Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ Yêu Con ORG


Để bé hiểu hơn về Tết Trung thu

Posted: 30 Aug 2013 01:00 AM PDT

Ý nghĩa của những điều tạo nên tết Trung thu. Đằng sau chiếc bánh Trung thu, đèn lồng, Tiến sĩ giấy… là bao câu chuyện và tâm huyết của ông cha gìn giữ từ ngàn đời nay

1. Bánh Trung thu

Người Việt hiện nay còn giữ được ít nhất hai lễ trong Rằm tháng Tám. Đó là lễ cúng trăng (trời đất) và Lễ cúng gia tiên. Cả hai lễ đều có những lễ vật tương tự như nhau: hoa, các loại quả, bánh nướng, bánh dẻo, rượu.

Ngoài những sản phẩm nông nghiệp là hoa quả, rượu, xôi, có hai loại bánh mà người Việt dành riêng cho lễ cúng Rằm tháng Tám là bánh dẻo và bánh nướng. Một loại tròn, một loại vuông, tượng trưng: Trời tròn, đất vuông. Đường kính của bánh dẻo tròn, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa “đoàn viên của gia đình” và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng.

Bánh trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ

Bánh trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ

Khi phá cỗ người Việt tin rằng các loại lễ vật đều mang một ý nghĩa thiêng liêng, để tiếp thêm sức mạnh của trời đất, làm cho ta có đủ sức chống lại mọi khó khăn, thiên tai, thiên dịch. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

2. Đèn lồng

Người Việt xưa không mấy khi dùng đèn lồng, trừ Rằm tháng Tám, người ta đua nhau làm đèn lồng, mua đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con cóc (thiềm thử), đèn cá chép… Đó là những vật phẩm biểu trưng nhiều hàm ý.

Đèn con thỏ biểu hiện cho mặt trăng (ngọc thỏ). Đèn con cóc (thiềm thừ) biểu thị sự cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân trồng lúa nước theo điển tích "con cóc là cậu ông trời". Đèn cá chép là bắt nguồn từ tích cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa rồng, với ý nguyện cầu mong cho nhân hòa, vật thịnh, con cháu học hành giỏi giang, tấn tới.

Những trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn lồng, đèn hình cá… vào đêm Trung thu hẳn không gì lộng lẫy và huyền ảo hơn. Đặc biệt nhất là đèn kéo quân (còn gọi là đèn cù). Khi ngọn nến được đốt lên, chong chóng quay, đèn cũng quay. Thế là các con vật tự nhiên chạy. Có lẽ từ cái trò chơi này, bài dân ca “Đèn cù” đã ra đời. Ông cha ta đã biết tận dụng luật đối lưu của không khí để tạo nên trò chơi thông minh và sinh động.

3. Ông Tiến sĩ giấy

Trong số tất cả những thứ đồ chơi của trẻ em ngày Trung Thu, ông Tiến sĩ giấy được đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả và đèn trang trí.

Ông Tiến sĩ giấy đủ bộ là có 3 ông, một ông chính ngồi giữa có ghế và lọng, hai ông nhỏ bên cạnh múa gậy để bảo vệ ông ngồi giữa. Ông Tiến sĩ giấy để bầy mâm ngũ quả cho trẻ vào rằm tháng Tám, đúng vào dịp đầu năm học.

Hình ảnh ông Tiến sĩ giấy, ông đánh gậy không chỉ là đồ chơi đơn thuần mà qua đó cha mẹ muốn gửi gắm mong ước, hy vọng món quà ý nghĩa này sẽ khuyến khích các em ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành hơn để có thể thành công, sớm đỗ đạt. Điều này thể hiện rất rõ tinh thần hiếu học, thượng võ, khuyến học khuyến tài của cha ông ta.

Sau khi phá cỗ xong, các em nhỏ thường đặt ông Tiến sĩ giấy ở góc bàn học để mỗi khi học bài, các em đều tự nhắc nhở mình phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn.

4. Mặt nạ – Đầu sư tử

Mỗi chiếc mặt nạ có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật hàm chứa cái đẹp sâu sắc trong mỹ học dân tộc. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, khắc họa các nhân vật yêu thích như ông Địa, thằng Bờm… rồi đến đầu sư tử – thường được sử dụng trong các màn múa lân truyền thống.

Vào ngày Tết Trung thu, trẻ em và cả người lớn không thể nào “bỏ quên” tiếng trống rộn ràng trong điệu múa lân hòa cùng dòng người đi trên phố.

5. Múa sư tử (múa lân)

ttt

Một hoạt động không thể thiếu được trong phần hội của rằm tháng Tám đó là múa sư tử hay còn gọi là múa lân. Lân tượng trưng cho điềm lành. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng), là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Người Việt dùng múa sư tử trong nhiều lễ hội với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Trong cơ cấu của đội múa gồm có 3 nhân vật: Sư tử, tráng sĩ, ông địa. Sư tử là biểu trưng của Trời (Thiên), còn Tráng sĩ là Nhân, ông Địa là Đất. Ba nhân vật không đối kháng mà luôn tạo ra sự phối hợp hài hòa, Thiên – Địa – Nhân hòa hợp là ước vọng sâu xa của cư dân lúa nước Việt Nam.

Với những người cho là múa lân thì lại có sự giải thích khác. Họ cho rằng Lân là con vật cực hiền (nhân thú). Con Lân chỉ xuất hiện khi thánh nhân ra đời hoặc thời thịnh trị. Cho nên, múa Lân trong ngày tết Trung thu là cầu mong cho vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, hưng thịnh. Nó chẳng những thể hiện ở ý thức mà cả trong hành động.

6. Đón trăng

Tự bao đời nay, trung thu gắn liền với trăng, bởi vậy cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên khi tết trung thu bắt nguồn từ Tết trông trăng. Theo thần thoại, trước hết trăng là một vị nữ thần cô độc, thuộc về nữ giới, có rất nhiều quyền lực không kém gì thần mặt trời. Có lẽ vì thế mà chúng ta có hai loại lịch: Âm lịch và Dương lịch.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, lễ hội Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo thời gian. Song dù thay đổi thế nào thì cái "thần" của nó vẫn còn giữ được, đó là sự vui chơi hồn nhiên của trẻ em và sự quan tâm của mọi người đối với các em.

Để mẹ chăm sóc hệ tiêu hoá của bé tốt nhất

Posted: 30 Aug 2013 12:00 AM PDT

Tham gia diễn đàn "Bụng vui, bé khoẻ, thông minh", những bà mẹ hiện đại tràn đầy hứng khởi đã cùng chia sẻ những thành tích chăm sóc bé yêu với hệ dưỡng chất Tummy Care, nền tảng dinh dưỡng khoa học để bé yêu hoàn thiện hệ tiêu hoá ngay từ những năm tháng đầu đời, từ đó, giúp bé hấp thu hệ dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Họ đã đến và cùng chia sẻ những bí quyết đầy thú vị:

Chị Phạm Yên Khánh 28 tuổi (Q.Gò Vấp. HCM):

Con mình trước kia hay bị nôn trớ liên tục kèm theo đó là biếng ăn, quấy khóc. Cả nhà đã thử rất nhiều cách nhưng đều không thấy có hiệu quả. Mình và ông xã dành nhiều thời gian tìm hiểu các thông tin khoa học về triệu chứng biếng ăn ở trẻ và phát hiện ra, chứng biếng ăn có thể do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, khó dung nạp sữa làm bụng bé khó chịu, khiến bé không khoẻ. Sau khi tham khảo nhiều nguồn thông tin và bạn bè, đặc biệt là chị bạn thân vốn là điều dưỡng viên, mình được tư vấn về hệ dưỡng chất Tummy Care giúp bé dễ tiêu hoá, loại bỏ các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu thường gặp ở trẻ, giúp "bụng vui", bé có thể hấp thu tối đa các dưỡng chất để khoẻ mạnh và phát triển toàn diện thể chất và trí não. Từ khi dùng GainPlus Total Comfort có hệ dưỡng chất Tummy Care với ưu điểm là dễ tiêu hoá, bé chịu ăn hơn, khỏe mạnh và hoạt bát hơn. Nhìn con yêu lanh lợi và còn tăng cân nữa, tôi và ông xã mừng lắm. Bụng vui, bé khoẻ, cả nhà đều khoẻ theo.

Chị Trần Lệ Thanh 26 tuổi (Q.3. HCM) chia sẻ:

Bé nhà mình bị chứng khó tiêu, táo bón suốt. Muốn con ăn nhiều nhưng mỗi lần con đi tiêu, lại thấy xót cả ruột. Nhờ tham gia chương trình "Bụng vui, bé khoẻ, thông minh" mình đã thử giải pháp đổi sang sữa có hệ dưỡng chất Tummy Care cho con. Chỉ sau 1 tháng kiên trì cho con dùng Gain Plus Total Comfort, mình thấy bé giảm hẳn triệu chứng chướng bụng, đi tiêu phân mềm và xốp hơn, bé cũng mau đói và đòi ăn nhiều hơn, nhìn phổng phao ra hẳn….

Hoàn thiện hệ tiêu hóa ngay từ những năm tháng đầu đời

Hoàn thiện hệ tiêu hóa ngay từ những năm tháng đầu đời

"Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn đầu đời thường non yếu, có thể thiếu men nên không tiêu hóa được đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức khiến cho trẻ gặp các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi, táo bón…", Tiến sỹ, Bác Sỹ Nguyễn Anh Tuấn – Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan mật Nhi Việt Nam chia sẻ. Chính vì vậy cũng theo TS. BS Anh Tuấn, mẹ nên việc chú trọng việc chọn loại sữa phù hợp cho trẻ, như sữa dễ tiêu hoá nhằm giúp trẻ dễ dàng hấp thu chất béo, canxi và các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ . Mẹ có thể chọn cho bé loại sữa có hệ dưỡng chất tiên tiến Tummy Care để giúp bé hoàn thiện hệ tiêu hóa ngay từ giai đoạn đầu đời chính là bí quyết của chuyên gia dành cho các bà mẹ, để mẹ chăm sóc hệ tiêu hoá của bé tốt nhất, loại bỏ các triệu chứng tiêu hoá xấu, từ đó, giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất thiết yếu để bụng vui, bé khoẻ và thông minh.

Đồng hành cùng Mẹ trong hành trình chăm sóc và giúp bé yêu hoàn thiện hệ tiêu hoá, Abbott giới thiệu dòng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp dành cho trẻ nhỏ, bao gồm GainPlus Total Comfort dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, chứa hệ dưỡng chất Tummy Care – rất dễ tiêu hóa và hấp thu – được phát triển khoa học, gồm 100% đạm whey, hỗn hợp chất béo đặc biệt không chứa dầu cọ, hỗn hợp đường bột tiên tiến giảm lactose, và chất xơ GOS. Đặc biệt, GainPlus Total Comfort còn chứa hệ dưỡng chất Eye-Q Plus Immunify giúp trẻ phát triển trí tuệ, tăng cường sức đề kháng, phát triển xương và chiều cao.

s

GainPlus Total Comfort với hệ dưỡng chất Tummy Care – rất dễ tiêu hóa và hấp thu, giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ

Mẹ hãy đón xem chương trình truyền hình "Bụng vui, Bé khỏe, Thông minh" – phát sóng hàng tuần vào lúc 16 giờ 30 thứ 7 trên HTV7 và 20 giờ 50 thứ 3 trên HN1 để cập nhật thêm kiến thức chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé yêu.

Những nguyên tắc dạy con hiệu quả của bố

Posted: 29 Aug 2013 11:20 PM PDT

Bữa chiều hôm trước, vợ tôi bảo cô con gái 5 tuổi của mình dọn dẹp đồ vẽ trên bàn để giúp cô ấy dọn cơm. Ấy thế mà dù mẹ nó có nói năm lần bảy lượt, cô con gái rượu của tôi vẫn tiếp tục dán mắt vào màn hình tivi. Vợ tôi kiến nhẫn nhắc lại "Mi, mẹ vừa bảo con làm gì?" nhưng con gái chỉ "vâng" nhẹ tênh rồi tiếp tục mải mê xem phim. Cô ấy vô cùng bực mình, bỏ bát đũa đấy và quay ra mắng con. Vậy nhưng vợ tôi càng mắng, con bé càng cố lờ đi. Kết quả là gì? Vợ tôi đỏ mặt tía tai, tức anh ách vì mẹ nói con không nghe và phạt cho bé mấy cái vào mông. Con bé thì sau một hồi lờ mẹ, bây giờ quay ra giãy khóc đành đạch.

Điệp khúc mẹ quát con khóc của vợ tôi ầm ĩ đến độ hàng xóm ai cũng quá quen thuộc. Bất đắc dĩ, tôi nay tôi đành ngồi đây soạn cho bà xã một vài dòng nhắn nhủ về cách trị con bướng ở cái tuổi lên 5 "ẩm ấm ương ương" này. Bởi đôi khi, bố dạy con lại bình tĩnh và lý trí hơn cánh đàn bà cũng nên

Nguyên tắc 1: Phải thật rõ ràng và cụ thể

Em nói gì với con thì phải đảm bảo thật cụ thể và rõ ràng. Thay vì chỉ nói đơn giản "Con hãy dọn phòng đi", con đương nhiên sẽ phớt lờ yêu cầu chung chung của em. Em hãy nói chi tiết "Con hãy xếp lại đôi giày của con và cất tất cả đồ chơi vào thùng". Với những yêu cầu cụ thể như vậy Mi sẽ không cảm thấy mơ hồ và nhận thức được chính xác mình cần phải làm gì.

Thay vì giao cho con một công việc rất chung chung và to lớn, em hãy chia nhỏ công việc cần con làm để con có thể chủ động tư duy và xử lý tình huống một cách tốt nhất.

Vì em hay quát nên con chẳng thèm nghe

Vì em hay quát nên con chẳng thèm nghe

Nguyên tắc 2: Đơn giản hóa yêu cầu của mình

Con hay phớt lờ mọi yêu cầu của em đơn giản vì con không hiểu em đang sai mình làm gì. Em thường mắc lỗi dài dòng quá. Thay vì nói "Mi vào phòng tắm trong phòng mẹ lấy cho mẹ cái chậu xanh đặt ở góc phòng chỗ có cái khăn hồng í" thì hãy nói với con đơn giản "Con vào phòng tắm buồng mẹ và lấy cái chậu xanh nhé".

Nguyên tắc 3: Động viên con kịp thời

Có phải khi con có ý chống đối, em đều quát con "Tại sao mẹ nói mà con không làm?". Đúng không?

Nhưng có cách tốt hơn để khích lệ và động viên con thực hiện theo yêu cầu của mình. Trẻ con vẫn rất thích được nhờ vả, được nâng tầm quan trọng của bản thân lên vì bé bắt đầu nhận thức được rõ bản thân mình. Với những câu kiểu mệnh lệnh của em, con sẽ làm vì bị bắt ép chứ không cảm thấy hào hứng. Thay vào đó em hãy "nhờ" con và cho con hiểu nếu không phải là con làm thì chẳng ai làm tốt bằng con được.

Nguyên tắc 4: Đừng nói không với con

Nếu con phớt lờ em khi em cấm con làm gì thì đấy là do mẹ đã cấm con quá nhiều và con đã quá quen với điều đó. Thay vì nói "Mẹ cấm con không được bày bừa trong bếp nữa" em có thể bảo con "Mi ra ngoài sân chơi đi"

Em hãy nhớ trẻ ở tuổi này rất thích sự độc lập, vì thế đừng áp đặt con mà hãy cho bé có nhiều sự lựa chọn. Ví dụ như "Hôm nay con muốn mặc áo màu gì, xanh, trắng hay vàng?"

Hãy nói có và khích lệ con bất cứ khi nào có thể.

Nguyên tắc 5: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Em cứ tưởng tượng em đang lướt facebook mà con cứ nhằng nhẵng đòi em chơi đồ hàng cùng thì em có bực mình không?

Thực tế với trẻ con cũng vậy. Em luôn yêu cầu Mi phải làm theo yêu cầu của mình ngay lập tức mà không đoái hoài đến tâm lý của con. Không bé nào đang ngồi chơi xếp hình hay đang say sưa vẽ một bức tranh mà lại thích bị phá đám. Nếu em đột ngột bắt con phải đứng dậy đi ra ngoài hoặc phải làm một việc gì đó cắt ngang sự tập trung của con mà không có lý do chính đáng, đương nhiên con sẽ phớt lờ em.

Tốt nhất em hãy đặt mình vào hoàn cảnh của con lúc đó. Thay vì ra yêu cầu một cách đột ngột, hãy chuẩn bị tinh thần cho con bằng cách "Mi ơi nửa tiếng nữa con dọn dẹp đồ đạc rồi 10h mình lên bà ngoại nhé". Lúc đó khi hiểu rõ nguyên nhân và tình huống, không lý gì con không nghe lời em.

Trẻ con với mỗi một giai đoạn trưởng thành lại hình thành một đặc thù tính cách riêng. Đôi khi vì quá mệt mỏi với trăm tỉ thứ việc lo cho con gái rồi gia đình, công việc mà các bà mẹ càng dễ stress và khó thấu hiểu cho con. Làm bố tôi cũng khá vụng về, chẳng giúp được gì cho vợ nhiều. Thôi thì đành góp ý mấy lời với bà xã như vậy. Tôi cũng chỉ muốn nhắn nhủ với mẹ nó là "Dù đôi khi bực tức em có mắng hai bố con thì bố con anh vẫn yêu và cần em nhiều lắm"

Phụ huynh gửi con đi trẻ mà lo nơm nớp

Posted: 29 Aug 2013 10:00 PM PDT

Vụ việc cháu bé tử vong ở lớp mẫu giáo gần đây làm nảy sinh tâm lý hoang mang khi đưa con đi học.

Vào hồi 14h chiều ngày 27/8 chị Đậu Thanh Thủy (KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) rụng rời chân tay khi nhận được điện thoại của các cô giáo trường mầm non Thiên thần nhỏ (Số 9, BT6, KĐT Việt Hưng) nói rằng cháu Trần Nhật Hương (12 tháng tuổi), con út của gia đình đang cấp cứu tại bệnh viện Đức Giang. Ngay sau khi nhận được hung tin, chị cùng gia đình tới bệnh viện nhưng đã muộn, các bác sĩ tại đây cho biết cháu đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Nguyên nhân ban đầu được các bác sĩ cho rằng cháu bị sặc cháo. Trước đó chị mới gửi cháu ở trường từ ngày 26/8, tính đến thời điểm cháu mất chưa đầy 2 ngày.

Sự việc đau lòng của cháu Hương làm xôn xao dư luận và thổi bùng lên ngọn lửa về vấn đề an toàn của trẻ khi gửi con đến học tại các nhà trẻ, mẫu giáo hiện nay. Một lần nữa, câu hỏi về vấn đề trách nhiệm và chuyên môn sư phạm của các cô giáo mầm non lại được đặt ra. Cần nhớ, đây không phải là sự việc bê bối đầu tiên của nghành giáo dục mầm non.

Ảnh ngôi trường mầm non Thiên thần nhỏ nơi xảy ra sự việc.

Ảnh ngôi trường mầm non Thiên thần nhỏ nơi xảy ra sự việc.

Liên tiếp trẻ bị bạo hành ở trường mầm non

Còn nhớ, vụ việc trẻ bị cô giáo đánh tím mắt vì uống sữa chậm: Chiều ngày 7/4 anh Nguyễn Đắc Thanh, 29 tuổi ở Tổ 5, ấp A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM đến trường đón con gái là Nguyễn Thị Thúy H., 5 tuổi đang học lớp chồi tại trường mầm non tư thục Đô Rê Mi ở A1/40D Ấp 1 về thì phát hiện mắt trái con bị bầm tím. Sau khi hỏi con, anh Thanh được biết bị cô giáo dùng cây đánh vào mắt do uống sữa chậm. Trong khi đó, cô giáo Lê Thị Mỹ Dung cho biết: "Vết bầm ở mắt là do hai bé cào nhau trước giờ uống sữa chứ không phải như gia đình cháu H, nói là đánh bé do bé uống sữa chậm". Tuy nhiên, cô Dung thừa nhận là "chỉ có đánh vào mông cháu một cái khi cháu uống sữa chậm chứ em không có đánh vào mắt". (!?)

Trước đó, dư luận đã tưng xôn xao một clip trên mạng internet quay cảnh 2 em nhỏ trường Mầm non Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng bê thùng inox đựng cơm từ trên tầng 4 xuống tầng 1. Cũng theo chia sẻ này, chỉ vì những cậu bé tội nghiệp đó được cho là to lớn và nhanh nhẹn trong lớp nên các cô giáo đã "ưu ái" giao cho "trọng trách" mang xoong nồi, thùng cơm, thùng canh từ tầng 4 xuống tầng 1, trong khi các bạn khác ăn xong thì được đi ngủ. Các em này chỉ được đi ngủ khi nào đã "xong việc". Trước sức ép dư luận, nhà trường đã tổ chức cuộc họp để xem xét xử lý vụ việc và đã quyết định hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cắt các danh hiệu thi đua cả năm học 2012-2013 đối với cô giáo Nguyễn Thị Hồng. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều phụ huynh lo ngại rằng mức kỷ luật này là chưa thích đáng.

Phụ huynh gửi con đi trẻ mà lo nơm nớp

Từ những vụ việc trên, ngày càng có nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại khi đưa con đi gửi trẻ. Chị Nguyễn Thúy Hồng (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Sáng nay đến chỗ làm, mình vừa nghe được thông tin xôn xao về vụ bé Hương bị tử vong sau 2 ngày đến lớp. Trưa về ăn cơm kể cho bà nội nghe, bà tuyên bố luôn: Để con Nhím ở nhà bà trông. Từ giờ không có gửi trẻ với mầm non gì hết. Thú thật mình cũng thấy sợ".

Cũng cùng chung nỗi lo lắng này là chị Đặng Thu Hà (Bạch Mai, Hà Nội). Chị tâm sự "Trước giờ tôi vẫn hay nghe thông tin về chuyện cô giáo mầm non đánh trẻ thâm tím chân tay, nhồi nhét các cháu, bắt đứng phạt, bê đồ nặng, nhét giẻ vào miệng…Thôi thì đủ cả. Vậy nhưng vì hoàn cảnh gia đình, tôi vẫn phải cắn răng đưa con đi gửi trẻ. Tuy nhiên, đến thông tin lần này có trẻ tử vong ở trường mầm non thì quả thật tôi không thể "ngoan cố" được nữa. Mỗi khi đang làm, thấy số cô giáo gọi là tôi lại thót tim. Chắc phải cho con nghỉ thôi."

Trên mạng, thông tin về vụ cháu Hương tử vong cũng đang khiến rất nhiều chị em xôn xao. Trên một trang diễn đàn dành cho các bà mẹ, rất nhiều chị em bày tỏ nỗi xót xa và cảm thông sâu sắc trước sự ra đi quá đột ngột của bé. Người thì lo ngại "Thương bé quá. Mong bố mẹ cố gắng vượt qua. Con mình 14 tháng thấy bé bỏng vô cùng, còn lo không biết 2 tuổi đã nên cho đi học hay chưa.", người lại dứt khoát "Mình chẳng yên tâm giao con cho ai cả, khi nào 3 tuổi biết nói, biết mách mẹ mới cho đi mẫu giáo".

Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại khi đưa con đi gửi trẻ

Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại khi đưa con đi gửi trẻ

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng lỗi cũng là ở phụ huynh. Như thành viên Decoraotor chia sẻ: "Chắc là các cô ép con ăn nhiều quá mới dẫn đến tình trạng sặc cháo như vậy. Tuy nhiên mình nói cái này có thể nhiều mẹ ném đá mình. Theo mình cái tình trạng nhồi, ép các con ăn ở lớp 1 phần là tại phụ huynh (không phải tất cả nhưng mà rất nhiều). Con đi lớp hơi gầy 1 tẹo là bố mẹ xót, con đi lớp tăng cân thì bố mẹ vui. Hôm mình cho con mình đi nhập học, có 1 bố cũng đến tìm hiểu để gửi con, bố đấy bảo các cô rằng các cháu còn bé thì các cô chẳng cần dạy dỗ gì, chủ yếu là chăm cho cháu ăn chứ cháu ở nhà lười ăn lắm, làm sao cho cháu ăn nhiều, tăng cân là được. Mình thì khác, mình cho con đi lớp là để con có bạn, để con vui chơi, múa hát, rồi quy củ chẳng hạn chơi xong thì phải dọn đồ, ăn thì ngồi 1 chỗ. Từ ngày đầu con đi lớp, mình luôn dặn các cô là con không ăn các cô không cần phải ép, ở nhà mẹ cũng không ép, ăn được bao nhiêu thì ăn. Hôm nào các cô than phiền con không ăn thì mình cũng động viên ngược lại các cô, bảo các cô cứ yên tâm, con không ăn ở lớp, về nhà con đói tự phải ăn.".

Thiết nghĩ, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con ở nhà đến khi biết nói, biết mách mới cho con đi mẫu giáo. Tình trạng bạo hành trẻ khi đi học mầm non cũng chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh". Phụ huynh không nên quá lo lắng hay "tẩy chay" việc cho con đi học nhà trẻ bởi môi trường mẫm non là nơi đầu tiên các bé được tiếp xúc với bạn bè, được học múa, học hát, là nơi đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Giữ con ở nhà và bao bọc quá kỹ cũng sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho bé, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị tự kỷ, nhút nhát, quen ý lại và thiếu tính tự lập, khả năng hòa nhập kém. Tìm hiểu kỹ và lựa chọn trường phù hợp với trẻ sẽ là giải pháp tốt nhất cho các bậc phụ huynh có con đến tuổi mầm non.

Một số lưu ý cho mẹ có con lần đầu đi nhà trẻ

- Nên chọn trường gần khu vực sinh sống để thuận tiện cho việc đưa đón con cũng như theo dõi được tình hình của trẻ.

- Thay vì để ý xem trường có mấy "sao", có gắn camera trong lớp hay không, khi đến thăm trường, nên tìm hiểu kỹ về môi trường của trường học, quan tâm đến cách hành xử dạy dỗ của giáo viên đứng lớp và có thể hỏi thăm ý kiến của các phụ huynh đang gửi gắm con tại trường.

- Trước khi cho bé đi học vài tháng, phụ huynh cần nói chuyện nhiều lần với bé, "vẽ" ra một bức tranh thú vị về ngôi trường mà bé sẽ đến học.

- Ngày đầu tiên gửi con đến lớp, cần trao đổi rõ ràng với cô về tính cách, thói quen của trẻ. Yêu cầu cô lưu tâm những vấn đề đặc biệt như: bé hay thích chạy nhảy, bé ăn chậm hoặc tính hơi nhút nhát.

- Tránh cho bé mặc quần áo mới khi đi khai giảng. Nghe có vẻ nực cười nhưng tiếp cận quá nhiều thứ mới như: trường mới, lớp mới, bạn mới….cũng đủ để bé cảm thấy "khớp" rồi.

- Xin số điện thoại của cô giáo chủ nhiệm để liên hệ bất cứ khi nào có việc quan trọng.

- Mỗi buổi sáng đưa trẻ đi học, nên dành ít thời gian trao đổi với cô giáo vê tình hình ăn học của bé. Yêu cầu được biết về lịch sinh hoạt và thực đơn trong ngày.

0 Nhận xét