Rối loạn ăn uống trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với mẹ bầu
Rối loạn ăn uống là một hiện tượng không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, nhưng đối với thai phụ thì đây là vấn đề khá nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn bé trong tương lai đấy. Lý do là vì những người mắc bệnh thường không nhận thức đúng về cân nặng và vóc dáng của mình.*
Họ bị ám ảnh bởi số đo của người khác, từ đó thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình theo hướng tiêu cực. Đương nhiên không cần bàn, đây cũng là những người ương bướng nhất quả đất vì họ chẳng bao giờ chịu lắng nghe lời khuyên của người khác.
Có hai dạng rối loạn ăn uống: chứng biếng ăn và háu ăn. Trong khi có khoảng 1/250 thai phụ không muốn thêm bất cứ thứ gì thì ngược lại, có 1/50 trường hợp lại muốn ăn tất cả những thứ mà họ có thể. Điều đó chứng tỏ rối loạn ăn uống vô cùng phổ biến và xuất hiện với mật độ ngày càng cao.Tuy nhiên, hậu quả của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Nếu thai phụ mắc chứng háu ăn thì thai phụ lẫn thai nhi phải chịu những tác động không ổn định.
Chứng biếng ăn – không chỉ ở trẻ vị thành niên
Câu chuyện về một bà bầu chỉ 25kg, là nạn nhân của chứng biếng ăn trầm trọng ngay từ 12 tuổi với thời niên thiếu chỉ nặng 20kg. Sau 10 năm điều trị tích cực, cô đã đạt được 57kg.
Thế nhưng khi mang thai, nỗi sợ tăng ký lại trỗi dậy và cô gái này không ngừng bỏ ăn để giữ vóc dáng ban đầu của mình, cho dù bác sĩ và chồng cô đã khuyên nhủ hết mực. Hậu quả là cô phải nhập viện, cả hai mẹ con đều có nguy cơ tử vong rất cao.
Người ta phải lắp ống truyền đạm vào cơ thể thai phụ để duy trì sự sống cho cả hai. May mắn là thai nhi vẫn có thể ra đời, dù sớm hơn đến 10 tuần và người mẹ phải cải thiện tình trạng sức khỏe cho đến khi con được 14 tháng tuổi mới có thể chăm sóc.
Biếng ăn trong thai kỳ có thể dẫn tới vô số hậu quả không lường, như sinh non, sinh con thiếu cân, biến chứng khi sinh, tiền sản giật, phải mổ lấy thai. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn tới tình trạng thai tăng trưởng chậm trong tử cung, mắc vấn đề hô hấp, chết non, thai phụ bị trầm cảm, mắc bệnh tiểu đường và sẩy thai.
Nhiều bà bầu không thể chấp nhận việc cơ thể tăng từ 10 – 12,5kg trong thai kỳ, tức phải nạp hơn 2.000 calorie/ngày. Điều này giống như một cơn ác mộng, bởi trước đó họ vốn đã sợ thức ăn.
Chứng háu ăn – không khác hơn là bao
Dù gọi là "chứng háu ăn" nhưng triệu chứng và hậu quả của nó cũng như căn bệnh trên. Những ai mắc chứng háu ăn sẽ "thả phanh" nhưng sau đó lại lên chế độ thải bỏ bằng cách móc họng nôn hết ra, uống thuốc xổ hay khiến bản thân bị bệnh.
Nói cho cùng, cơ thể thai phụ lẫn thai nhi vẫn chịu những tác động không ổn định nếu thai phụ mắc chứng háu ăn.
Cũng giống như chứng biếng ăn, thai phụ mắc chứng háu ăn có thể tử vong nếu không được điều trị cẩn thận. Không chỉ vậy, việc nôn thường xuyên còn dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại khác cho sức khỏe và cân nặng không ổn định còn dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Chị M. Hạnh (Quảng Bình), kể: "Hồi trẻ cứ mỗi khi căng thẳng là mình lại nốc một đống thức ăn vào người, không cần biết nửa đêm hay rạng sáng, rồi lại chạy vào nhà tắm nôn thốc nôn tháo. Lớn lên cứ tưởng mình đã khỏi bệnh, ngờ đầu khi mang thai thì chứng háu ăn lại tiếp tục tái phát.
Mình ăn vô tội vạ, sau đó lại sợ và thương con nhưng xấu hổ không dám kể cho ai nghe. Mỗi ngày mình móc họng cũng không dưới 5 lần. Sau đó mình lên cơn tăng xông phải nhập viện 2 tuần để tránh sinh non. Sau khi sinh mình cũng rất khó khăn để cho con bú…".
Bảo vệ cả mẹ lẫn con
Nếu phát hiện mình đang bị rối loạn ăn uống, hãy tìm mọi cách vượt qua nó để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả hai mẹ con bạn. Phần lớn những thai phụ trải qua rối loạn ăn uống đều có được những đứa bé vô cùng khỏe mạnh.
Đó là do họ vẫn duy trì cân nặng của mình một cách khoa học. Hay nói cách khác, tâm lý chính là rào cản lớn nhất để vượt qua rắc rối này.
Lên lịch khám thường xuyên và bày tỏ khó khăn về ăn uống của mình cho bác sĩ.Quyết tâm để lên cân vì sức khỏe của bạn và con.Loại bỏ thức ăn gây hại, hướng tới những bữa ăn cân bằng với đầy đủ chất dinh dưỡng.Tìm một nhà dinh dưỡng để hướng dẫn chế độ ăn tốt hơn.Cố quên đi mong muốn nôn hết thức ăn.Đăng ký biện pháp trị liệu cho chứng rối loạn ăn uống.Sau thai kỳ, tiếp tục nhờ chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ… để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó bạn mới vượt qua cơn trầm cảm sau sinh cũng như có đủ sức khỏe để cho con bú.
Bạn có đang rối loạn ăn uống?
Bạn có thể mắc bệnh nếu bạn:
Trở nên quá cầu toàn và thường hụt hẫng khi không đạt được thứ mình muốn. Khi đó, bạn cảm thấy ăn là điều duy nhất mình có thể làm chủ được.Đôi lúc bạn chỉ nghĩ về đồ ăn.Cực kỳ nhạy cảm về cân nặng. Sợ bị béo phì, kể cả khi mọi người bảo bạn ốm.Lên danh sách những thức ăn cấm, càng lúc càng ăn ít.Tập thể dục quá sức, thông thường bạn sẽ không cho mọi người biết vì sợ họ ngăn cản.Tự khiến mình bị bệnh.Dùng thuốc giảm cân hoặc thuốc xổ.
Diễn đàn chiều cuối tuần - Happy Weekend...
http://chieucuoituan.com/threads/182100-Roi-loan-an-uong-trong-thai-ky-rat-nguy-hiem-doi-voi-me-bau?goto=newpost
Rối loạn ăn uống là một hiện tượng không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, nhưng đối với thai phụ thì đây là vấn đề khá nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn bé trong tương lai đấy. Lý do là vì những người mắc bệnh thường không nhận thức đúng về cân nặng và vóc dáng của mình.*
Họ bị ám ảnh bởi số đo của người khác, từ đó thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình theo hướng tiêu cực. Đương nhiên không cần bàn, đây cũng là những người ương bướng nhất quả đất vì họ chẳng bao giờ chịu lắng nghe lời khuyên của người khác.
Có hai dạng rối loạn ăn uống: chứng biếng ăn và háu ăn. Trong khi có khoảng 1/250 thai phụ không muốn thêm bất cứ thứ gì thì ngược lại, có 1/50 trường hợp lại muốn ăn tất cả những thứ mà họ có thể. Điều đó chứng tỏ rối loạn ăn uống vô cùng phổ biến và xuất hiện với mật độ ngày càng cao.Tuy nhiên, hậu quả của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Nếu thai phụ mắc chứng háu ăn thì thai phụ lẫn thai nhi phải chịu những tác động không ổn định.
Chứng biếng ăn – không chỉ ở trẻ vị thành niên
Câu chuyện về một bà bầu chỉ 25kg, là nạn nhân của chứng biếng ăn trầm trọng ngay từ 12 tuổi với thời niên thiếu chỉ nặng 20kg. Sau 10 năm điều trị tích cực, cô đã đạt được 57kg.
Thế nhưng khi mang thai, nỗi sợ tăng ký lại trỗi dậy và cô gái này không ngừng bỏ ăn để giữ vóc dáng ban đầu của mình, cho dù bác sĩ và chồng cô đã khuyên nhủ hết mực. Hậu quả là cô phải nhập viện, cả hai mẹ con đều có nguy cơ tử vong rất cao.
Người ta phải lắp ống truyền đạm vào cơ thể thai phụ để duy trì sự sống cho cả hai. May mắn là thai nhi vẫn có thể ra đời, dù sớm hơn đến 10 tuần và người mẹ phải cải thiện tình trạng sức khỏe cho đến khi con được 14 tháng tuổi mới có thể chăm sóc.
Biếng ăn trong thai kỳ có thể dẫn tới vô số hậu quả không lường, như sinh non, sinh con thiếu cân, biến chứng khi sinh, tiền sản giật, phải mổ lấy thai. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn tới tình trạng thai tăng trưởng chậm trong tử cung, mắc vấn đề hô hấp, chết non, thai phụ bị trầm cảm, mắc bệnh tiểu đường và sẩy thai.
Nhiều bà bầu không thể chấp nhận việc cơ thể tăng từ 10 – 12,5kg trong thai kỳ, tức phải nạp hơn 2.000 calorie/ngày. Điều này giống như một cơn ác mộng, bởi trước đó họ vốn đã sợ thức ăn.
Chứng háu ăn – không khác hơn là bao
Dù gọi là "chứng háu ăn" nhưng triệu chứng và hậu quả của nó cũng như căn bệnh trên. Những ai mắc chứng háu ăn sẽ "thả phanh" nhưng sau đó lại lên chế độ thải bỏ bằng cách móc họng nôn hết ra, uống thuốc xổ hay khiến bản thân bị bệnh.
Nói cho cùng, cơ thể thai phụ lẫn thai nhi vẫn chịu những tác động không ổn định nếu thai phụ mắc chứng háu ăn.
Cũng giống như chứng biếng ăn, thai phụ mắc chứng háu ăn có thể tử vong nếu không được điều trị cẩn thận. Không chỉ vậy, việc nôn thường xuyên còn dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại khác cho sức khỏe và cân nặng không ổn định còn dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Chị M. Hạnh (Quảng Bình), kể: "Hồi trẻ cứ mỗi khi căng thẳng là mình lại nốc một đống thức ăn vào người, không cần biết nửa đêm hay rạng sáng, rồi lại chạy vào nhà tắm nôn thốc nôn tháo. Lớn lên cứ tưởng mình đã khỏi bệnh, ngờ đầu khi mang thai thì chứng háu ăn lại tiếp tục tái phát.
Mình ăn vô tội vạ, sau đó lại sợ và thương con nhưng xấu hổ không dám kể cho ai nghe. Mỗi ngày mình móc họng cũng không dưới 5 lần. Sau đó mình lên cơn tăng xông phải nhập viện 2 tuần để tránh sinh non. Sau khi sinh mình cũng rất khó khăn để cho con bú…".
Bảo vệ cả mẹ lẫn con
Nếu phát hiện mình đang bị rối loạn ăn uống, hãy tìm mọi cách vượt qua nó để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả hai mẹ con bạn. Phần lớn những thai phụ trải qua rối loạn ăn uống đều có được những đứa bé vô cùng khỏe mạnh.
Đó là do họ vẫn duy trì cân nặng của mình một cách khoa học. Hay nói cách khác, tâm lý chính là rào cản lớn nhất để vượt qua rắc rối này.
Lên lịch khám thường xuyên và bày tỏ khó khăn về ăn uống của mình cho bác sĩ.Quyết tâm để lên cân vì sức khỏe của bạn và con.Loại bỏ thức ăn gây hại, hướng tới những bữa ăn cân bằng với đầy đủ chất dinh dưỡng.Tìm một nhà dinh dưỡng để hướng dẫn chế độ ăn tốt hơn.Cố quên đi mong muốn nôn hết thức ăn.Đăng ký biện pháp trị liệu cho chứng rối loạn ăn uống.Sau thai kỳ, tiếp tục nhờ chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ… để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó bạn mới vượt qua cơn trầm cảm sau sinh cũng như có đủ sức khỏe để cho con bú.
Bạn có đang rối loạn ăn uống?
Bạn có thể mắc bệnh nếu bạn:
Trở nên quá cầu toàn và thường hụt hẫng khi không đạt được thứ mình muốn. Khi đó, bạn cảm thấy ăn là điều duy nhất mình có thể làm chủ được.Đôi lúc bạn chỉ nghĩ về đồ ăn.Cực kỳ nhạy cảm về cân nặng. Sợ bị béo phì, kể cả khi mọi người bảo bạn ốm.Lên danh sách những thức ăn cấm, càng lúc càng ăn ít.Tập thể dục quá sức, thông thường bạn sẽ không cho mọi người biết vì sợ họ ngăn cản.Tự khiến mình bị bệnh.Dùng thuốc giảm cân hoặc thuốc xổ.
Diễn đàn chiều cuối tuần - Happy Weekend...
http://chieucuoituan.com/threads/182100-Roi-loan-an-uong-trong-thai-ky-rat-nguy-hiem-doi-voi-me-bau?goto=newpost
0 Nhận xét
Đăng nhận xét