Hoan thien ky nang giao tiep cua tre tu khi 3 tuoi

Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ từ khi 3 tuổi
Để hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện của trẻ đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, cha mẹ cần có những phương pháp chăm sóc khoa học kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

3-6 tuổi là cột mốc rất quan trọng cho việc phát triển khả năng học hỏi, hình thành và phát triển tính cách, kỹ năng giao tiếp của trẻ. Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trẻ có thể cảm nhận và thể hiện những cảm xúc vui buồn khi 3-4 tuổi. Sang 5 tuổi, trẻ thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc của mình ở những mức độ khác nhau. Lúc này, trẻ biết tư duy, suy nghĩ về những điều cần hỏi. Vốn từ vựng tăng nhanh giúp trẻ có thể diễn đạt tình cảm và ý tưởng gần giống người lớn. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ không lời khi giao tiếp khi 6 tuổi.

Sự phát triển và hoàn thiện chức năng não bộ liên quan mật thiết tới tốc độ dẫn truyền thông tin ở tế bào thần kinh, đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh và chính xác. Tốc độ dẫn truyền thông tin nhanh giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, học hỏi. Cha mẹ cần chú ý cung cấp cho trẻ dưỡng chất thiết yếu để tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh.

Mắt là nơi tiếp nhận tới 80% thông tin ở trẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng học hỏi, quan sát. Do đó, dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sức khỏe mắt, tăng cường thị giác cũng đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.

Hai dưỡng chất trong sữa mẹ Phospholipid và Lutein có vai trò quan trọng tới sự phát triển não bộ. Phospholipid giúp tối ưu hóa các mối liên kết thần kinh, thiết yếu với chức năng truyền tín hiệu của tế bào giúp trẻ nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác hơn. Lutein đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mắt, như một chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, nơi dễ bị tổn hại bởi ánh sáng. Lutein tập trung với hàm lượng cao ở võng mạc mắt giúp giảm mức độ oxy hóa của DHA ở võng mạc. Trẻ được bổ sung đầy đủ Lutein sẽ được tăng cường thị giác và khả năng học hỏi.

Bên cạnh đó, vai trò giáo dục và sự hỗ trợ của cha mẹ trong giai đoạn cũng rất quan trọng. Trẻ nhận được những kích thích tích cực của môi trường trong những năm tháng đầu đời thông qua các hoạt động vui chơi sẽ giúp phát triển trí tuệ, hình thành những cảm xúc tích cực. Điều này tạo cho trẻ từ kỹ năng phân tích đến các kỹ năng giao tiếp xã hội.


Theo Tập đoàn Abbott



Diễn đàn Cà phê cuối tuần


http://chieucuoituan.com/threads/91754-Hoan-thien-ky-nang-giao-tiep-cua-tre-tu-khi-3-tuoi?goto=newpost

0 Nhận xét