui khi con được những điểm 10, nhưng mẹ vui hơn nếu con được điểm 7, điểm 8 nhưng không hề gian lận trong khi cử, biết trung thực và luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Mẹ trông chờ ở con một người đàn ông thành đạt sau này, nhưng càng trông chờ hơn một chỗ dựa vừng chắc, biết suy nghĩ chín chắn và quan tâm đến những người xung quanh

Tùng tùng tùng…! Tiếng trống giòn rã vang lên đã cắt đứt mạch suy nghĩ miên man của mẹ. Vội vàng lướt về phía lớp con xếp hàng, mẹ thấy con trai đang đứng đó, tay cầm cờ, vai đeo cặp, đang cố nhún lên vẫy tay với mẹ thật tươi. Vậy là con yêu đã chính thức bước vào lớp một. Mẹ gửi theo con đến lớp, tình yêu thương vô vàn, cùng những hi vọng về cậu nhóc của mẹ giờ sẽ trưởng thành hơn

5 động tác thể dục cho mẹ bầu làm biếng và chưa có thói quen tập luyện

Posted: 04 Sep 2013 04:00 AM PDT

Các chuyên gia khoa sản luôn khuyến khích mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên vì vận động mang lại rất nhiều lợi ích như giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, cải thiện những cơn đau nhức và giúp chị em sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thói quen tập thể thao và chăm chỉ tập luyện nhất là khi trong thời gian mang thai, cơ thể mệt mỏi khiến chị em trở lên lười biếng hơn.

Không cần tập luyện quá nhiều, không cần đến những dụng cụ tập luyện công phu, một bài tập nhẹ nhàng mỗi buổi sáng sau khi bạn vừa bước ra khỏi giường cũng có công dụng rất hữu hiệu đấy. Bài thể dục dưới đây rất phù hợp cho mẹ bầu làm biếng và chưa có thói quen tập luyện. Hãy dành 30 phút mỗi buổi sáng để vận động cơ thể bạn nhé!

Động tác 1: Hít thở

tap5

Đứng thẳng, dựa lưng vào tường. Các mẹ cần lưu ý với động tác này thì gót chân, hông, vai và đầu phải chạm vào sát tường.

Nhẹ nhàng hít thở đều đặn và lặp lại động tác này 3 lần.

Động tác 2: Tư thế con mèo

tap4

Đặt bàn tay của bạn vào tường, chân và hông dang rộng, đầu gối hơi cong.

Hít vào và thở ra đều đặn sao cho cơ thể vẫn uốn cong như một chú mèo. Lặp lại động tác này 3 lần.

Động tác 3: Tập nhún với ghế

tap3

Với động tác này, bạn cần có sự hỗ trợ của một chiếc ghế vững chắc. Hai tay đặt lên thành ghế và chân phải bước lên, cahan trái duỗi thẳng.

Tiếp tục khụy gối xuống và đứng lên sao cho chân sau vẫn giữ thẳng. Tập 4 lần thì đổi chân và tiếp tục tập luyện.

Động tác 4: Động tác mở ngực

tap2

Ngồi trên ghế với đôi chân giữ thẳng trên sàn nhà. Đặt tay vòng ra sau ghế và nhẹ nhàng hít thở.

Lặp lại động tác này 5 lần.

Động tác 5: Căng cơ

tap1

Một chân quỳ gối, một chân duỗi thẳng sang ngang. Giữ cân bằng cơ thể bằng 1 tay còn tay kia giơ theo chiều chân duỗi thẳng. Tập 2 lần 4 nhịp rồi chuyển chân.

Tai nghe bà bầu Smart Fetus – tiện lợi cho mẹ và an toàn cho bé

Posted: 04 Sep 2013 03:00 AM PDT

Các mẹ chỉ cần lên Google gõ cụm từ "tai nghe bà bầu" để tìm thì ngay lập tức hàng loạt các giải pháp khoa giáo về kích thích não bộ, giúp bé thông minh hơn thông qua âm nhạc bác học xuất hiện. Nhưng có một câu hỏi là vậy cụm từ này xuất hiện từ bao giờ và do ai khởi xướng?

Smart Fetus Việt Nam là thương hiệu sản xuất tai nghe bà bầu được các mẹ tin tưởng và lựa chọn. Chi Thanh Trà – Phụ trách quan hệ khách hàng của Smart Fetus Việt Nam cho biết:

"Cụm từ tai nghe bà bầu Smart Fetus xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2009, vào thời điểm đó có một số bài báo có nói về một phương pháp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi thông qua âm nhạc, những đứa trẻ được bố mẹ áp dụng phương pháp thai giao này khi sinh ra sẽ thông minh hơn những đứa trẻ khác. Điều đó thật sự là kì diệu! Lúc đó giám đốc bên mình đã rất quan tâm, với vốn hiểu biết về lĩnh vực âm thanh anh đã tìm hiểu thêm những tai liệu về tác dụng của âm nhạc, cơ chế hấp thụ nhạc của thai nhi… Cuối năm 2009 thiết bị âm thanh đặc biệt dùng kích thích não bộ của thai nhi ra đời, nó đạt được 2 tiêu chí tiện lợi cho mẹ và an toan cho bé. Thiết bị âm thanh đặc biết này được đặt cái tên là Tai nghe bà bầu SMF 001 (SMF chính là cụm từ viết tắt của Smart fetus), cũng từ đó cụm từ tai nghe bà bầu được sử dụng và được mô tả rõ ràng tại Vệt Nam.

Có một cụm từ cũng được hình thành trong thời điểm đó tại Việt Nam đó là cụm từ "nhạc dành cho thai nhi". Để giúp các ông bố bà mẹ không mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu và sưu tầm những bản nhạc tốt nhất, Smart Fetus đã đóng gói những bản nhạc được các nhà khoa học trên thế giới chỉ định sử dụng thành một dĩa nhạc cung cấp miễn phí cho các mẹ.

Sau 4 năm phát trển tai nghe bà bầu, Smart Fetus đã cung cấp ra thị trường 4 mã tai nghe bà bầu, với chất lượng âm thanh và mức độ an toàn cho mẹ và bé ngày càng cao hơn. Sản phẩm đã có mặt trên toàn quốc….

Những sản phẩm tai nghe bà bầu của Smart Fetus có thiết kế tiện dụng, có dạng đai cuốn và độ co dãn tốt giúp các mẹ dễ dàng điều chỉnh độ rộng theo vòng bụng, trọng lượng nhẹ giúp các mẹ đeo 1 cách thoải mái mà không cảm giác gò bó nặng nề. Sản phẩm mang tính lưu động cao bởi các mẹ có thể mang theo đi làm, du lịch, hay cả khi làm những công việc nhẹ trong nhà.

tai1

Về độ an toàn thì Smart Fetus đã lựa chọn những linh kiện đảm bảo nhất, được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và có các thông số đạt mức an toàn đối với thai nhi và mẹ bầu. Điều này được Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam kiểm định và chứng nhận sản phẩm Tai nghe bà bầu Smart Fetus là Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

tai2

Là hãng đầu tiên của Việt Nam sản xuất tai nghe dành cho bà bầu nhưng ngay từ những ngày đầu cho ra mắt sản phẩm Smart Fetus đã nhận được sự ủng hộ và được các mẹ tin tưởng chọn mua sản phẩm để đầu tư cho tương lai của con mình. Và cho đến tận bây giờ, qua nhiều năm sản xuất, Smart Fetus đã không ngừng cải tiến sản phẩm để mang lại sự hài lòng và chất lượng tốt nhất đến người sử dụng. Minh chứng rõ ràng nhất đó là Smart Fetus đã được người tiêu dùng bình chọn là 1 trong Top 100 – Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013.

tai3

Có thể nói Smart Fetus đã thực sự chứng minh được vị trí của mình trên thị trường, xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ, là giải pháp an toàn và hữu ích để mang lại trí tuệ thiên tài cho con yêu của bạn.

Khi chồng đồng hành “vượt cạn” với vợ

Posted: 04 Sep 2013 02:00 AM PDT

Nếu như ngày xưa, các mẹ bầu phải vật vã một mình trong cơn đau đẻ thì ngày nay mọi chuyện đã khác… Phải có mặt trong phòng chờ sinh của Bệnh viện Phụ sản mới cảm nhận được hết niềm sung sướng của người thân khi bác sĩ thông báo sản phụ đã sinh nở. Người hạnh phúc lớn nhất phải kể đến là các anh chồng, người thì tủm tỉm cười, người thì không ngừng gọi điện thông báo tin vui với người thân, có anh không kìm nén được hạnh phúc đã chạy quanh hành lang, la toáng lên "Vợ tôi đẻ rồi, vợ tôi đẻ rồi, các bác ơi…" khiến cả đám người đang nằm ngoài hành lang tỉnh ngủ.

Điều đó để nói lên rằng ngày nay các anh chồng không hề bỏ bê vợ trong giờ khắc vượt cạn quan trọng của cuộc đời. Các cụ ngày xưa thường có câu: "Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình" để nói nên sự vất vả, gian nan và cô đơn của người đàn bà trong lúc chuyển dạ sinh nở. Ở đâu đó vẫn còn những hủ tục phụ nữ phải vào rừng sinh con hay khi sinh nở không được gần gũi với chồng… Còn ngay nay, các ông chồng không hề ngại ngần ở bên cạnh vợ, giúp đỡ, động viên, thậm chí còn đau cùng nàng trong giây phút lâm bồn.

Ngày nay các anh chồng không hề bỏ bê vợ trong giờ khắc vượt cạn quan trọng của cuộc đời.

Ngày nay các anh chồng không hề bỏ bê vợ trong giờ khắc vượt cạn quan trọng của cuộc đời.

Mất ăn mất ngủ vì nuôi vợ đẻ

Trong phòng chờ sinh của bệnh viện Phụ sản, nhìn mặt 10 anh chồng thì có đến 9 anh mặt mày hốc hác, da xanh nhợt. Trò chuyện với anh Nguyễn Thành Vinh (Hà Nam), anh kể: "Vợ tôi bị thiểu ối, nhập viện theo dõi từ nửa tháng nay rồi. Cũng kể từ ngày đó tôi bị mất ăn mất ngủ. Ngày ngày ở đây chờ trực vợ đẻ, lo lắng lắm. Vợ tôi thì cứ khuyên về quê nhưng tôi không đành lòng để cô ấy ở đây một mình. Ở đây ban ngày còn được gặp vợ, cứ tối đến là tôi phải ngủ ngoài hành lang nên mất ngủ là đương nhiên. Mới 2 tuần mà tôi sụt mất 3kg rồi. Chỉ cầu mong sao cho vợ được khỏe mạnh, sinh nở mẹ tròn con vuông".

Không chỉ riêng anh Vinh, đây cũng là tâm trạng của anh Khoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Anh kể: "Vợ mình đau đẻ đã 3 ngày nay rồi mà cổ tử cung mới chỉ mở được 3 phân. Nhiều khi nhìn cô ấy đau đẻ mình xót lắm, chỉ muốn xin bác sĩ mổ cho vợ luôn. Ở đây có bà nội, bà ngoại chăm nhưng mình không yên tâm về nhà ngủ. Chỉ lo trong lúc mình về mà vợ lại đẻ, không có mình bên cạnh không biết cô ấy có đủ sức mạnh để vượt qua không. Chứng kiến những ngày vợ đau đẻ càng thêm yêu và thương vợ nhiều hơn."

Vợ rặn, chồng cũng đau theo

Vốn chị Phương là con gái một trong gia đình khá giả ở Hà Nội nên từ nhỏ tính chị đã rất nhút nhát. Vì vậy đến lúc có bầu và chuyển bị sinh nở, hai vợ chồng đã phải bỏ ra khá nhiều tiền của và công sức để chọn được một bệnh viện mà người chồng có thể tham gia vào ca đẻ cùng vợ. Tuy anh Hùng (chồng Phương) cũng là người khá sợ máu nhưng vì yêu vợ, thương con anh vẫn quyết tâm đi đẻ cùng vợ. Trong phòng sinh nở, anh luôn cố gắng làm mọi việc mà bác sĩ yêu cầu đặc biệt anh không bao giờ rời tay vợ trong suốt quá trình vợ đau đẻ.

Hầu hết các anh chồng đều muốn được vào phòng sinh cùng vợ.

Hầu hết các anh chồng đều muốn được vào phòng sinh cùng vợ.

Anh Hùng kể: "Lúc vào phòng sinh, ban đầu mình cũng run lắm, nhưng nghĩ nếu mình cũng sợ thì vợ còn sợ đến mức nào, thế là cố gắng lấy lại bình tĩnh. Nhìn vợ rặn đẻ mà mình toát hết mồ hôi hột, chỉ sợ cô ấy không còn sức để thở".

Chia sẻ về ca sinh nở của mình, chị Phương nói: "Lúc sinh con, công nhận là mình đau thật nhưng mình không thể nhịn được cười mỗi khi nhìn thấy mặt anh xã. Có lẽ cũng nhờ có anh bên cạnh mà mình thấy bớt đau hơn. Khi bác sĩ hô: “1,2,3 rặn…” là anh xã cũng rặn theo mình. Buồn cười nhất là mồ hôi của anh chảy ra chẳng kém gì mình luôn. Sau khi con đã ra ngoài mà mắt anh vẫn cứ nhắm tịt, mặt méo mó như đang rặn đẻ. Dù vượt cạn có vất vả nhưng nhờ có anh xã bên cạnh mà mình thấy hạnh phúc được nhân lên bội phần".

Ngày nay, những câu chuyện chồng hết lòng nuôi vợ đẻ hay chồng không ngần ngại vào phòng đẻ cùng vợ không còn hiếm. Không ít những anh chồng còn chẳng nề hà giặt từng chiếc váy ướt đẫm máu cho vợ hay chiếc tã đầy phân xu của con. Có những người còn tình nguyện vệ sinh vùng kín cho vợ những ngày sau đẻ… Điều đó để nói lên rằng, đồng hành cùng sự vất vả của mẹ bầu 9 tháng mang thai và quá trình vượt cạn luôn có các anh xã và người thân bên cạnh để giúp đỡ và động viên tinh thần. Vì vậy các mẹ bầu đừng lo phải cô đơn trong hành trình đón con yêu chào đời nữa nhé!

0 Nhận xét